Nắng nóng đặc biệt gay gắt: Dấu hiệu kiệt sức do nhiệt mọi người đừng bao giờ bỏ qua
Mùa hè là thời điểm nóng nhất trong năm và cũng là lúc các bệnh liên quan tới nhiệt trở nên phổ biến.
Từ ngày 22/6 đến ngày 24/6, tại các tỉnh Bắc Bộ, Trung Bộ sẽ tiếp tục có nắng nóng, thậm chí nắng nóng gay gắt với nền nhiệt độ từ 36 – 39 độ C, thậm chí có nơi lên trên 39 độ C. Riêng khu vực Bắc và Trung Trung Bộ có nền nhiệt độ, nắng nóng đặc biệt gay gắt, với nhiệt độ từ 37 – 40 độ C, có nơi từ 41 – 42 độ C.
Hà Nội cũng sẽ chịu ảnh hưởng của nắng nóng, với nền nhiệt trung bình từ 37 – 39 độ C, thậm chí có nơi trên 39 độ C.
Theo báo cáo của Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), nhiệt độ cao gây ra 618 ca tử vong mỗi năm ở Mỹ. Trên thực tế, các vấn đề sức khỏe liên quan tới nhiệt hoàn toàn có thể tránh được. Tình trạng này xảy ra khi cơ thể không có khả năng tự làm mát. Thông thường, đổ mồ hôi giúp điều hòa nhiệt độ và nếu môi trường xung quanh quá oi bức, quá trình tự làm mát này sẽ chịu ảnh hưởng.
Nguyên nhân gây kiệt sức do nhiệt
Những người thường xuyên tập thể dục ngoài trời nắng dễ phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe liên quan tới nhiệt độ cao.
Sốc nhiệt và kiệt sức do nhiệt là 2 bệnh nguy hiểm liên quan tới nhiệt độ cao, có thể dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng. Sốc nhiệt xảy ra do cơ thể mất khả năng kiểm soát nhiệt độ và quá trình làm mát thông qua đổ mồ hôi không đem lại hiệu quả. Theo CDC, khi gặp phải tình trạng này, nhiệt độ cơ thể có thể tăng tới 41 độ C chỉ trong 10 phút và gây tử vong hoặc tổn thương vĩnh viễn nếu không được điều trị kịp thời. Trái lại, kiệt sức do nhiệt không nguy hiểm bằng sốc nhiệt, thường xảy ra sau vài ngày tiếp xúc với nhiệt độ cao và không bổ sung đủ nước.
Mặc dù mọi người đều có thể bị kiệt sức vì nắng nóng, tình trạng này phổ biến nhất ở người lớn tuổi và mắc huyết áp cao. Samantha Smith, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ y học thể thao tại Trường Y Yale cho biết, cơ thể sản sinh ra lượng nhiệt gấp 20 lần bình thường khi tập thể dục. Do đó, những người thường xuyên vận động dưới trời nóng có nguy cơ cao phải đối mặt với các vấn đề sức khỏe liên quan tới nhiệt độ cao.
Những người thừa cân, đang mang thai, uống rượu hoặc mắc một số bệnh như bệnh tim mạch cũng cần lưu ý tới sức khỏe của bản thân khi làm việc trong môi trường nóng. Ngoài ra, sử dụng một số loại thuốc cũng có khả năng làm tăng độ nhạy cảm của cơ thể đối với nhiệt độ cao.
Dấu hiệu nhận biết kiệt sức do nắng nóng
Nếu không được điều trị, kiệt sức do nhiệt có thể phát triển thành sốc nhiệt vô cùng nguy hiểm.
May thay, kiệt sức do nhiệt có một số dấu hiệu nhận biết và nếu để ý, bạn có thể dễ dàng ngăn ngừa tình trạng này. Những triệu chứng chủ yếu bao gồm đổ nhiều mồ hôi, xanh xao, chuột rút, mệt mỏi, chóng mặt, đau đầu, buồn nôn, nôn và ngất xỉu.
