Nâng ngực bằng túi độn hay dùng mỡ tự thân?
Vấn đề ghép tế bào mỡ (bơm mỡ tự thân) là một kỹ thuật phổ biến hiện nay trong chuyên ngành thẩm mỹ ngoại khoa của thế giới cũng như Việt Nam.
Ảnh minh họa
Em định đi nâng ngực bằng mỡ tự thân, vì nghĩ dùng mỡ tự thân sẽ tốt hơn cho túi nâng ngực vào người, nhưng sau khi tìm hiểu thông tin trên mạng thì em lại thấy hoang mang.
Có người bảo nhược điểm của phương pháp này là nếu sau này đi khám u vùng ngực sẽ khó phát hiện được, vì lượng mỡ chết sẽ vón thành cục trong ngực, không khác gì những khối u. Và hiệu quả cũng không lâu bền. Em bối rối quá, mong bác sĩ cho em lời khuyên.
Hoài Thương (TP Vinh, Nghệ An)
Vấn đề ghép tế bào mỡ (bơm mỡ tự thân) là một kỹ thuật phổ biến hiện nay trong chuyên ngành thẩm mỹ ngoại khoa của thế giới cũng như Việt Nam.
Kỹ thuật này khá thành công trong trường hợp diện tích bơm mỡ nhỏ, như vùng mi, vùng má, thái dương, môi, sẹo lõm ở chi thể (cánh tay, đùi), đặc biệt tốt trong trường hợp làm căng môi cho phụ nữ.
Tuy nhiên, việc bơm mỡ với khối lượng lớn như phần ngực là một vấn đề phải bàn. Bởi lẽ sau nhiều năm áp dụng, đã có khá nhiều tài liệu trên thế giới cũng như trong nước có ca biến chứng khi bơm mỡ vào ngực (từ 100- 200cc). Sẽ có nhiều yếu tố bất lợi xảy ra như: một lượng mỡ bị xơ hóa, có thể ngấm vôi và tạo ra các hình khối.
Video đang HOT
Những hình khối này sẽ lẫn lộn và gây khó khăn cho người làm siêu âm, X-quang, nhằm phát hiện khối u bất thường trong vú, đúng như thông tin mà bạn đã được đọc. Bởi lẽ, việc ghép tế bào mỡ cần một quy trình nghiêm ngặt. Đầu tiên phải lấy lượng mỡ ở bụng, mông, đùi, cánh tay, sau đó đến quá trình cô đặc lại và mỡ tốt được sử dụng để chuyển sang khu vực cần cấy mỡ. Chu trình này được thực hiện trong vòng khép kín, hoàn toàn vô trùng.
Ở các nước tiên tiến, quy trình sang chiết mỡ và ly tâm phải có dụng cụ chuyên biệt, gọi là những bộ kít. Giá thành của bộ kít rất đắt đỏ nên để giảm chi phí, bằng cách sử dụng dụng cụ thủ công tác động vào quá trình sang chiết mỡ, rất dễ gây nhiễm khuẩn. Biến chứng đầu tiên khi bơm mỡ là nhiễm trùng. Nhiễm trùng trên một khu vực rộng như ngực là một tai họa. Có trường hợp đến muộn, bệnh nhân nhiễm trùng huyết, rất tốn kém.
Tuyến vú rất nhạy cảm với dị vật tạo hình. Mỡ ngoại lai đưa vào, dù là từ các bộ phận khác nhau trên cùng một cơ thể vẫn có nguy cơ gây kích thích, tạo u bất thường. Lượng mỡ khi đưa vào phải có một tổ chức nuôi dưỡng rất tốt. Thông thường ở vú, lượng mỡ chỉ tiếp nhận được ít, theo từng dải mỡ một, mỗi dải không quá 5mm đường kính. Nếu bơm ồ ạt sẽ tạo ra một ổ chứa mỡ thì tại lõi ổ mỡ đó sẽ bị hoại tử. Nếu ổ hoại tử không bị nhiễm trùng thì sẽ tạo xơ hoặc đám vôi hóa. Nếu bị nhiễm trùng thì không chỉ gây nguy hiểm cho bộ ngực mà còn nguy hiểm đến tính mạng.
