Nàng chỉ muốn “yêu chay”
Yêu là phải trong sáng, không vẩn đục, chứ cấm có được quằn quại “trong tối”.
Chấp nhận “chay trường”
Chưa chính thức yêu nhau, Tân chỉ đang hẹn hò, cưa cẩm Thùy được vài tháng. Bạn bè cũng cảnh báo: Thùy trông phổng phao, lớn xác vậy nhưng đầu óc trẻ con lắm, vẫn thường mơ về những tình yêu nhuốm màu cổ tích, lãng mạn. Và quan trọng là tư tưởng của cô nàng rất “bôn”: Yêu là phải trong sáng, không vẩn đục, chứ cấm có được quằn quại “trong tối”.
Chả trách mà giữa thời buổi người ta cứ yêu nhau nhanh như điện giật với sét đánh ầm ầm thì Tân cưa nàng lại phải “từ từ đã, mưa dầm ngấm lâu”. Người ta mới vài tháng có khi đã yêu nhau “xong rồi”, còn Tân đến làn da tay nàng mỏng mịn ra sao anh vẫn chưa hề biết. Không phải Tân nhát gái mà tại anh không có cơ hội.
Nhớ lần đầu đón Thùy đi chơi, chở nàng ngồi đằng sau mà Tân lại thấy như phía lưng mình đang gần kề với một “khúc gỗ”, “khúc gỗ” ấy cứ khoanh tay tạo khoảng cách vì sợ ngồi xe máy chẳng may đụng chạm. Đi xem phim, Tân cố tình mua vé couple để có vị trí đẹp, dễ gần gũi nàng. Nhưng sự đầu tư ấy phí hoài. Vì chỉ một cú nhích rất nhẹ của anh thôi cũng bắt gặp ánh mắt đề phòng từ nàng, rồi sau đó, nàng… mạnh mẽ nhích xa anh luôn.
Vài tình huống như thế khiến Tân “rén” hơn và phải thay đổi chiến thuật. Bạn bè, ai cũng thấy thương cho Tân phải tốn thời gian, công sức quá. Người thì chê bai: “ Thời đại nào rồi còn &’hâm dở’ như thế?”, kẻ thì ra sức xúi : “Bỏ mối này đi, giờ đã khó khăn thế, mai mốt yêu vào thì còn hành hạ nhau tới mức nào?”.
Tất nhiên, là người đứng đắn nên Tân không thể vì thế mà chán Thùy, thậm chí anh còn đánh giá rất cao những phẩm chất và đức hạnh được cho là hiếm có và đang mai một dần trong xã hội này. Hay như quan điểm của Thùy trong câu chuyện về cô bạn thân mà nàng kể ngày hôm nay. Chỉ bấy nhiêu thôi đủ thấy Thùy thuộc nhóm người sùng bái chủ nghĩa “ yêu chay”. Đã đôi ba lần khi nói chuyện với Tân về đề tài tình yêu, hôn nhân, nàng luôn đưa ra những ví dụ, dẫn chứng để bóng gió gióng giả với Tân: “ Đừng có mơ chuyện quan hệ trước hôn nhân nhé!”.
Tân thú thực, anh đã xác định tư tưởng: nếu cưa đổ Thùy thì anh sẽ phải yêu “chay trường”.
Nụ hôn là quá đủ!
Tuy nhiên, không phải người đàn ông nào cũng có khả năng kiềm chế và biết trân trọng những giá trị truyền thống như Tân. Nhất là khi xã hội ngày càng phát triển, tư tưởng cũng như cách nhìn củagiới trẻ về tình yêu ngày càng phóng khoáng, “Tây hóa”.
Bảo Lâm (26 tuổi, Hoàn Kiếm, Hà Nội) tỏ ra rất bất mãn vì thuyết phục thế nào thì Hoài – bạn gái anh vẫn khăng khăng: “ Yêu chỉ cần hôn là quá đủ!”.
Video đang HOT
Lâm cho hay, thời gian yêu đến nay đã được gần 2 tháng nhưng mỗi lần âu yếm nhau, tay anh lỡ có đi sai vị trí chút xíu là bị bạn gái phũ phàng đẩy ra và cau mày cảnh cáo liền.
