Nắng nóng cực đoan đồng loạt tấn công 3 nền kinh tế lớn nhất thế giới
Trong hè này, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy những tổn thất mà nắng nóng gây ra đối với nền kinh tế toàn cầu gia tăng nhanh chóng.
Mực nước trên sông Rhine hạ xuống mức thấp kỷ lục. Ảnh: CNN
Theo kênh truyền hình CNN, tình hình thời tiết nắng nóng và hạn hán khắc nghiệt đang gây ra những tổn thất lớn cho Mỹ, châu Âu và Trung Quốc, gây thêm khó khăn cho người lao động và doanh nghiệp trong bối cảnh tốc độ tăng trưởng kinh tế chung đang chậm lại đáng kể và gia tăng sức ép lên giá cả.
Tại tỉnh Tứ Xuyên (Trung Quốc), tất cả các nhà máy đã được lệnh đóng cửa trong 6 ngày để tiết kiệm điện. Những con tàu chở than và hóa chất chật vật trên dòng sông cạn Rhine của Đức để hoàn thành chuyến đi. Còn ở Bờ Tây nước Mỹ, người dân được yêu cầu sử dụng ít điện hơn khi nhiệt độ tăng cao.
“Những diễn biến này tác động khá lớn đến những khu vực bị ảnh hưởng”, Ben May – Giám đốc nghiên cứu kinh tế vĩ mô toàn cầu tại viện nghiên cứu Oxford Economics – nhận xét.
Mức độ ảnh hưởng phụ thuộc vào thời gian mà các đợt nắng nóng và hạn hán kéo dài. Nhưng ở các quốc gia như Đức, các chuyên gia cảnh báo các công ty cần chuẩn bị cho tình huống tồi tệ nhất.
Trên khắp thế giới, các con sông hỗ trợ cho sự tăng trưởng toàn cầu như sông Dương Tử, sông Danube và Colorado đều đang khô cạn, cản trở dòng lưu thông của hàng hóa, ảnh hưởng đến hệ thống tưới tiêu và khiến các nhà máy khó hoạt động hơn.
Cùng lúc, nắng nóng gay gắt cản trở mạng lưới giao thông, kéo căng nguồn cung cấp điện và ảnh hưởng đến năng suất của công nhân.
Video đang HOT
“Những đợt sóng nhiệt này đều nằm trong phán đoán của chúng ta và là một phần xu thế: xảy ra thường xuyên hơn, nghiêm trọng hơn và quy mô toàn cầu”, Bob Ward – Giám đốc truyền thong và chính sách tại Viện Nghiên cứu Grantham thuộc Đại học Kinh tế London – cho hay.
Dòng sông Dương Tử khô hạn tại Trung Quốc. Ảnh: CNN
Trung Quốc đang phải đối mặt với đợt nắng nóng gay gắt nhất trong vòng 6 thập kỷ, với nhiệt độ lên tới 40 độ C ở hàng chục thành phố. Các khu vực tại bang California (Mỹ) ghi nhận nhiệt độ cao lên tới có thể thấy nhiệt độ cao tới 42,7 độ C trong tuần này. Đầu mùa hè, nước Anh lần đầu tiên ghi nhận nhiệt độ lên tới 40 độ C.
Vốn dĩ trước nắng nóng, nền kinh tế toàn cầu đã chịu nhiều sức ép. Châu Âu đứng trước nguy cơ suy thoái cao khi giá năng lượng tăng cao. Lạm phát và các đợt tăng lãi suất đáng kể của Cục Dự trữ Liên bang cũng phần nào gây rủi ro đối với tốc độ tăng trưởng của Mỹ. Trong khi đó, Trung Quốc cũng phải đối mặt với những hậu quả từ các lệnh phong tỏa liên tiếp do COVID-19 và một cuộc khủng hoảng bất động sản trong nước.
“Chúng ta đang ở thời điểm khó khăn nhất trong việc ổn định kinh tế”, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường phát biểu trong tuần này.