Cá nhân tôi không ủng hộ việc lấy mỡ tự thân để bơm vào ngực. Tôi nghĩ rằng bạn nên loại bỏ kỹ thuật này ra khỏi đầu và nên nâng ngực bằng túi độn vì biện pháp này an toàn hơn nhiều. Cũng có biến chứng với túi độn, nhưng chỉ nằm trong phạm vi dưới 3% và đều có thể xử lý được, không nguy hiểm đến tính mạng.
TS.BS. Nguyễn Huy Thọ
Cô gái chuyển giới chấp nhận chết nếu phẫu thuật không thành
Thanh Thanh, 22 tuổi, biết mình có thể chết trên bàn mổ, nhưng chẳng gì đáng sợ hơn chuyện mắc kẹt suốt đời trong thân thể đàn ông.
Ảnh minh họa
Thanh Thanh (tên đã thay đổi), nói như vậy khi nhớ lại hai cuộc phẫu thuật nâng ngực và chỉnh sửa cơ quan sinh dục năm 2018. Cô cho biết bản thân thoải mái công khai giới tính, song cô không muốn cha mẹ biết con gái họ đã đau đớn và cô độc thế nào trên hành trình chuyển giới.
Suốt tuổi thiếu niên, Thanh Thanh nghĩ bản thân là gay (đồng tính nam). Mặc dù vậy, cô chưa bao giờ thấy thoải mái với cơ thể nam giới. Đến trung học, biết đến khái niệm người chuyển giới, cô chắc chắn mình là con gái, mắc kẹt như "hồn Trương Ba da hàng thịt".
Yêu thầm chàng trai hàng xóm nhưng rào cản ngoại hình ngăn Thanh Thanh thổ lộ. Cô hạ quyết tâm trở thành con gái thực sự, từ tâm hồn đến thể xác, mặc chiếc váy đẹp nhất để nói ra tình yêu của mình. Mất gần 10 năm, ngày ấy mới đến.
"Chàng trai năm đó là động lực lớn nhất để tôi đi chuyển giới", Thanh Thanh nói.
Muốn phẫu thuật chuyển giới hoàn toàn cần ít nhất 150 triệu. Mà Thanh Thanh không thể xin ba mẹ hay các anh trai, vì "phải tự làm ra tiền thì cuộc phẫu thuật mới có ý nghĩa". Vậy là cô từ bỏ ước mơ học đại học trở thành một phóng viên, cô chọn công việc tư vấn cho vay tài chính qua điện thoại lúc vừa học xong lớp 12. Đồng thời, cô lên kế hoạch phẫu thuật từng phần, nâng ngực trước để giảm gánh nặng chi phí cũng như cơ thể có thời gian nghỉ.
Sau hai năm làm việc chăm chỉ, mượn thêm bạn bè, Thanh Thanh gom đủ 50 triệu đồng để nâng ngực ở một thẩm mỹ viện nhỏ tại Sài Gòn. Thời gian này, cô tiêm hormone estrogen mỗi tuần một lần, mặc trang phục và sống như phụ nữ. Hormone giúp ngực cô trở nên mềm mại hơn, các mô mỡ đầy đặn như con gái bắt đầu tuổi dậy thì.
Cầm tiền trong tay, cô gọi điện đến thẩm mỹ viện, yêu cầu bác sĩ phải lên lịch nâng ngực cho cô ngay. Buổi sáng khám tổng quát, buổi chiều Thanh Thanh đã phẫu thuật xong. Cô mô tả, bác sĩ rạch một đường bán nguyệt, bằng nửa đồng xu, men theo núm vú. Sau đó, dùng dụng cụ y tế bóc tách cơ ngực và thành ngực tạo nên một khoảng trống. Túi độn ngực chất liệu silicone gel luồn vào đây. Hai đường may như con rết nhỏ kết thúc cuộc mổ dài khoảng 2 tiếng.
