Nắng nóng khắc nghiệt trên cả nước, hàng chục trạm đo vượt 40 độ
Có đến 23 trạm đo của cơ quan khí tượng cho kết quả nhiệt độ trên 40 độ C vào lúc 13h trưa nay (27/4).
Các chuyên gia nhận định, hôm nay chưa phải là ngày nắng nóng nhất đợt này.
Chiều 27/4, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, khu vực Sơn La, Hòa Bình và từ Thanh Hóa đến Phú Yên có nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ lúc 13h phổ biến 38-40 độ, có nơi trên 41 độ như: Yên Châu (Sơn La) 41.5 độ, Tương Dương (Nghệ An) 41.6 độ, Ba Đồn (Quảng Bình) 41.6 độ, Đông Hà (Quảng Trị) 42.1 độ, Tp Huế (T.T.Huế) 41.4 độ, Ba Tơ (Quảng Ngãi) 41.3 độ,…độ ẩm tương đối lúc 13h phổ biến 30-35%.
Khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ cũng ghi nhận nền nhiệt ở nhiều nơi quanh ngưỡng 39 độ như: Phố Ràng (Lào Cai) 38.8 độ, Láng (Hà Nội) 39.4 độ, Phủ Lý (Hà Nam) 40.6 độ, Đồng Phú (Bình Phước) 39.2 độ…
Ngoài ra, khu vực từ Khánh Hòa đến Bình Thuận và Tây Nguyên có nắng nóng, có nơi nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt với nhiệt độ lúc 13h phổ biến 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Đáng chú ý, trong 37 trạm đo có nhiệt độ trên 39 độ thì có đến 23 trạm ghi nhận mức nhiệt cao trên 40 độ. Trong đó, cao nhất là Quảng Trị 42.1 độ, tất cả các điểm đo ở Quảng Bình gồm Tuyên Hóa, Đồng Hới, Ba Đồn đều trên 40 độ. 4 trạm đo của Hòa Bình cũng trên 40 độ gồm Mai Châu, Chi Nê, Lạc Sơn và TP Hòa Bình.
Nắng nóng khắc nghiệt diễn ra trên khắp cả nước. Ảnh minh họa: Nam Khánh
Thừa Thiên Huế ghi nhận 2 điểm trên 40 độ là TP Huế và Nam Đông. Tỉnh Hà Tĩnh cũng có 3 điểm trên 40 độ. Riêng tại Hà Nội, hai trạm Ba Vì và Láng ghi nhận nhiệt độ lần lượt là 39.2 và 39.4 độ.
Cơ quan khí tượng lưu ý, nhiệt độ dự báo trong các bản tin nắng nóng và nhiệt độ cảm nhận thực tế ngoài trời có thể chênh lệch từ 2-4 độ, thậm chí có thể cao hơn phụ thuộc vào các điều kiện mặt đệm như bê tông, đường nhựa. Điều này đồng nghĩa nhiệt độ ngoài trời ở nhiều nơi có thể lên đến 44-45 độ, nắng nóng cực kỳ gay gắt.
TS Nguyễn Ngọc Huy, chuyên gia về biến đổi khí hậu và cảnh báo thiên tai nhận định, đợt nắng nóng này có thể vượt kỷ lục từng được ghi nhận ở một số trạm đo khu vực Bắc Trung Bộ. Và hôm nay chưa phải là ngày nắng nóng nhất.
Cơ quan khí tượng dự báo, ngày 28-29/4, khả năng là cao điểm của nắng nóng. Nền nhiệt khu vực Sơn La, Hòa Bình và từ Thanh Hóa đến Phú Yên tăng tiếp 1 độ so với hôm nay, cao nhất ở mức từ 38-41 độ, có nơi trên 41 độ; độ ẩm tương đối thấp nhất từ 30-35%.
Khu vực Bắc Bộ và Nam Bộ từ 35-39 độ, có nơi trên 39 độ. Từ Khánh Hòa đến Bình Thuận và Tây Nguyên duy trì mức từ 35-37 độ, có nơi trên 37 độ.
Video đang HOT
Theo bảng nhiệt độ dự báo trên của khu vực Hà Nội, ngày 29/4 mức nhiệt đạt cao nhất 40 độ. Nguồn: NCHMF cập nhật lúc 16h ngày 27/4
Nhiệt độ Quảng Trị 3 ngày tới, mức cao nhất liên tục ở ngưỡng 42-43 độ. Nguồn: NCHMF cập nhật 16h ngày 27/4
Đợt nắng nóng và nắng nóng gay gắt trên cả nước kéo dài đến khoảng ngày 30/4, từ 1-2/5, nắng nóng có khả năng giảm dần.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Hưởng, Trưởng phòng Dự báo thời tiết, Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia cho biết, kỳ nghỉ lễ 30/4-1/5 năm nay kéo dài 5 ngày (27/4-1/5) và thời tiết tương đối đặc biệt khi cả nước cùng xảy ra hiện tượng nắng nóng. Theo thống kê, 10 năm qua, chưa có năm nào cả 3 miền cùng xảy ra nắng nóng trong giai đoạn này.