Theo chuyên gia May, thời tiết khắc nghiệt có thể làm trầm trọng thêm những khó khăn hiện xảy ra với chuỗi cung ứng. Đây cũng là một trong những nguyên nhân khiến lạm phát khó giảm.
Tỉnh Tứ Xuyên của Trung Quốc là trung tâm của các nhà sản xuất chất bán dẫn và pin Mặt trời. Việc cắt điện luân phiên sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy thuộc một số công ty điện tử lớn nhất thế giới, bao gồm nhà cung cấp Foxconn và Intel của Apple.
Tứ Xuyên cũng là trung tâm của ngành khai thác lithium của Trung Quốc. Việc ngừng hoạt động có thể đẩy giá nguyên liệu thô, thành phần quan trọng trong ắc quy ô tô điện, tăng cao.
Theo tờ The Paper, thành phố Trùng Khánh, nằm ở ngã ba sông Dương Tử và Gia Lăng, cũng đã lệnh cho các nhà máy tạm ngừng hoạt động trong một tuần để tiết kiệm điện.
Với những sự kiện trên, dự báo về nền kinh tế Trung Quốc trong năm nay đã bị cắt giảm. Ngày 18/8, các nhà phân tích Nomura đã cắt giảm dự báo tăng trưởng GDP năm 2022 của Trung Quốc xuống 2,8%, thấp hơn mục tiêu 5,5% của chính phủ. Trong khi đó, Goldman Sachs cũng cắt giảm dự báo xuống 3%.
Tại châu Âu, lượng nước sông Rhine của Đức đã giảm xuống dưới mức tối thiểu, cản trở giao thông của các tàu thuyền. Đây là tuyến đường quan trọng đối với các loại hàng hóa như hóa chất, than, ngũ cốc. Việc tìm kiếm các hình thức vận chuyển thay thế cũng trở nên khó khăn do thiếu lao động.
Theo Carsten Brzeski – phụ trách phòng kinh tế vĩ mô toàn cầu của ING, mực nước thấp trên sông Rhine đã cắt giảm khoảng 0,3 điểm phần trăm sản lượng kinh tế của Đức trong năm 2018. Với tình huống lần này, chuyên gia ước tính mực nước thấp có thể làm giảm GDP ít nhất 0,5 điểm phần trăm trong nửa cuối năm nay.
Tại Tây Mỹ, một đợt hạn hán bất thường đang làm cạn kiệt các hồ chứa lớn nhất trong khu vực, buộc chính phủ liên bang phải thực hiện các biện pháp cắt nước luân phiên. Hạn hán cũng phá hoại mùa màng của người nông dân.
Theo khảo sát của Hiệp hội Cục Nông nghiệp Mỹ, gần 3/4 nông dân Mỹ nói rằng hạn hán năm nay đang ảnh hưởng đến sản lượng, gây tổn thất lớn đối với cây trồng và thu nhập.
Cuộc khảo sát được thực hiện trên 15 tiểu bang từ ngày 8/6 đến ngày 20/7 tại các vùng hạn hán khắc nghiệt, chiếm gần một nửa giá trị sản xuất nông nghiệp của cả nước. Tại bang California – khu vực chuyên trồng cây ăn quả và cây lấy hạt, 50% nông dân cho biết họ phải chặt bỏ cây trồng nhiều năm do hạn hán.
Chuyên gia Ward chỉ ra nếu không có sự đầu tư đáng kể vào việc nâng cấp cơ sở hạ tầng, tổn thất tiếp tục tăng.
Trung Quốc hứng chịu các đợt nắng nóng gay gắt nhất kể từ năm 1961
Ngày 17/8, Trung tâm khí hậu quốc gia Trung Quốc cho hay các đợt nắng nóng xảy ra tại nhiều khu vực ở nước này từ ngày 13/6 vừa qua là những đợt nắng nóng gay gắt nhất kể từ năm 1961 khi Trung Quốc bắt đầu thu thập đầy đủ các dữ liệu khí tượng.
