Nắng nóng, có nên mua An Cung để phòng đột quỵ?
Nhiều người sẵn sàng chi tiền triệu để mua An Cung và xem như “bảo hiểm” cho sức khỏe, yên tâm sẽ không mắc đột quỵ.
PGS.TS Nguyễn Văn Chi, Phó trưởng khoa Cấp cứu – Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội, cho biết gần đây, số lượng bệnh nhân đột quỵ được đưa vào cấp cứu tăng, khoảng 30-40 bệnh nhân mỗi ngày. Thời tiết nắng nóng được cảnh báo là yếu tố làm gia tăng căn bệnh nguy hiểm này. Đặc biệt, nguy cơ đột quỵ có thể gặp ở cả những người trẻ tuổi.
Tiếp đón bệnh nhân đột quỵ tại khoa Cấp Cứu Bệnh viện Bạch Mai. Ảnh: M.T.
Không được tự ý dùng An Cung
Thị trường đang lưu hành một loại thuốc được quảng cáo có tác dụng dự phòng và điều trị rất tốt cho bệnh nhân đột quỵ là An Cung Ngưu Hoàng Hoàn (viết tắt là An Cung). Dù giá rất đắt (hơn một triệu/hộp một viên, hoặc hơn 3 triệu/hộp hai viên), nhiều người sẵn sàng chi tiền để mua về sử dụng xem như “bảo hiểm” cho sức khỏe và yên tâm sẽ không mắc đột quỵ.
Một quảng cáo trên mạng xã hội viết: “Khi đột quỵ xảy ra, vấn đề cấp cứu kịp thời rất quan trọng. Vì vậy, khi tai biến xảy ra, bạn cần phải cho người bệnh uống An Cung kịp thời để tránh cho tế bào não bị tổn thương càng ít càng tốt. Mỗi gia đình cần phải dự trữ ít nhất một viên An Cung Ngưu Hoàng Hoàn để dự phòng và cấp cứu”.
Trước thắc mắc về việc có nên mua An Cung để dự phòng đột quỵ, PGS Chi khuyến cáo đây là thói quen rất nguy hiểm của người dân.
Theo chuyên gia này, đột quỵ có hai thể khác nhau. Một là đột quỵ thiếu máu cục bộ não – chiếm khoảng 85%, xảy ra khi mạch máu cung cấp cho não bị tắc bởi cục máu đông, huyết khối, hẹp do vữa xơ động mạch. Hai là đột quỵ chảy máu não chiếm khoảng 15%, xảy ra khi mạch máu bị vỡ, máu chảy vào trong não hoặc xung quanh não.
Khi đó, An Cung chỉ có tác dụng đối với thể đầu tiên – thể nhồi máu. Riêng thể chảy máu não tuyệt đối không được dùng sản phẩm này, bởi chúng sẽ làm cho tình trạng xuất huyết của bệnh nhân trầm trọng hơn. Nhiều bệnh nhân đã hôn mê, xuất huyết nặng sau khi người nhà cho uống An Cung.
Bệnh viện Bạch Mai từng tiếp nhận nhiều bệnh nhân nguy kịch do tự ý sử dụng loại thuốc này. Điển hình là trường hợp bệnh nhân Nguyễn Văn Quang (đã đổi tên, 65 tuổi, Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) bị chảy máu trầm trọng. Do bị bệnh tiểu đường, cao huyết áp, sợ bị tai biến vì huyết áp cao, ông Quang đã mua loại thuốc này để dự phòng. Ba tuần trước, ông có uống một liều.
Sau đó, người đàn ông này bị xuất huyết dưới da, xuất huyết cơ, chảy máu dạ dày và phải nhập viện cấp cứu. Bệnh nhân được tiến hành các xét nghiệm, chiếu chụp cho thấy khả năng đông máu giảm, tình trạng xuất huyết dưới da ngày càng nặng, có chảy máu dạ dày, chảy máu trong cơ kèm theo biểu hiện suy gan.
