Nàng dâu nanh nọc hành hạ em chồng tàn tật
Không tìm được cớ nào, Oanh liền lôi cô em chồng tật nguyền ra rủa mẹ chồng: “Ăn ở phúc đức thế đấy nên mới sinh ra &’cái cục thịt’ chỉ biết nằm, ăn và rên hừ hừ thế kia”.
Ảnh chỉ mang tính minh họa.
Buổi chiều, bà Loan đang lúi húi nhặt mớ rau trong bếp để chuẩn bị bữa cơm chiều thì nghe tiếng Oanh xô cửa đến rầm, mặt bừng bừng giận dữ vừa đi miệng vừa lu loa nói, chửi không ngớt: “Đấy! Rõ là một lũ ăn không ngồi rồi, ở nhà chỉ chăm chăm ăn rồi nằm sừng sững như quả núi chứ nhà cửa sân vườn, có thèm đả đụng đến đâu. Cái thân này mà không dọn chỉ có ngập ngụa. Đúng là nuôi báo cô! Báo cô cả lũ…”.
Bà Loan rơm rớm nước vội đưa mắt liếc nhìn đứa con gái đang ốm quặt trong giường như sợ nó nghe thấy tủi thân mà nghĩ quẩn, may sao có lẽ nó mệt nên thiếp đi không nghe thấy gì chị dâu nó nói. Đưa cánh tay già nua nhăn nheo lên quệt ngang đuôi mắt, ngăn cho dòng lệ không kịp chảy xuống, bà vội vàng vớ lấy cái chổi khom lưng loẹt xoẹt quét trong khi con dâu trong nhà đang cố sức “đá thúng, đụng nia” xô vài cái nồi vào với nhau ầm ỏm cả căn bếp…
Chuyện cô con dâu bà lộng hành, hống hách chửi rủa không còn trừ một ai trong nhà đã trở thành cơm bữa. Dường như hôm nào Oanh quên chửi, quên nhiếc mắng là hôm sau cô sẽ chửi bù, cố kiếm cớ này, cớ khác để chửi cho hả cơn giận. Có hôm không tìm được cớ nào, Oanh liền lôi cô em chồng tật nguyền ra rủa mẹ chồng: “Ăn ở phúc đức thế đấy nên mới sinh ra &’cái cục thịt’ chỉ biết nằm, ăn và rên hừ hừ thế kia”.
Video đang HOT
Bà không ngờ rằng cả cuộc đời tu tâm tích đức, sống không hổ thẹn với những người xung quanh nhưng đến cuối đời bà lại gặp phải hoàn cảnh không bằng loài trâu, ngựa, bị con dâu trà đạp, ức hiếp trong khi con trai bà “núp váy vợ” không dám ho he một tiếng nào.
Cái câu cửa miệng mà Oanh – con dâu bà gào thét bên tai ngày nào cũng như ngày nào: “Một lũ ăn bám” đã đành là ám chỉ cô em chồng ốm đau bệnh tật không làm được gì nhưng đằng này, Oanh lôi cả việc bà sinh ra đứa con gái không khỏe mạnh để đay nghiến thì không còn gì đau xót bằng.
Cứ nhìn vào đôi mắt đỏ ngầu như cá chày của Oanh đang sôi sục căm hờn, điên đảo và nhìn sang đứa con gái khốn khổ của bà là bà lại bấm bụng đành lòng nén tủi hờn vượt qua.
Cơn thịnh nộ không những không làm mẹ chồng hết chịu đựng nổi, bỏ đi mà càng làm cho bà như chai lì, càng khiến Oanh thêm điên loạn. Thói nanh nọc hàng ngày của Oanh ngày càng quá đáng khi ý định mang bán tháo ngôi nhà và mảnh đất của mẹ chồng để góp vốn làm ăn không thành.
Ngôi nhà và mảnh đất mà bà và vợ chồng Oanh đang ở là mảnh đất hương hỏa của ông bà để lại nằm sâu trong một con ngõ nhưng sau bao năm nằm trên con đường dự án nên mảnh đất gần 500m2 của bà bỗng ra sát mặt đường.
Mọi người trong khu bàn tán “nhà bà đang ở trên đống của” khiến bà đau xót. Đau xót vì đã đành chị dâu không thương em chồng nhưng thằng con trai bà vì tham giàu, nó hờ hững, vô tình với đứa em gái khi bà đồng ý bán căn nhà và dành một phần đất nhỏ cho đứa con bệnh tật của mình!
Nó sợ tiền bị xé nhỏ, lọt vào tay kẻ khác, nghe lời xúi bẩy của vợ, nó kiên quyết phản đối không chia cho đứa em dù một cắc bạc nào…
Nước mắt chảy xuôi. Không thể làm gì khác, bà đành giữ lại mảnh đất và bí mật tách cho cô con gái 100m2. Khi phát hiện ra ý đồ của mẹ, Oanh như nổi điên, cố tình xúc phạm mẹ chồng và em em chồng bằng cách ám chỉ, chì chiết bâng quơ kiểu “chửi chó mắng mèo”.