Người dân di chuyển dưới thời tiết nắng nóng tại Phúc Kiến, Trung Quốc ngày 24/7/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo cơ quan trên, tính đến ngày 15/8, Trung Quốc đã trải qua 64 ngày nắng nóng, cao hơn so với kỷ lục 62 ngày ghi nhận năm 2013. Tổng cộng có 262 trạm quan trắc ghi nhận nhiệt độ 40 độ C, thậm chí có 8 trạm ghi nhận nhiệt độ chạm ngưỡng 44 độ C.
Tính từ ngày 1/6 đến ngày 15/8, có tới 12 ngày ghi nhận nhiệt độ lên tới hoặc vượt quá 35 độ C trong ngày ở Trung Quốc, con số kỷ lục kể từ năm 1961 và nhiều hơn 5,1 ngày so với cùng kỳ các năm. Một số khu vực, bao gồm khu tự trị Tân Cương và Trùng Khánh, đã chứng kiến hơn 30 ngày có nhiệt độ cao. Dự báo, nhiệt độ cao sẽ tiếp tục duy trì tại các khu vực rộng lớn ở miền Trung Trung Quốc đến ngày 26/8.
Trong bối cảnh đợt nắng nóng kỷ lục gây thiệt hại lớn về cây trồng và vật nuôi, Trung Quốc đang nỗ lực triển khai các biện pháp khẩn cấp để tiếp thêm nước đến lưu vực bị hạn hán của sông Dương Tử, triển khai quỹ cứu trợ, làm mưa nhân tạo và phát triển các nguồn cung cấp nước mới.
Theo đó, Bộ Tài nguyên nước Trung Quốc cho biết hạn hán trên khắp lưu vực sông Dương Tử đã ảnh hưởng tiêu cực đến an ninh nguồn nước sạch cho người dân nông thôn và gia súc, cũng như sự phát triển của cây trồng. Bộ này kêu gọi chính quyền địa phương đánh giá chính xác các khu vực bị ảnh hưởng do hạn hán và đưa ra kế hoạch duy trì nguồn cung cấp nước, bao gồm vận chuyển nước tạm thời, phát triển các nguồn cung cấp nước mới và mở rộng mạng lưới đường ống dẫn.
Tỉnh Hồ Bắc đã trở thành địa phương mới nhất tại Trung Quốc công bố chương trình điều chỉnh thời tiết trên diện rộng, trong đó có làm mưa nhân tạo bằng cách bắn các thanh bạc iodide lên các đám mây. Giới chức trách cũng đã triển khai các chương trình làm mưa nhân tạo tại các khu vực trên sông Dương Tử, song với độ che phủ quá mỏng của mây, việc tạo mưa ở một số khu vực vẫn chưa thể tiến hành.
Cùng ngày, The Paper - đơn vị truyền thông trực tuyến có trụ sở tại Thượng Hải - đưa tin 5,4 người dân tại thành phố Đạt Châu thuộc tỉnh Tứ Xuyên phải chịu cảnh cắt điện luân phiên trong ngày 17/8 khi nắng nóng làm gián đoạn nguồn cung điện. Theo thống kê, trong những ngày qua nhiệt độ ghi nhận trên khắp tỉnh Tứ Xuyên đã vượt mức 40 độ C, khiến nhu cầu sử dụng điều hòa nhiệt độ tăng vọt.
Công ty điện lực Đạt Châu thông báo người dân thành phố này sẽ bị cắt điện lên tới 3 giờ đồng hồ và có khả năng kéo dài nếu cần thiết. Thành phố Đạt Châu phụ thuộc nhiều vào các đập thủy điện, song nắng nóng đã làm nước trong các hồ dự trữ cạn kiệt, khiến tình trạng thiếu điện thêm trầm trọng.
Người dân Trung Quốc trải qua đợt nắng nóng khắc nghiệt Hôm 13/7, đợt nắng nóng gay gắt đã quét qua lưu vực sông Dương Tử rộng lớn của Trung Quốc, ảnh hưởng tới các siêu đô thị đông dân từ Thượng Hải đến thành phố Thành Đô. Người đàn ông đeo khẩu trang đi bộ trên phố giữa cảnh báo sóng nhiệt ở Thượng Hải hôm 13/7. Ảnh: Reuters Theo hãng tin Reuters...