Video đang HOT
“Việc xác định đột quỵ thuộc thể thiếu máu cục bộ não hay chảy máu não phải thông qua chụp CT và do bác sĩ khám lâm sàng. Từ đó, bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc nếu cần thiết. Việc tự ý mua và cho người nhà đột quỵ dùng thuốc An Cung rất nguy hiểm. Người bệnh muốn dùng thuốc này bắt buộc phải có chỉ định của bác sĩ”, PGS Chi khẳng định.
Khi nào xảy ra đột quỵ?
PGS Chi các yếu tố nguy cơ dễ dẫn đến đột quỵ là cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, béo phì…
Chuyên gia cũng khẳng định không có bất kỳ phương pháp nào đề phòng đột quỵ bằng thuốc uống như An Cung. Cách duy nhất là những người có nguy cơ cần kiểm soát tốt tình hình bằng tuân thủ phác đồ điều trị.
Những bệnh nhân mắc các bệnh mạn tính như cao huyết áp, tiểu đường, tim mạch, cách duy nhất để tránh đột quỵ là duy trì uống thuốc đều đặn để kiểm soát bệnh. Đột quỵ cần cấp cứu kịp thời trong khoảng thời gian 6 giờ đầu. Khi chậm trễ, bệnh nhân diễn biến nặng, dễ tử vong.
Vì vậy, chúng ta cần nhanh chóng đưa bệnh nhân tới bệnh viện để xử lý kịp thời, tuyệt đối không cố gắng cứu bệnh nhân tại nhà bằng việc cho dùng thuốc, uống các loại nước lạ.
Theo Zing
Bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày tăng mạnh do nắng nóng: Chuyên gia khuyến cáo cần làm ngay điều này để cứu người bệnh
PGS.TS Nguyễn Văn Chi (Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai) khuyến cáo, nắng nóng hiện tại là yếu tố thuận lợi nhất làm gia tăng đột quỵ. Vậy phải làm sao ngay khi có bệnh nhân đột quỵ ngay trước mắt bạn.
Mỗi ngày có đến hàng chục bệnh nhân đột quỵ do nắng nóng
Theo PGS.TS Nguyễn Văn Chi (Phó Trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai), thời tiết quá nóng, quá lạnh hoặc điều kiện khắc nghiệt khác làm các yếu tố nguy cơ gây đột quỵ phát huy, tác động mạnh mẽ đến người bệnh, khiến nguy cơ đột quỵ cao hơn.
BS Chi cho biết, bệnh viện Bạch Mai hiện nay tiếp nhận khoảng vài chục bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong những ngày nắng nóng, số bệnh nhân đột quỵ được ghi nhận tăng lên trông thấy.
Bệnh viện Bạch Mai hiện nay tiếp nhận khoảng vài chục bệnh nhân đột quỵ mỗi ngày, trong những ngày nắng nóng, số bệnh nhân đột quỵ được ghi nhận tăng lên trông thấy.
Theo vị chuyên gia này, thời tiết nắng nóng là một trong những yếu tố nguy cơ gây đột quỵ. Các yếu tố nguy cơ khác bao gồm:Cao huyết áp, tiểu đường, mỡ máu, rối loạn nhịp tim, hút thuốc lá, lạm dụng bia rượu, béo phì...
PGS.TS Nguyễn Văn Chi
Khi thời tiết nóng bức sẽ gây căng thẳng, khó chịu, người bệnh quên uống thuốc, ngại đi khám..., dẫn đến tình trạng bất ổn tăng lên. Nhiều bệnh nhân không kiểm soát các yếu tố nguy cơ càng làm tăng nguy cơ mắc đột quỵ
Đặc biệt, hiện đột quỵ không phải chỉ gặp ở người già, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi cũng bị. Mới đây, một bác sĩ trẻ ở Hà Nội bị đột quỵ khi đi đá bóng. Bệnh nhân được đưa đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội cấp cứu 2 ngày trước. Anh không có triệu chứng báo trước nào của yếu tố nguy cơ như cao huyết áp hay tiểu đường. Anh được các bác sĩ cấp cứu tích cực nhưng không qua khỏi. BS Chi nhận định đây là trường hợp rất đáng tiếc, khuyến cáo bất cứ ai cũng cần hết sức cảnh giác, nắm rõ cách cứu bệnh nhân đột quỵ ngay khi cần.