Một tháng đầu hậu phẫu là cực hình, Thanh Thanh kể. Nghỉ ngơi 5 ngày, cô quay lại công việc với hai bầu ngực luôn căng tức, đau rát. Bác sĩ yêu cầu cô mặc chiếc áo định hình chật cứng, quấn bên ngoài nêm một chiếc nịt tương tự nịt bụng để giữ form, không xô lệch hai túi độn thành bên cao bên thấp. O ép ngực 24/24 giờ khiến Thanh Thanh không ngủ được, thở như cá mắc cạn. Tiếc tiền, sợ lệch, sợ hỏng mất 50 triệu đồng, cô cố chịu đựng.
Hàng ngày, cô vệ sinh vết mổ ba lần theo chỉ định của bác sĩ. Cực nhất là những trưa ở công ty, cô mang bông băng vào nhà vệ sinh, một mình xoay xở. Mấy ngày đầu, vết thương còn rỉ máu đỏ, cả vùng ngực tụ máu tím bầm. Thanh Thanh vừa sát trùng, vừa chảy nước mắt. Bù lại, kết quả phẫu thuật khá tốt, vòng ngực cân đối với cơ thể. Chỉ có "hai con rết" lúc trước trở thành khối sẹo lồi xù xì mất thẩm mỹ. Thanh Thanh tốn thêm vài triệu đồng mua thuốc trị sẹo nhưng dấu vết vẫn rõ rệt.
Sáu tháng sau, cô thực hiện cuộc đại phẫu vùng kín tại Thái Lan. Không giỏi tiếng Anh, cũng không có điều kiện thuê y tá riêng, Thanh Thanh kết nối với người trung gian. Người phụ nữ chuyển giới này (không có bằng cấp y tế) sẽ đưa cô đi, chịu trách nhiệm phiên dịch, hoàn thành thủ tục phẫu thuật, chăm sóc giai đoạn hậu phẫu, ăn uống trong thời gian ở Thái Lan. Trọn gói hết gần 100 triệu đồng.
Gói phẫu thuật của Thanh Thanh có giá rẻ nhất, thường được người chuyển giới ở Việt Nam lựa chọn thực hiện trong một phòng khám nhỏ. Rẻ đồng nghĩa với việc kết quả đạt được chỉ thỏa mãn khoảng 50-60% so với cơ thể nữ nguyên bản, thậm chí thấp hơn nếu có biến chứng. Bác sĩ loại bỏ tinh hoàn và các ống bên trong dương vật. Riêng lớp da bọc ngoài dương vật được giữ lại, lộn ngược để tạo thành ống âm đạo nhân tạo. Chiều dài của ống này phụ thuộc nhiều vào chiều dài lớp da. Lỗ tiểu cũng được tạo hình mới, tận dụng tối đa những phần sẵn có. Cuối cùng, bác sĩ sẽ tạo hình thẩm mỹ cho bề ngoài bộ phận sinh dục nữ mới sao cho giống thật nhất.
Một gói phẫu thuật khác được Thanh Thanh tiết lộ, dành cho người có 300-400 triệu. Thay vì dùng da, bác sĩ sẽ lấy một đoạn ruột của bệnh nhân làm ống âm đạo. Vì là ruột nên ống có khả năng giãn nở, và cảm giác tốt hơn khi quan hệ tình dục.
Miêu tả trơn tru và đơn giản, nhưng thực tế khắc nghiệt hơn rất nhiều, Thanh Thanh chia sẻ. Có những người đã xuất huyết hoặc ngộ độc thuốc mê, chết trên bàn mổ, hoặc nhiễm trùng, hoại tử vùng kín không thể cứu được. Cô gái thừa nhận bản thân khá bất chấp. Khát khao thay đổi ngoại hình mãnh liệt khiến cô từ chối tiếp cận sâu các thông tin về tai biến y khoa, pháp luật. Cô giấu gia đình cả hai lần lên bàn mổ. Thậm chí, chấp nhận "chết lặng lẽ" nếu sự cố tồi tệ nhất xảy ra. "Cứ làm đã rồi tính, tôi sợ mình chùn bước".