Nếu gặp phải bất kỳ triệu chứng kiệt sức do nhiệt nào ở trên, bác sĩ Smith khuyên, bạn nên làm mát cơ thể càng nhanh càng tốt. Hãy bắt đầu bằng việc nghỉ ngơi ở nơi mát mẻ, có bóng râm, nằm ngửa và kê hai chân lên cao hơn so với trái tim. Nếu có thể, mọi người nên tắm nước mát hoặc đắp khăn ướt lên da. Bạn cũng đừng quên cởi bỏ bớt quần áo để không khí dễ lưu thông.
Biện pháp ngăn ngừa kiệt sức do nắng nóng
Video đang HOT
Mọi người đừng đợi cho tới khi khát thì mới uống nước.
Giữ nước là yếu tố quan trọng để đảm bảo quá trình tự làm mát của cơ thể diễn ra bình thường. Hãy tăng cường nước hoặc nước uống thể thao và tránh sử dụng đồ uống chứa cafein, có cồn vì chúng dễ gây mất nước. Các chuyên gia cũng lưu ý uống ít nhất hai cốc nước trước khi bắt đầu tập thể dục ngoài trời khoảng nửa giờ và uống một cốc sau mỗi 30 phút vận động. Nếu thực hiện các bước này không đem lại hiệu quả, những triệu chứng vẫn tiếp diễn sau hơn một giờ hoặc chuyển biến xấu đi, bạn cần đi cấp cứu ngay lập tức.
Trên thực tế hiện nay cũng có không ít cách ngăn ngừa kiệt sức do nhiệt như mặc quần áo thoáng mát khi ra ngoài trời nóng. Nếu bạn phải vận động trong môi trường có nhiệt độ cao, hãy bổ sung chất lỏng thường xuyên. Những người khỏe mạnh có thể thích nghi với việc tập luyện và sống trong môi trường nóng. Tuy nhiên, điều này cần một chút thời gian, tối thiểu là 5 ngày.
Việc làm quan trọng khác là lưu ý tới thời tiết trong ngày và lựa chọn khoảng thời gian phù hợp. Hãy cố gắng tập thể dục vào thời điểm mát mẻ như buổi sáng hoặc buổi tối. Đồng thời, mọi người đừng quên tăng cường nước và thay quần áo ướt mồ hôi sau khi kết thúc tập luyện. Nhìn chung, theo bác sĩ Smith, hãy chú ý đến cơ thể của bạn, đặc biệt là trong môi trường nóng và ẩm ướt.
Nắng nóng khắc nghiệt, người dân dễ mắc bệnh gì?
Những ngày gần đây, thời tiết nắng nóng đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của người dân. Để giúp người dân chủ động bảo vệ sức khỏe, BS. CKII Nguyễn Đặng Khiêm - Trưởng Khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị - đã đưa ra khuyến cáo về những bệnh lý thường gặp khi nhiệt độ môi trường tăng cao.
BS. CKII Nguyễn Đặng Khiêm thăm khám cho bệnh nhân tại khoa Cấp cứu, Bệnh viện Hữu Nghị. Ảnh: Minh Thúy
Theo BS. Nguyễn Đặng Khiêm, nhiệt độ thích hợp nhất đối với cơ thể người là khoảng 25 độ C. Trong khoảng từ 20-30 độ C, cơ thể sẽ điều chỉnh nhiệt độ để thích nghi với môi trường nhờ có hệ thống điều hòa thân nhiệt với trung tâm nằm ở vùng dưới đồi thị hoạt động cùng với các cơ quan khác (da, các tuyến mồ hôi và các mạch máu) giúp làm ấm hoặc làm mát cơ thể khi cần.