Đột quỵ không phải chỉ gặp ở người già, nhiều bệnh nhân trẻ tuổi cũng bị.
Sơ cứu đúng cách cho bệnh nhân đột quỵ trong lúc đợi xe cấp cứu
Ngay khi thấy một người có dấu hiệu đột quỵ như đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội; hoặc đột ngột nói khó, không nói được, rối loạn tiếng nói, méo mồm, liệt mặt; hoặc đột ngột mất, giảm mạnh thị lực 1-2 phút; hoặc yếu tay chân, người sơ cứu cần xác định đối tượng đã bị đột quỵ.
Hoặc đơn giản hơn, bạn có thể yêu cầu người bệnh nói - cười - giơ tay chân. Khi nói, bệnh nhân có biểu hiện nói ngọng, khó nói, nói không tròn vành rõ chữ, không nói được. Khi cười nhận thấy biểu hiện mồm méo, lệch một bên.
Khi giơ tay chào, nhấc chân, bệnh nhân không giơ tay lên chào được, nhấc chân thấy khó hoặc không nhấc được, giơ hai tay ngang vai thì một bên bị sệ hơn. 3 dấu hiệu chính này là biểu hiện rõ nhất của đột quỵ.
Ngay khi thấy một người có dấu hiệu đột quỵ như đột ngột hôn mê, tê bì tay chân, mất ý thức, mất thăng bằng, đau đầu dữ dội; hoặc đột ngột nói khó... cần nhanh chóng gọi cấp cứu.
Ngay sau khi xác định bệnh nhân bị đột quỵ cần nhanh chóng làm theo những bước sau:
- Gọi xe cấp cứu 115 càng nhanh càng tốt.
- Trong trường hợp đội ngũ cấp cứu chưa thể tiếp cận được thì cần chuyển an toàn người bệnh đến cơ sở y tế có điều kiện xử trí đột quỵ. Chú ý di chuyển bệnh nhân nhẹ nhàng, tránh va đập, rung lắc mạnh. Không để bệnh nhân tự di chuyển vì có thể ngã.
- Ghi chú lại thời điểm người bệnh khởi phát dấu hiệu bất thường.
- Đặt bệnh nhân nằm nghiêng, đầu kê cao 30-45 độ, trang phục nếu mặc quá nhiều thì cần cởi bớt, đảm bảo mặc quần áo thoáng.
Nghiêm cấm cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống) hay để mất thời gian chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.
- Nếu người bệnh nôn thì nhanh chóng lau sạch chất nôn hoặc đờm dãi, thức ăn trong miệng để thở tốt, tránh hít sặc vào phổi.
- Ghi chú những loại thuốc mà bệnh nhân đang dùng hoặc mang theo đơn thuốc đang có.
- Luôn phải cho bệnh nhân nhận được oxy để nuôi dưỡng cơ thể, tránh tình trạng chết não.
- Nghiêm cấm cạo gió, trích máu, tự ý dùng thuốc (kể cả thuốc hạ huyết áp mà bệnh nhân thường uống) hay để mất thời gian chờ xem người bệnh có khỏe lại hay không.
Theo Helino
Nắng nóng trên cả nước, hàng chục bệnh nhân nhập viện vì đột quỵ PGS.TS Nguyễn Văn Chi - Phó trưởng khoa Cấp cứu A9, Bệnh viện Bạch Mai, Hà Nội - cho biết thời tiết nắng nóng là yếu tố thuận lợi làm gia tăng đột quỵ. Những ngày qua, nắng nóng xuất hiện ở hầu hết vùng trên cả nước. Trong đó, nhiều nơi nắng nóng rất gay gắt, nhiệt độ cao nhất lên đến...