Chủ động bảo vệ sức khỏe, phòng tránh nắng nóng khắc nghiệt
Cơ quan khí tượng cảnh báo, do ảnh hưởng của nắng nóng gay gắt và đặc biệt gay gắt kết hợp với độ ẩm trong không khí giảm thấp nên có nguy cơ xảy ra cháy nổ và hỏa hoạn ở khu vực dân cư do nhu cầu sử dụng điện tăng cao và nguy cơ xảy ra cháy rừng. Ngoài ra, nắng nóng còn có thể gây tình trạng mất nước, kiệt sức, đột qụy do sốc nhiệt đối với cơ thể người khi tiếp xúc lâu với nền nhiệt độ cao.
Để bảo vệ sức khỏe và chủ động phòng chống dịch, bệnh trong mùa nắng nóng, người dân cần hạn chế đi ra ngoài trời nắng trong những ngày nắng nóng, đặc biệt trong khoảng thời gian từ 10-16.
Những người đang ở trong phòng điều hòa nhiệt độ thấp không nên đi ra ngoài trời nắng đột ngột mà cần phải có một khoảng thời gian để cơ thể thích nghi với môi trường bên ngoài bằng cách tăng nhiệt độ điều hòa trong phòng hoặc ngồi nghỉ trong bóng mát trước khi ra ngoài trời. Mặc quần áo sáng màu, thoáng mát, thấm mồ hôi.
Đồng thời, cần tăng cường ăn các loại rau xanh và hoa quả, nên có món canh trong bữa ăn hàng ngày. Đặc biệt cần uống tối thiếu 1,5 – 2 lít nước/ngày. Rèn luyện thân thể để nâng cao sức đề kháng và sức chống chịu của bản thân với điều kiện thời tiết nắng nóng…
Người đề xuất 'lập đàn cầu mưa' nói gì?
Ông Lê Minh Hoàng cho biết: "Tôi đã cầu mưa cho các tỉnh toàn quốc đã mấy mươi năm nay.
Thường tôi đến nơi bị hạn hán xin gặp chính quyền và người dân nơi đó và cầu xin làm mưa. Sau khi cầu xin thì có mưa".
Những ngày gần đây, trên các trang mạng xã hội lan truyền văn bản có chữ ký của TS Nguyễn Hoàng Điệp, Giám đốc Trung tâm Dịch thuật, Dịch vụ văn hóa và khoa học - công nghệ (CTCS), gửi Chi cục Thủy lợi TP.HCM giới thiệu ông Lê Minh Hoàng người có khả năng cầu mưa. Tuy nhiên, theo các chuyên gia khí tượng, việc lập đàn cầu mưa là hoàn toàn không có căn cứ.
Lập đàn cầu mưa là không có căn cứ
Văn bản gửi Chi cục Thủy lợi ngày 2-4 mà TS Nguyễn Hoàng Điệp ký tên có nội dung về việc giới thiệu ông Lê Minh Hoàng (57 tuổi, cư ngụ TP Hà Nội) người có khả năng cầu mưa nhưng chưa được kiểm chứng.
Văn bản gửi Chi cục Thủy lợi về việc cầu mưa.
"Sau 2 lần gặp gỡ trực tiếp tôi, anh Hoàng có nhờ cơ quan (CTCS) giới thiệu anh với các tỉnh phía Nam đang bị hạn hán khô cằn nặng và anh nói có khả năng cầu mưa có hiệu quả. Song thực tế vấn đề này chúng tôi chưa được kiểm chứng nhưng rất xót xa dằn vặt về việc nạn hạn hán thất bát mùa màng của một số tỉnh phía Nam nên tôi giới thiệu với Quý Cục về anh Lê Minh Hoàng.
Nếu quả thực anh Minh Hoàng có khả năng kỳ diệu ấy thì đất nước ta gặp phúc và các tỉnh phía Nam đang gặp hạn được cứu hạn. Song một lần nữa chúng tôi xin nhấn mạnh anh Lê Minh Hoàng có khả năng cầu mưa được hay không là chúng tôi chưa khẳng định và phủ định"- văn bản nêu rõ.
Trao đổi với PV PLO ông Nguyễn Hoàng Điệp xác nhận là có ký văn bản để giới thiệu trường hợp ông Lê Minh Hoàng, tuy nhiên ông cho rằng ông vẫn chưa kiểm chứng được khả năng của ông Hoàng có thật hay không.
"Tôi khẳng định là tôi chưa kiểm chứng được năng lực thật sự của anh Hoàng. Tuy nhiên, qua hai lần gặp gỡ, anh Hoàng có kể về quá khứ của anh điển hình như anh đưa ra thông tin là đã cầu mưa cho nhiều nơi và có kết quả, có ý kiến của người dân công nhận. Tuy nhiên, những thông tin này cũng không có xác nhận của chính quyền địa phương. Anh Hoàng tự giới thiệu có khả năng cầu mưa nên tôi mới giới thiệu, nếu anh này có khả năng cầu mưa thì đây là điều tốt cho người dân"- ông Nguyễn Hoàng Điệp thông tin.
