Năng khiếu bán đồ cổ
Một anh chàng vào xin việc tại cửa hàng đồ cổ, hỏi sơ qua về tuổi tác và trình độ xong, ông chủ giơ lên một thanh gỗ mục và hỏi:
Ảnh minh họa
- Anh nhìn kỹ đi xem đây là cái gì?
- Tăm xỉa răng của hoàng đế La Mã.
- Tốt! Anh có thể bắt đầu làm việc ngay từ bây giờ.
Theo truyencuoihay.vn
Tòa nhà hơn 150 năm tuổi có hàng nghìn cổ vật ở Sài Gòn
Công trình có kiến trúc Pháp đang lưu giữ khoảng 2.000 món đồ cổ, mở cửa miễn phí cho khách tham quan.
Video đang HOT
Đại chủng viện Thánh Giuse Sài Gòn (số 6 đường Tôn Đức Thắng, quận 1) được xây dựng năm 1863. Từ năm 2005, một tòa nhà trong Đại chủng viện được tận dụng làm nhà truyền thống trưng bày đồ cổ, các tượng điêu khắc, tranh nghệ thuật tôn giáo và dân gian...
Tòa nhà là một trong những công trình kiến trúc Pháp đầu tiên ở Sài Gòn, hiện còn khá nguyên vẹn. Trước đó, nơi này được dùng làm phòng sinh hoạt của Đại chủng viện. Dọc hành lang bày nhiều vật dụng của nông dân Việt cách đây cả trăm năm như xe ngựa, guồng nước, cối giã gạo, cày, bừa...
Bên trong là hai gian phòng trưng bày khoảng 2.000 cổ vật của Việt Nam và thế giới. "Các đồ cổ được tôi sưu tập từ đầu thập niên 1990, ngoài ra còn có nhiều món của các giáo đường, khách quốc tế, tổ chức nước ngoài tặng", linh mục Nguyễn Hữu Triết, đại diện Đại chủng viện, cho biết.
Cổ nhất là những món đồ của người Việt thời văn hóa Đông Sơn như đèn, thạp, đất nung, trang sức... Chiếc đèn làm bằng đồng thời Đông Sơn, khoảng thế kỷ 5 Trước Công Nguyên cho thấy người Việt khi ấy đã biết sử dụng kim loại.
Trong nhà truyền thống còn có cả bộ sưu tập với 650 đèn cổ của Việt Nam và các nước. Những chiếc đèn phong phú về kiểu dáng, đa dạng về chất liệu từ đất nung, đồng, gốm, gỗ, sắt, thủy tinh...
Khá nhiều đồ dùng gia đình của người Việt trong khoảng thế kỷ 19 như tủ, bàn, bức hoành phi, bình phong, đỉnh đồng... được trưng bày.
Quyển Kinh Thi, tác phẩm kinh điển trong bộ Ngũ Kinh dùng làm nền tảng trong Nho giáo, được in thời vua Minh Mạng, triều đại nhà Nguyễn.
Nơi đây còn nhiều đồ cổ của những nền văn hóa khác từng tồn tại trên lãnh thổ Việt Nam như Chăm Pa, Sa Huỳnh, Óc Eo... Ở ngay lối vào là hai chiếc chum đất Sa Huỳnh được dùng làm mộ táng, có niên đại vào khoảng thế kỷ 5 Trước Công Nguyên.
Các bức tượng Phật bằng đá của người Khmer, có niên đại khoảng thế kỷ 12. Đây là thời kỳ phát triển rực rỡ của vương quốc Khmer với lãnh thổ rộng lớn, phát triển hùng mạnh trong khu vực Đông Nam Á.
Những cổ vật của các quốc gia ở châu Á, châu Âu được lưu giữ trong nhà truyền thống. Chiếc chuông bằng đồng này có xuất xứ từ vùng Quảng Đông (Trung Quốc) vào khoảng thế kỷ 18.
Đồng hồ của Pháp vào thế kỷ 19 với chiều cao gần 2 m, được chạm trổ tinh xảo.
Nhiều món đồ cổ của các dân tộc Tây Nguyên đầu thế kỷ 20 như tượng nhà mồ, gùi, trống, chiêng... cho thấy sự đa dạng cổ vật được trưng bày. Nhà truyền thống mở cửa mỗi ngày cho du khách tham quan.
Theo VnE
Quảng Ninh: Chợ bán gà cảnh, thiên nga đen và vô số đồ cũ rích Chợ cảnh Uông Bí không chỉ là nơi gặp gỡ, giao thương của những người yêu sinh vật cảnh, mà còn là điểm dừng chân để du khách trải nghiệm, khám phá nét đặc sắc trong văn hóa chợ Việt truyền thống. Sáng 1.9, chợ cảnh thành phố Uông Bí - mô hình chợ du lịch đầu tiên trong toàn tỉnh Quảng Ninh...