Nặng ngực khi trời nóng: Dấu hiệu sớm của nhồi máu cơ tim?
Gần 2 tháng nay tôi có biểu hiện nặng ngực, xuống sức khi làm những công việc hơi nặng giữa trưa nắng và rất sợ từ nặng ngực sẽ chuyển thành nhồi máu cơ tim.
Ảnh minh họa
Bạn đọc T.T.N, 57 tuổi, quận Bình Thạnh, TP HCM, hỏi: suốt gần 2 tháng TP HCM nóng lên, tôi bắt đầu có dấu hiệu dễ mệt hơn khi vận động lâu, nhất là mấy hôm có việc phải làm giữa trưa như đạp xe đi mua hàng, sắp xếp quầy hàng hay chăm sóc vườn nhà (những việc đó tôi trước đây vẫn làm, nhưng mấy tháng trước trời mát thì không sao). Ngoài xuống sức, tôi còn nhận thấy mình đang thở dốc, đôi khi có cảm giác ngực nặng nặng như có cái gì đó đè lên, vài phút sau mới hết. Đó có phải là dấu hiệu của cơn nhồi máu cơ tim không thưa bác sĩ? Nếu không phải thì dấu hiệu nào mới là nhồi máu cơ tim? Tôi có nên uống thuốc gì không?
Bác sĩ chuyên khoa II Trương Quang Anh Vũ, Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp, Bệnh viện Thống Nhất, trả lời:
Video đang HOT
Chào chị, khi trời nóng, nhiệt độ tăng lên, cơ thể phản ứng bằng tăng giãn các mao mạch, tăng tiết mồ hôi để làm giảm nhiệt độ cơ thể khiến cơ thể bị mất nước, làm giảm thể tích tuần hoàn tương đối. Vì vậy khi trời nắng nóng, cùng mức độ vận động như trước đây, nhưng cơ thể lại cảm thấy mệt hơn, tim đập nhanh hơn, nặng ngực, là do cơ thể bị mất nước qua mồ hôi, giảm thể tích tuần hoàn. Những lúc trời nắng nóng, khi vận động nhiều chị nhớ uống thêm nước để bù lượng nước mất qua mồ hôi.
Ngoài ra, chị còn có thể gặp tình trạng thiếu máu cơ tim: cơ tim không được cung cấp đủ lượng máu nuôi cần thiết do tình trạng mảng xơ vữa làm hẹp lòng các nhánh động mạch vành (là động mạch cung cấp máu nuôi cơ tim). Khi hoạt động gắng sức hay xúc động mạnh, tim sẽ đập nhanh, làm tăng nhu cầu máu nuôi cơ tim. Tuy nhiên động mạch vành bị hẹp do mảng xơ vữa, làm giảm lượng máu nuôi cơ tim; vùngo cơ tim bị thiếu máu nuôi biểu hiện triệu chứng đau thắt ngực khi gắng sức.
Nặng hơn, mảng xơ vữa bị bong ra hoặc huyết khối tạo lập thì sẽ làm tắc lòng các nhánh động mạch vành, vùng cơ tim không có máu nuôi sẽ hoại tử, gây bệnh cảnh nhồi máu cơ tim cấp. Nếu vùng cơ tim bị hoại tử lớn, sẽ gây choáng tim, có thể tử vong.
Để chẩn đoán chị có tình trạng thiếu máu cơ tim hay không, chị nên đi khám chuyên khoa Tim mạch. Chị sẽ được đo ECG (điện tâm đồ), siêu âm tim, siêu âm tim gắng sức, và các xét nghiệm chuyên biệt khác.
Anh Thư ghi
Mùa Covid-19, những người này dễ chết vì... nhồi máu cơ tim
Nghiên cứu mới của Mỹ cho thấy dịch Covid-19 còn có thể gây những tác hại gián tiếp lên các căn bệnh khác nếu chúng ta không có biện pháp quản lý căng thẳng tốt.
Các nhà khoa học từ Đại học Emory (Mỹ) cảnh báo ở những người từng một lần bị nhồi máu cơ tim, hãy cẩn thận bị lần 2 trong thời điểm này bởi sự căng thẳng về tinh thần mỗi khi có thiên tai, khủng hoảng sức khỏe như dịch Covid-19 đang diễn ra làm tăng mạnh nguy cơ này.
Các biện pháp kiểm tra sức khỏe tim mạch hiện này thường dựa trên sự căng thẳng về thể chất, ví dụ bệnh nhân được yêu cầu chạy trên máy chạy bộ, đạp xe tại chỗ để kiểm tra lưu lượng máu đến tim. Thế nhưng, nghiên cứu này cho thấy cả sự căng thẳng tinh thần cũng có thể dẫn đến thiếu máu cơ tim - lưu lượng máu đến tim giảm đến mức cơ tim không nhận đủ oxy. Vấn đề này có thể dẫn đến những cơn đau thắt ngực, hay nặng nề hơn là cơn nhồi máu cơ tim.
Dịch bệnh như dịch Covid-19 gây căng thẳng, đủ để tăng nguy cơ cho các đối tượng có rủi ro về bệnh tim mạch - ảnh minh họa từ Internet
Nghiên cứu dựa trên 300 người còn ở độ tuổi trẻ và trung niên này thậm chí cho thấy nguy cơ bị nhồi máu cơ tim hoặc tử vong vì bệnh tim do căng thẳng tinh thần là cao gấp đôi so với căng thẳng thể chất thông thường!
"Những dữ liệu này cho chúng ta bằng chứng rõ ràng về việc căng thẳng tâm lý, thường không được đề cập cụ thể trong hướng dẫn lâm sàng cho biện tim mạch hiện nay, có thể ảnh hưởng nhiều tới vấn đề" - giáo sư Viola Vaccarino từ khoa Dịch tễ học Trường Y tế công cộng Rollins (thuộc Đại học Emory), tác giả chính của nghiên cứu, phân tích.
Các phát hiện nhấn mạnh sự cần thiết của các chiến lược quản lý căng thẳng dành cho bệnh nhân có nguy cơ cao bị nhồi máu cơ tim, nhất là người đã bị một lần. Họ cũng cần được tầm soát sức khỏe tim mạch chặt chẽ hơn.
Nghiên cứu vừa công bố tại Phiên khoa học hàng năm của Đại học Tim mạch Mỹ, trong khuôn khổ Đại hội Tim mạch Thế giới năm 2020.
A. Thư (Theo EurekAlert)
Có biểu hiện nhận biết cơn đau thắt ngực đe dọa nhồi máu cơ tim? Tôi có triệu chứng đau ngực trái khi gắng sức và nổi giận. Đó có phải là cơn "đau thắt ngực" có thể dẫn tới nhồi máu cơ tim? Ảnh minh họa Bạn đọc Trần Nguyên P. (nam, 55 tuổi, huyện Hóc Môn, TP HCM), hỏi: Khoảng vài tháng gần đây tôi có gặp 3 cơn tim đập nhanh và cảm thấy đau...