Trung tâm điều nhiệt giúp cơ thể thích nghi với sự thay đổi nhiệt độ trong một khoảng nhất định. Tuy nhiên, khi nhiệt độ vượt quá ngưỡng, quá lạnh hoặc quá nóng, cơ thể sẽ xuất hiện những rối loạn nhất định do vượt quá khả năng hoạt động của trung tâm điều nhiệt.
BS. Khiêm cho hay: "Cảm nắng" là từ gọi chung trong dân gian đối với tất cả các bệnh lý do thời tiết nắng nóng gây ra. Dưới đây là một số bệnh lý người dân thường gặp khi thời tiết nắng nóng thất thường.
Phù do nhiệt
Triệu chứng này xuất hiện khi người dân thay đổi môi trường như đi du lịch đến nơi có thời tiết nắng nóng hơn nhiều so với nơi ở thường ngày, ở trong phòng máy lạnh lâu và đột ngột di chuyển ra môi trường nắng nóng.
Phù chân. Ảnh: Internet
Biểu hiện của bệnh là phù ở phần thấp cơ thể như ở mắt cá, bàn chân. Nguyên nhân là do mạch máu giãn ra để thải nhiệt, gây ra phù. Sau khi cơ thể đã có sự thích nghi nhất định (thường trong thời gian vài giờ hay một vài ngày) thì triệu chứng sẽ mất đi. Ngoài ra chúng ta có thể kê cao chân khi ngủ để mạch máu lưu thông bình thường. Ở mức độ này thì không cần dùng thuốc.
Thực tế, nhiều người uống thuốc lợi tiểu để giảm phù, điều này không có lợi mà còn có thể gây bất lợi cho cơ thể do làm tăng tình trạng thiếu nước. Bởi thời tiết nắng nóng đã làm cơ thể mất đi một lượng nước nhất định. Nếu dùng thuốc lợi tiểu thì cơ thể sẽ mất nước nhiều hơn.
Phát ban do nhiệt
Nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng phát ban là do những vùng da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, nhiệt độ cao bên ngoài khiến tuyến mồ hôi của da bị tắc, mồ hôi không thể thoát ra để bay hơi, gây viêm da. Bệnh thường có biểu hiện với rất nhiều những nốt nhỏ nổi trên mặt da, màu đỏ, gây cảm giác như kim châm, ngứa.
Phát ban do nhiệt. Ảnh: Internet
Sau một thời gian, da sẽ phục hồi, không cần điều trị đặc hiệu. Nếu bị ngứa nhiều, người dân có thể dùng các loại thuốc chống dị ứng thông thường, hạn chế tiếp xúc với ánh nắng. Sau đó, cơ thể sẽ tự điều chỉnh và các triệu chứng sẽ biến mất. BS. Khiêm nhấn mạnh người dân cần phân biệt phát ban do nhiệt với bỏng. Bỏng là do tiếp xúc ánh nắng lâu hơn như các vùng da bị đỏ, sưng rộp, có thể có phỏng nước, đau rát.
Chuột rút do nhiệt
Bệnh thường xuất hiện ở những người lao động nặng hoặc những vận động viên phải tập luyện với cường độ cao. Khi cơ thể vận động với cường độ mạnh và sinh nhiệt, gặp nhiệt độ môi trường cao sẽ dễ gây chuột rút do nhiệt.
Chuột rút. Ảnh minh họa.
Biểu hiện của chuật rút do nhiệt là đau đột ngột, cảm giác co cứng ở các cơ của thành bụng, đặc biệt ở các bắp đùi, cẳng chân. Các triệu chứng này xuất hiện do khi cơ thể hoạt động nặng, các cơ phải làm việc liên tục với cường độ mạnh đi kèm tình trạng bị mất nước, muối và các chất điện giải qua mồ hôi quá nhiều, dẫn đến tình trạng căng cơ.