Lâm vẫn nhớ cái lần đầu “bẽ bàng” ấy, ngồi trong một quán cà phê mờ ảo, lúc hai người trao nhau nụ hôn nồng nàn, ướt át những tưởng đôi bên đã thực sự “phê” nên theo bản năng dẫn lối, đôi tay Lâm bắt đầu hành trình phiêu lưu khám phá. Nhưng rồi bao ham muốn và cảm xúc tuột dốc không phanh khi Hoài đột nhiên hất mạnh tay anh ra. Bình thường nàng vốn thuộc tuýp hiền lành, nữ tính, vậy mà trong khoảnh khắc ấy, Lâm thấy bạn gái bỗng dữ dằn và nghiêm nghị đến đáng sợ. Biết mình đã “phạm thượng”, Lâm rối rít xin lỗi rồi giải thích “vì yêu quá nên không kiểm soát được!”.
Ngay cả việc từ chối cũng là một nghệ thuật trong tình yêu (Ảnh minh họa)
Nhưng suy cho cùng, Lâm cũng chỉ là người trần mắt thịt, anh cũng như bao gã trai khác, khó kiềm chế được bản năng, nên cái chuyện “tay hư bị phạt” ấy sau này vẫn tái diễn. Tuy nhiên, lúc này bị bạn gái cảnh cáo, không còn thấy tội lỗi, xấu hổ nữa, mà trái lại Lâm đã “chai mặt” và chuyển sang trạng thái thấy bất mãn.
Từ đó, đôi bên bắt đầu nảy sinh những cuộc giận hờn, cãi vã chung qui cũng chỉ từ chuyện “ có nên vượt qua nụ hôn hay không?”.
Đã có lần mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm khi Lâm hằn học một cách thẳng thắn: “ Ôm hôn bạn gái và tay chân… quờ quạng là hoàn toàn bình thường, họa chỉ mấy gã đần hay có vấn đề về sinh lý thì hôn bạn gái mới đờ người ra!”. Anh chẳng ngại mắng mỏ người yêu là cô gái “cổ hủ”, “ấu trĩ”, “thiếu hiểu biết”. Còn Hoài khi ấy, để bảo vệ “tiết hạnh”, chỉ biết khóc nấc lên: “ Nếu cứ dễ dãi thế thì sẽ đến một ngày anh đòi em “chuyện ấy”. Khám phá hết nhau rồi thì chẳng dám chắc anh có còn yêu em không?“. Mỗi người đều có lí lẽ riêng, khó phân ai sai ai đúng.
Bản thâm Lâm thì cho rằng, dù rất tôn trọng cái sự trong trắng và ngoan ngoãn của Hoài, nhưng với anh và với nhiều đàn ông khác nữa “nụ hôn chỉ là sự khởi đầu của mọi thứ trong tình yêu”. Việc tháo nút mâu thuẫn của họ dường như ngày càng đi vào ngõ cụt, khiến cả đôi bên đều thấy mệt mỏi.
Lời kết
Thực tế, chuyện được “khám phá” người yêu là một nhu cầu tâm sinh lý hoàn toàn bình thường ở cả nam và nữ. Chỉ có điều, đối với cánh mày râu, do đặc điểm về giới tính và sự chủ động vốn có mà nhu cầu này bộc lộ rõ hơn, cao hơn. Thông thường, phái mạnh cũng không hề giấu giếm hay kìm nén “bản năng gốc” ấy, nên đôi khi hành động hơi “sỗ sàng” hay đôi tay đi “du ngoạn” quá giới hạn cũng là điều hoàn toàn dễ hiểu.
Tuy nhiên với không ít cô gái, nhất là những cô gái trẻ tuổi, chưa thực sự có nhiều trải nghiệm trong tình yêu thì kiểu bản năng đàn ông đó lại làm họ sợ hãi. Nhưng dù chưa va vấp, các bạn gái cũng nên trang bị cho mình một số thông tin bằng cách đọc sách báo hoặc học hỏi kinh nghiệm từ người đi trước để nắm bắt được tâm lý của cánh mày râu. Qua đó, bạn có thể phân tích được chính xác những tình huống “kinh khủng” mà bạn vừa trải qua. Cần phải phân biệt được rõ đâu là hành động sỗ sàng của một kẻ họ Sở và đâu là hành động bản năng vì quá yêu của người đàn ông, tránh chuyện trách nhầm hoặc nghi oan cho chàng mà có những biểu hiện khiến chàng cảm thấy “bẽ bàng” hay “ê mặt”. Nên nhớ, ngay cả việc từ chối cũng là một nghệ thuật trong tình yêu.