Sống trên mảnh đất của mình, chưa bao giờ phụ thuộc vào con dâu kể từ khi Oanh bước chân về nhà này nhưng bỗng nhiên bà cảm giác như mình đang sống nhờ trong nhà người khác. Có lẽ cô con dâu nanh nọc và gã con trai coi vợ hơn trời của bà chỉ mong bà và cô em chồng chết sớm để được hưởng trọn những gì mà bà và ông cụ đã cố gắng trong cả cuộc đời để giữ gìn và gây dựng.
Cay đắng khi nghĩ đến cảnh mỗi bữa cơm, bà và con gái luôn phải dè chừng để làm hài lòng con dâu nếu không muốn những bát cơm cuối nồi dành cho hai mẹ con bị hất tung xuống đất.
Theo VTC
"Xin đừng để con tôi nằm xuống..."
Hơn năm nay, trong ngôi nhà ọp ẹp sát chân núi, gia đình anh Hồ Văn Diên (SN 1964) và chị Hồ Thị Thằng (SN 1965) không có nổi một tiếng cười. Cứ mỗi lần em Hồ Thị Mừng (SN 2000) trở mình, quằn quại trên giường bởi cơn bạo bệnh, trái tim người làm cha mẹ lại như quặn thắt...
Tìm về bản Khe Me (xã Linh Thượng, H.Gio Linh, Quảng Trị), dân bản ai cũng nói với chúng tôi với vẻ đầy thương cảm về gia đình anh Diên. Gia đình đó từng được biết đến là một tổ ấm, dù nghèo nhưng hai vợ chồng chăm lam chăm làm nương rẫy để nuôi các con lớn khôn. Thế rồi một ngày định mệnh của tháng 1-2010, em Mừng (khi ấy đang theo học lớp 4, trường cấp I, II Linh Thượng) sau buổi đến trường đã nằm vật ra giữa nhà, kêu đau ngực dữ dội. "Không biết nó bị bệnh gì mà nổi lên từng cục khắp người đặc biệt là ở ngực. Vợ chồng mình sợ lắm vì ở cái bản vùng sâu này trước giờ có ai bị bệnh như thế đâu... Ai cũng nói nó bị thần núi quở trách rồi" - người cha mang dòng máu Vân Kiều rắn rỏi đã vượt qua tật nguyền (bị hỏng một mắt) nhưng giờ đây như sắp ngã quỵ vì con - kể lại.
Vì bạo bệnh của em Mừng, gia đình này cả năm qua không có lấy một tiếng cười
Tuy vậy, hai vợ chồng vẫn cõng đứa con tội nghiệp đi chạy chữa hết BV huyện đến BV Đa khoa tỉnh rồi BV T.Ư Huế. "Gia sản lớn nhất là 3 con trâu cũng đã bán tháo với cái giá hơn 30 chục triệu nhưng dường như chẳng bõ bèn gì. Gần đây nhất, đợt tháng 3 chúng tôi đưa cháu vào khoa Ung bướu (BV T.Ư Huế) điều trị 20 ngày và rồi cũng phải mang cháu về nhà. Cả tháng nay cháu nằm như người vô tri, không nói năng gì chỉ biết mở mắt nhìn..." - chị Thằng nói trong tiếng nấc.
Từ dạo con ốm nặng, anh Diên, chị Thằng cũng chẳng thể làm ăn, suốt ngày ở bên con lo cho em từng miếng ăn giấc ngủ nên kinh tế gia đình càng kiệt quệ hơn. Các đứa con khác của anh chị cũng nghèo như bố mẹ nên chẳng đỡ đần được gì. Giờ đây đến việc lo cho em Mừng những món ăn tươm tất một chút gia đình cũng không kham nổi.
Từ biệt gia đình, tôi thấy mắt chị Thằng như nhòa đi trong nắng chiều, anh Diên chạy theo nắm chặt lấy tay chúng tôi nói: "Xin đừng để con tôi nằm xuống khi đời mới qua vỏn vẹn mười mùa rẫy. Xin hãy cứu lấy nó...".
Theo Thanh niên
"Xã bất hạnh" có 641 người khuyết tật Nằm ven TP Phủ Lý (Hà Nam) có một xã có tới hơn 160 người khuyết tật và tâm thần hạng nặng nằm trong diện xét duyệt để hưởng chế độ trợ cấp. Nếu tính cả số người khuyết tật y tế ở xã này từ năm 1995 - 2010 thì có tới 641 người. Quá nhiều mảnh đời bất hạnh! Nằm cách...