Để khắc phục tình trạng này, người dân có thể sử dụng các loại thuốc giảm đau thông thường, nghỉ ngơi, di chuyển đến nơi thoáng mát, bù nước có muối khoáng. BS. Khiêm lưu ý người dân không sử dụng nước lọc khi bị chuột rút do nhiệt vì nước không thể đáp ứng nhu cầu mất muối và nước của cơ thể. Nên sử dụng nước có muối khoáng như các dung dịch nước điện giải trị tiêu chảy, nước chanh có pha muối, đường,... Sau khi nghỉ ngơi, bù nước các triệu chứng sẽ tự giảm dần và hồi phục hoàn toàn.
Ngất xỉu do nhiệt
Ngất xỉu do nhiệt thường gặp ở những người đi du lịch trong mùa hè, đi lại lâu trong thời tiết nắng, leo núi, di chuyển nhiều, tập quân sự,... từ đó gây ra tình trạng tăng tiết mồ hôi làm mất muối và nước ở mức độ nhiều. Đến một ngưỡng nhất định mà không được bổ sung kịp thời sẽ làm cho khối lượng nước trong lòng mạch máu sụt giảm gây tụt huyết áp, đặc biệt ở tư thế đứng làm giảm lưu lượng máu đi lên não sẽ gây ra triệu chứng ngất xỉu. Ngất xỉu thường kèm theo các biểu hiện khác như: lú lẫn, chóng mặt, hoa mắt, đau đầu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, tiểu ít, nước tiểu cô đặc,...
Ngất xỉu. Ảnh minh họa.
Do đó, vai trò của việc sơ cứu trong trường hợp này rất quan trọng. BS. Khiêm khuyến cáo nên cho người bị ngất xỉu nằm đầu thấp; di chuyển đến vùng có không khí thoáng mát; nới rộng áo quần; bù nước có muối khoáng. Sau đó, theo dõi khoảng 30 phút, nếu người bệnh ổn định thì không cần phải đến bệnh viện.
Kiệt sức do nhiệt
Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do cơ thể mất muối và nước trong thời gian dài. Người bệnh tiết mồ hôi rất nhiều, có cảm giác ớn lạnh, da lạnh và ẩm ướt, mạch nhanh, đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, nôn, chuột rút, mệt mỏi, ngất xỉu,...
Kiệt sức. Ảnh minh họa.
Người bệnh cần được phát hiện và xử trí kịp thời bằng các biện pháp như: Ngưng các hoạt động; chuyển sang nơi thoáng mát, bù nước, muối khoáng bằng các dung dịch phù hợp để cơ thể có khả năng phục hồi hoàn toàn.
Nếu vẫn tiếp tục hoạt động hay không thể di chuyển qua môi trường khác thì sẽ gây ra hiện tượng đột quỵ do nhiệt. Tai biến này là thể bệnh nặng nhất của các bệnh lý do tăng nhiệt độ gây ra.
Sốc
Sốc do nhiệt là tình trạng xảy ra khi cơ thể bị quá nóng, thường là hậu quả do ở lâu hay tập thể lực căng thẳng ở nơi có nhiệt độ cao. Nguyên nhân là do bị mất muối và nước kéo dài đi kèm với hoạt động quá tải của trung tâm điều hòa thân nhiệt. Là hình thái nặng nhất của các tai biến do nhiệt, xảy ra khi thân nhiệt lên tới 40 độ C hay cao hơn.
Sốc do nhiệt. Ảnh minh họa.
Sốc do nhiệt có tỷ lệ tử vong tương đương với đột quỵ do tim hay đột quỵ do não. Tăng thân nhiệt kéo dài sẽ gây tổn thương cho hệ tim mạch, hô hấp, gan, thận và đặc biệt là hệ thần kinh với các triệu chứng như: đau đầu, chóng mặt, buồn nôn, lơ mơ, rối loạn tri giác, co giật và thậm chí hôn mê.
Làm gì để phòng bệnh khi thời tiết nắng nóng, giao mùa?