Với các cô gái có cái nhìn nghiêm khắc trong vấn đề trinh tiết, đức hạnh thì cả đôi bên cần ngồi xuống, thẳng thắn nói chuyện để đưa ra sự thống nhất. Nhưng xin nhắc nhở, cuộc nói chuyện này có thể khiến mối quan hệ của bạn trở nên gượng ép, không thoải mái. Bởi vậy, việc bảo vệ “cái ngàn vàng” một cách thật tế nhị là điều rất cần thiết.
Còn với cánh đàn ông, trong hoàn cảnh này, bạn cũng phải hết sức tâm lý và kiên nhẫn cũng như khéo léo “dìu dắt” người yêu để họ từ từ chấp nhận và biết cách đón nhận những “cử chỉ yêu đương nồng nàn” kia. Khi gặp những cô gái tư duy quá cứng nhắc thì càng cần nhiều thời gian hơn. Suy cho cùng, tình yêu cũng chỉ là tiếng nói con tim, trong khi phái nữ lại yếu đuối, trái tim họ càng mềm yếu thì sao có thể cứng nhắc và nguyên tắc mãi được nếu các quí anh biết yêu thương chân thành và kiên nhẫn chờ đợi.
Theo Bưu Điện Việt Nam
"Né" làm phim thiếu nhi
Nhu cầu thưởng thức điện ảnh của thiếu nhi rất lớn nhưng từ nhiều năm nay, điện ảnh Việt Nam có vẻ... thờ ơ với thể loại này.
Chương trình phim hè tại Trung tâm Chiếu phim Quốc gia (Hà Nội) được khai mạc ngày 26-5 và kéo dài đến ngày 15-7 với 6 phim "đặc sản" thiếu nhi. Đây cũng là những bộ phim được chiếu ở các rạp trên toàn quốc trong dịp hè 2012 và luôn "cháy vé". Đáng tiếc, cả 6 phim đều đến từ Hollywood, phim nội đã thực sự "mất hút".
Một cảnh trong phim Chuyện về người con của rồng làm xong lại cất kho. Ảnh do đoàn phim cung cấp
Thờ ơ với phim thiếu nhi
Ngoài 6 phim trong chương trình phim hè với giá vé đồng hạng (30.000 đồng/vé) là Xì Trum, Kungfu Panda 2, Alvin 3, Mèo đi hia, Thần lorax, Nhóc Nhicolas - vốn là những phim cũ rất ăn khách thời gian qua, khán giả nhí còn có thêm nhiều "món" mới để lựa chọn như Madagascar 3 phiên bản 3D, Brave 3D, Bạch Tuyết và gã thợ săn, Điệp viên nhí các phim 4D: Vũ trụ huyền ảo, Ngôi nhà ma quái, Chiến binh Robot...
Đa dạng về thể loại và phương cách thể hiện, nội dung hấp dẫn, các phim kể trên không chỉ là "đặc sản" riêng của thiếu nhi mà còn phù hợp với mọi lứa tuổi nên vào rạp là trở nên ăn khách. Những ngày này, các suất chiếu cho thiếu nhi ở Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đều "cháy" vé. Điều đó cho thấy nhu cầu thưởng thức điện ảnh của thiếu nhi rất lớn và phim thiếu nhi cũng là "mặt hàng" hái ra tiền. Vậy nhưng từ nhiều năm nay điện ảnh Việt Nam có vẻ... thờ ơ với thể loại này, cho dù trong tiêu chí xét duyệt cả kịch bản và phim đều khẳng định: Ưu tiên đề tài thiếu nhi.
Cái gì tư nhân không tham gia mà thấy cần thì Nhà nước phải bỏ tiền làm. Trên thực tế, 2 năm trước cũng đã có một kịch bản phim thiếu nhi được Nhà nước duyệt tài trợ và đưa vào sản xuất. Tuy nhiên, khi phim hoàn thành thì nội dung đã không còn "thiếu nhi" nữa. Cũng vì "không còn thiếu nhi" nên khi bộ phim này được chiếu cho thiếu nhi xem tại Liên hoan phim Việt Nam lần thứ 17 tổ chức tại Phú Yên cuối năm ngoái, các em đã hốt hoảng la toáng lên vì "cận cảnh" khá nhiều cảnh sex. Đó là trường hợp bộ phim Tâm hồn mẹ của đạo điễn Phạm Nhuệ Giang.
