Nắng nóng, làm sao để bảo vệ sức khoẻ cho mẹ bầu và thai nhi?
Mùa hè nắng nóng, các thai phụ rất dễ bị mất nước, sốc nhiệt, nhiễm khuẩn, viêm da, viêm đường hô hấp… gây ảnh hưởng đến bào thai.
Dưới đây là những lưu ý để bảo vệ sức khoẻ mẹ bầu và thai nhi trong mùa nắng nóng.
Tránh mất nước
Trong thời gian mang thai, thân nhiệt của thai phụ sẽ cao hơn mức bình thường, vì vậy lượng nước cung cấp cho cơ thể cũng cần nhiều hơn. Mẹ bầu cần bổ sung đủ số lượng nước cần thiết, tốt nhất là uống từng ngụm nhỏ liên tục. Mồ hôi tiết ra nhiều sẽ làm cơ thể mất nước nghiêm trọng dẫn tới mệt mỏi, kiệt sức, tụt huyết áp, hoa mắt, chóng mặt…
Mùa hè nắng nóng, bà bầu cần chú ý giữ gìn sức khỏe cho bản thân và thai nhi. (Ảnh: Phụ sản HN)
Đề phòng cảm nắng
Video đang HOT
Thời gian mang thai, phụ nữ không nên đi, đứng dưới trời nắng quá lâu, nhất là buổi trưa nhiệt độ tăng cao. Theo các chuyên gia, bà bầu cần tránh ra đường vào thời điểm từ 10h đến 16h vì lúc này tia UV đạt đỉnh, gây nguy hiểm cho sức khoẻ.
Khi có việc phải ra đường, mẹ bầu nên mặc áo quần dài, dễ thấm hút mồ hôi, đội mũ rộng vành. Trong trường hợp đi đường xa, thai phụ lưu ý mang thêm nhiều nước uống. Bà bầu cũng cảnh giác không vào phòng máy lạnh ngay sau khi vừa từ ngoài trời nắng nóng về để tránh thay đổi nhiệt độ đột ngột, dễ bị cảm nắng hoặc nặng hơn là đột quỵ.
Hạn chế thực phẩm chiên xào nhiều mỡ
Những loại thực phẩm chiên xào dầu mỡ có chứa một lượng phèn chua nhất định có tác dụng không tốt đến thai nhi, đồng thời làm tăng nhiệt độ bên trong cơ thể gây nên những bệnh lý không tốt cho thai phụ.
Nên ăn những món ăn thanh mát
Mẹ bầu được khuyến cáo nên bổ sung ít nhất 300gr rau xanh, 200gr trái cây tươi hàng ngày mới đủ đáp ứng nhu cầu của cả cơ thể mẹ lẫn thai nhi. Với mục đích giải nhiệt cơ thể, mẹ bầu nên ưu tiên các loại trái cây ít ngọt, chứa nhiều nước thì hiệu quả giải nhiệt sẽ tốt hơn như bưởi, cam, quýt, thanh long, dưa gang… Bà bầu tuyệt đối không ăn nhiều những trái cây gây nóng như vải, nhãn, mít…
Bà bầu 21 tuần đã chuyển dạ, khẩn cấp khâu eo tử cung giữ thai
Thai phụ N. là trường hợp rất đặc biệt khi thực hiện khâu vòng cổ tử cung vào thời điểm mang thai ở tuần thứ 21 và đã có dấu hiệu chuyển dạ.
Vừa qua, các bác sĩ khoa Sản 1 - Bệnh viện Sản Nhi tỉnh Phú Thọ đã thực hiện khâu vòng tử cung cấp cứu, giữ thai thành công cho một thai phụ mang thai 21 tuần có dấu hiệu chuyển dạ.
Chị K.T.N (38 tuổi, trú tại Sơn Vi, Lâm Thao, Phú Thọ) vào viện trong tình trạng đau bụng, ra nhầy hồng âm đạo, cổ tử cung đã mở hơn 2cm, túi ối sa một phần khỏi cổ tử cung, chưa vỡ.
Sau khi thăm khám, các bác sĩ tiến hành hội chẩn và người bệnh ngay lập tức được chỉ định khâu vòng cổ tử cung cấp cứu kết hợp truyền giảm co tích cực.
Bác sĩ Nguyễn Thị Diến - Phó trưởng khoa Sản 1 trực tiếp thực hiện khâu vòng cổ tử cung cho thai phụ. Sau khoảng 30 phút, thủ thuật được thực hiện thành công, đảm bảo được an toàn cho mẹ bầu và thai nhi.
Hình ảnh trên siêu âm trước và sau khi khâu eo tử cung cho thai phụ N.
BS. Diến cho biết, thông thường, các trường hợp thai phụ có tình trạng hở eo tử cung sẽ được khâu vòng cổ tử cung khi thai nhi được 14-16 tuần tuổi. Tuy nhiên, thai phụ N. là trường hợp rất đặc biệt khi thực hiện khâu vòng cổ tử cung vào thời điểm mang thai ở tuần thứ 21 và đã có dấu hiệu chuyển dạ. Việc thực hiện thành công kỹ thuật này sẽ mở ra hướng mới tích cực trong điều trị nhiều nhóm bệnh nhân có nguy cơ sinh non, sảy thai sớm.
Sau khi được can thiệp và điều trị hỗ trợ, hiện tại, sức khỏe chị N. ổn định, có dấu hiệu phục hồi tốt và có thể ra viện trong vài ngày tới.
Bác sĩ Diến thăm khám cho thai phụ N. sau khi thực hiện khâu eo cổ tử cung.
Khâu eo tử cung có an toàn?
Hở eo tử cung là nguyên nhân quan trọng nhất gây sẩy thai, có thể gặp từ khoảng tháng thứ 4 đến tháng thứ 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, đa số thai phụ bị hở eo tử cung có thể giữ thai đến khi sinh nhờ thủ thuật khâu eo cổ tử cung.
Theo BS. Diến, khâu eo cổ tử cung là một dạng thủ thuật xâm lấn dùng chỉ khâu để làm khít vết hở ở cổ tử cung, giúp ngăn ngừa tình trạng sinh non ở những phụ nữ mang thai có nguy cơ bị sảy thai cao.
Khâu eo cổ tử cung khi mang thai không hề làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi và được diễn ra khá nhanh chóng nên mẹ bầu không cần phải quá lo lắng. Sau khi khâu xong, mẹ bầu cần phải ở lại bệnh viện để theo dõi, kiểm tra các cơn gò, tình trạng đau bụng, ra máu, ra dịch... Khi không có những dấu hiệu chuyển dạ và sức khỏe bình thường thì người bệnh có thể xuất viện về nhà.
Virus SARS-CoV-2 ảnh hưởng như thế nào đến mẹ bầu và thai nhi? Tình trạng viêm phổi do virus ở phụ nữ mang thai làm tăng nguy cơ sinh non, thai chậm phát triển và tử vong chu sinh... Thai phụ mắc Covid-19 có triệu chứng cũng có nguy cơ mắc bệnh thể nặng hơn. Virus SARS-CoV-2 có khả năng lây truyền từ động vật sang người và trực tiếp từ người sang người qua giọt...