Để phòng ngừa các bệnh lý do thời tiết nắng nóng hay thời điểm lúc giao mùa gây ra, khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài hay môi trường có nhiệt độ cao, BS. Nguyễn Đặng Khiêm khuyến cáo mỗi người dân cần mặc quần áo dài tay, thoáng mát, đội nón rộng vành, hạn chế thời gian tiếp xúc với ánh nắng gay gắt trong thời gian từ 10h đến 16h. Nếu bắt buộc phải làm việc hay hoạt động trong môi trường nhiệt độ cao thì nên mỗi giờ một lần chuyển sang nơi có không khí mát mẻ, nghỉ ngơi khoảng 15 phút, sau đó trở lại với công việc.
BS. CKII Nguyễn Đặng Khiêm thăm hỏi tình hình sức khỏe của bệnh nhân. Ảnh: BVCC
Người dân cần chủ động uống nước, không nên đợi đến lúc khát nước mới uống. Chúng ta nên uống các loại nước có muối khoáng như các dung dịch nước điện giải trị tiêu chảy, nước chanh có pha muối, đường,...
Ngoài ra, người dân cần lưu ý các bệnh lý về đường hô hấp. Nguyên nhân chính là do mọi người có xu hướng ở trong phòng máy lạnh quá lâu, sử dụng quạt mạnh hoặc ăn uống các loại thức ăn, thức uống lạnh hay có đá. Những hoạt động này vô tình làm khô niêm mạc, khô chất nhầy của đường hô hấp, các vi trùng có lợi cho cơ thể chết đi, tạo điều kiện thuận lợi cho các siêu vi, vi trùng ngoại lai dễ xâm nhập gây các bệnh lý như: nhiễm siêu vi, viêm đường hô hấp trên,...
Không chỉ vậy, khi nhiệt độ tăng cao thì sẽ dẫn đến việc tăng tiết mồ hôi và chất bã nhờn. Đặc biệt là ở trẻ em hay người già cao tuổi mắc các bệnh phải nằm lâu sẽ dễ bị lở loét, các vi nấm mọc nhiều hơn ở các vùng kẽ da như nách, bẹn...
BS. CKII Nguyễn Đặng Khiêm. Ảnh: Minh Thúy
BS. Khiêm khuyến cáo quan điểm "gội đầu trước khi đi ra ngoài nắng sẽ bị nhức đầu, chóng mặt" là không chính xác. Đối với một số phụ nữ có các triệu chứng bệnh lý thần kinh trước đó như đau đầu căng cơ, đau đầu Migraine... việc gội đầu trước khi đi ngoài nắng sẽ dễ gây ra đau đầu, chóng mặt là do nhạy cảm với thay đổi nhiệt độ đột ngột. Còn đối với người bình thường thì hoàn toàn không có vấn đề nói trên.
Ngoài ra, sau khi đi dưới nắng, người dân không nên tắm ngay hoặc tắm thường xuyên. Bởi cơ thể đang ở ngoài nắng, nhiệt độ môi trường khá cao, về nhà tắm ngay dễ dẫn đến sự thay đổi nhiệt độ đột ngột. Do đó, người dân không được tắm ngay mà nên nghỉ ngơi, đợi khô mồ hôi khoảng 30 phút. Ngoài ra, cũng không nên tắm nhiều lần trong ngày để tránh việc cơ thể bị thay đổi nhiệt độ liên tục, không có lợi cho sức khỏe.
8 bệnh mùa hè, bạn chớ nên coi thường! Mùa hè là mùa nóng, khiến bạn đổ mồ hôi nhiều và buộc phải 'sống chung' với cái nóng. Ngộ độc thực phẩm, cơ thể mất nước, sốc nhiệt, ban nhiệt, vàng da, bỏng nắng, bệnh thủy đậu, nhiễm trùng chân... là những bệnh mà bạn cần chú ý đề phòng trong mùa hè nhé! - Ảnh minh họa: Shutterstock Sau đây là...