Chúng tôi cũng trao đổi với ông Lê Minh Hoàng, ông cho biết: "Tôi đã cầu mưa cho các tỉnh toàn quốc đã mấy mươi năm nay. Thường tôi đến nơi bị hạn hán xin gặp chính quyền và người dân nơi đó và cầu xin làm mưa. Sau khi cầu xin thì có mưa".
Liên hệ với lãnh đạo Chi cục Thủy lợi TP.HCM, vị này cho biết có nhận được văn bản nêu trên nhưng phía Chi cục vẫn chưa phúc đáp.
Theo một chuyên gia khí tượng thủy văn, việc lập đàn cầu mà có mưa là không có căn cứ. "Có mưa hay không phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau chứ không phải cầu là có". |
Khi nào TP.HCM có mưa?
Theo báo cáo từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, mùa nắng nóng năm 2024 kết thúc muộn với thời kỳ nắng nóng kéo dài hơn trung bình nhiều năm (TBNN).
Mưa ở TP.HCM khả năng sẽ đến muộn hơn trung bình nhiều năm.
Dự báo mùa mưa ở Nam Bộ, trong đó có TP.HCM khả năng sẽ bắt đầu trong khoảng thời gian xấp xỉ đến muộn hơn TBNN, từ khoảng 10-5 đến 20-5 (TBNN từ 29-4 đến 10-5). Tổng lượng mưa trong mùa mưa cao hơn TBNN khoảng 5-15%, tập trung vào nửa cuối mùa mưa, từ tháng 7 đến tháng 11.
"Năm nay khả năng sẽ có những đợt mưa lớn diện rộng kéo dài nhiều ngày, đặc biệt là ở các tỉnh Miền Tây Nam Bộ (Cà Mau, Kiên Giang...). Sau khi mùa mưa bắt đầu là thời kỳ hoạt động mạnh của gió mùa Tây Nam và La Nina nên những đợt giảm mưa trong mùa mưa hầu hết là không rõ ràng.
Mưa vẫn còn xảy ra ở một vài nơi và thời gian giảm mưa không dài, chỉ khoảng 3-5 ngày. Kết thúc mùa mưa muộn hơn trung bình (khoảng cuối tháng 11) "- thông tin từ Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ cho hay.
Điều kiện để xảy ra mưa Ông Lê Đình Quyết, Trưởng phòng dự báo, Đài Khí tượng Thủy văn khu vực Nam Bộ, cho biết việc có xảy ra hiện tượng mưa (giáng thủy) phải có các điều kiện. Cụ thể là bầu trời phải có mây, loại mây đối lưu dễ xảy ra mưa, hoặc các loại mây tầng thấp, mà điều kiện hình thành mây tầng thấp thì quá trình bốc hơi liên tục xảy ra, độ ẩm không khí phải cao, mặt đất có nhiệt độ cao. Tuy nhiên, càng lên cao nhiệt độ càng giảm, khối không khí đạt tới trạng thái bão hòa, quá trình ngưng kết xảy ra, hạt mây đủ lớn, trọng lượng những hạt mây thắng được lực dòng thăng, mưa sẽ xảy ra. Trong tầng đối lưu độ ẩm càng cao, hạt nhân ngưng kết (sol khí) càng nhiều, khi đó mưa càng dễ xảy ra. Ông Quyết cho hay, thời điểm hiện tại, TP.HCM và khu vực Nam Bộ, hình thế thời tiết tác động, đó là trên cao áp cao Tây Thái Bình Dương khống chế khu vực Nam Trung Bộ, dưới tầng thấp, áp thấp nóng phía Tây hoạt động mạnh, lấn về phía Đông Nam, làm cho cả khu vực Nam Trung bộ, Tây Nguyên, Nam Bộ đều nằm trong trường phân kỳ. Quá trình hình thành mây tầng thấp rất kém, bầu trời chủ yếu mây tầng trung hoặc tầng cao, gió chủ đạo gió Tây Bắc, lượng ẩm từ biển cũng không thuận lợi đẩy vào đất liền, do đó thời tiết chủ đạo ban ngày trời nắng, nắng nóng. "Với những điều kiện nhiệt độ không khí cao, không khí rất khô (độ ẩm không khí thấp), ban ngày chỉ 30-35%, rất xa với điều kiện thuận lợi hình thành mây gây mưa (độ ẩm không khí phải từ 89-90%) thì không thể có mưa"- ông Quyết chia sẻ. |
Người được giới thiệu cầu mưa cho TP.HCM nói sẽ dùng cách cầu nguyện, sau 4 ngày sẽ có mưa Sáng 14-4, ông Lê Minh Hoàng, người được tiến sĩ Nguyễn Hoàng Điệp giới thiệu với Chi cục Thủy lợi TP.HCM về khả năng cầu mưa, cho biết từng cầu cho lúa ở Hà Nội bớt ngã đổ vì gió. Nam Bộ đang giai đoạn nắng nóng đỉnh điểm - Ảnh: LÊ PHAN Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 14-4, ông Hoàng...