Cô cho biết thêm, quy định trước phẫu thuật, người chuyển giới phải vượt qua các bài kiểm tra tâm lý kỹ càng, tránh tình trạng hối hận. Ở nơi Thanh Thanh phẫu thuật, giai đoạn này thường diễn ra qua loa lấy lệ. Phần vì bệnh nhân người Việt không rõ tiếng Thái, tất cả đều nhờ sự hoạt ngôn của phiên dịch. Thứ nữa là ai cũng rõ mục đích của mình, đôi bên nhanh chóng.
Ước chừng nằm trong phòng mổ khoảng 6 tiếng thì Thanh Thanh được đẩy ra phòng hồi sức. Việc đầu tiên cô làm khi tỉnh mê là ngóc đầu ngó xem bộ phận sinh dục còn hay mất. Vùng kín băng trắng xóa. Túi ống thông nước tiểu, ống dẫn lưu dịch thừa treo tòn ten bên cạnh giường nhắc cô ca phẫu thuật thành công. Ngủ lại phòng khám một đêm, sáng hôm sau người trung gian đẩy xe lăn đưa cô về khách sạn gần đó dưỡng thương.
21 ngày hậu phẫu, cô gần như nằm bẹp trên giường vì đau đớn. Cô không dám ăn no, không uống sữa, nước trái cây để không phải đi vệ sinh, tránh tiêu chảy, nhiễm trùng vết thương. Việc tắm rửa, vận động cũng kiêng khem tuyệt đối, hạn chế tình trạng sứt vết mổ, chảy máu.
"Trời ơi, cơn đau khủng khiếp gấp trăm lần so với nâng ngực. Tôi tưởng mình đã chết đi mỗi lần nong vùng kín", Thanh Thanh nhớ lại.
Cô giải thích, việc tạo hình bộ phận sinh dục không phải đã xong. Người chuyển giới phải dùng bộ dụng cụ bằng kim loại hoặc gỗ để nong ống âm đạo nhân tạo. Thao tác này bắt đầu thực hiện ở ngày thứ ba hậu phẫu, lúc vết mổ chưa lên da non. Cây nong làm ống không bị chít hẹp, co ngắn lại theo cơ chế làm lành vết thương của cơ thể. Nếu không nảy sinh quan hệ tình dục đều đặn, người chuyển giới nữ sẽ phải nong cây suốt đời để bảo vệ thành quả phẫu thuật.
Về chàng trai năm xưa, hai người đã có một mối tình song phương hồi đầu năm nay. "Tiếc rằng duyên chưa đủ nên chúng tôi đã chia tay", Thanh Thanh nói.
Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Văn Phùng, giảng viên bộ môn Phẫu thuật thẩm mỹ Đại học Y Dược TP HCM thông tin, hiện tại ở Việt Nam chưa có bệnh viện nào được cấp phép phẫu thuật chuyển đổi giới tính cho người chuyển giới. Vì vậy nếu có cơ sở y tế nào thực hiện phẫu thuật chuyển giới thì cũng là làm không phép.
Bác sĩ khuyến cáo, người có nhu cầu chuyển giới cần tham vấn bác sĩ trước khi thực hiện bất kỳ chuyển đổi nào trên cơ thể. Họ cần được tư vấn, xác định tâm lý để chuyển đổi giới tính, khám đánh giá về sức khoẻ tâm thần, khám sức khỏe tổng quát. Bên cạnh đó, họ nên sống với giới tính mình mong muốn liên tục trong ít nhất một năm. Sau khi phẫu thuật chuyển giới, tiếp tục chăm sóc tâm lý và tinh thần, theo dõi các vị trí đã phẫu thuật, tiếp tục liệu pháp hormone...
Cô gái trẻ bị lở loét vòng 1 do đến spa nâng ngực Bác sĩ Phạm Văn Ái - Bệnh viện Đa khoa An Việt (Hà Nội) - cho biết vừa tiếp nhận điều trị một ca liên quan tới nâng treo ngực sa trễ sau 3 tháng tại spa không đảm bảo dẫn tới lở loét vòng 1. Ảnh minh họa Mới đây, vụ việc một cô gái từ Hải Phòng lên Hà Nội vì...