Nói về điều này, đạo diễn Vũ Xuân Hưng, Phó Giám đốc Hãng phim Truyện Việt Nam, đơn vị sản xuất Tâm hồn mẹ, khẳng định: "Nhân vật chính trong truyện ngắn Tâm hồn mẹ của Nguyễn Huy Thiệp là 2 đứa trẻ. Kịch bản chuyển thể do Phạm Nhuệ Giang thực hiện cũng 2 đứa trẻ là nhân vật chính. Vì thế, hội đồng duyệt mới "quyết" cho kịch bản này sản xuất ở phạm vi... phim thiếu nhi. Nhưng rồi trong quá trình thực hiện, chẳng hiểu thế nào mà đạo diễn lại đẩy bà mẹ (do Hồng Ánh đóng) vốn là nhân vật rất phụ lên thành nhân vật chính và tâm hồn thì... đã bị "méo mó" có tần suất xuất hiện nhiều hơn 2 nhân vật trẻ con. Không chỉ có những cảnh sexy, tư tưởng, suy nghĩ, hành vi... của nhân vật bà mẹ này cũng thực sự "không ổn" đối với cảm nhận của khán giả nhí. Vì vậy, chẳng thể nói đây là phim cho thiếu nhi được".
Nghịch lý ở chỗ kịch bản được duyệt là đề tài thiếu nhi nhưng khi phim ra lại thành cho người lớn, thậm chí là... đề tài nhạy cảm nhưng từ đạo diễn, hãng sản xuất... cũng không bị hội đồng duyệt "thổi còi" cho thấy cơ quan cấp phép có phần dễ dãi phần khác, cũng chưa thật sự quan tâm đến đối tượng thiếu nhi đúng như tiêu chí ưu tiên trong xét duyệt, cấp tiền sản xuất phim.
Đủ thứ khó
Một nguyên nhân khác cơ bản hơn là tình trạng khan hiếm tới mức báo động kịch bản viết cho thiếu nhi. Nhà biên kịch Trịnh Thanh Nhã lý giải: "Muốn có phim thiếu nhi thì phải có kịch bản đề tài thiếu nhi bảo đảm chất lượng. Trên thực tế, đây là đề tài khó mà hầu hết các biên kịch đều... "né". Lý do là tâm hồn các nhà biên kịch đã hết chất "trẻ con" từ lâu, họ lại không chịu dấn thân, đầu tư tìm hiểu xem trẻ con thích gì, cần gì, nghĩ như thế nào và ứng xử ra sao với những tình huống cụ thể. Không hiểu trẻ, nếu cứ "cưỡng bức" ngòi bút của mình theo tư duy "buộc phải trẻ hóa", hệ quả là những kịch bản khiên cưỡng "đội mũ trẻ" nhưng thực tế vẫn là "trẻ giả".
Cũng theo biên kịch Trịnh Thanh Nhã, lâu nay, những đợt phát động sáng tác cho trẻ em trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật nói chung và điện ảnh nói riêng thực chất chỉ là "cho vui". Việc này cần được khởi động lại đúng cách. Nghĩa là cần phải thực hiện bài bản như điều tra xã hội học về điện ảnh với nhóm đối tượng là trẻ em chiếu phim cho trẻ xem để các em tự bình luận, mổ xẻ tự đưa ra những hướng giải quyết mâu thuẫn, xử lý tình huống với tư cách là ... "đạo diễn" tổ chức những lớp viết kịch bản cho thiếu nhi với nhóm đối tượng là trẻ em có sự dìu dắt của các nhà biên kịch chuyên nghiệp. Trên cơ sở những kịch bản có chất liệu tốt, các nhà biên kịch chuyên nghiệp sẽ cùng các tác giả nhí xây dựng những kịch bản điện ảnh đủ chất lượng làm phim.
Đạo diễn Vũ Xuân Hưng cho rằng một nguyên nhân khác khiến các đạo diễn ngại làm phim thiếu nhi vì diễn viên của loại phim này hầu hết là nghiệp dư, đang ở độ tuổi đi học. Chọn được diễn viên hợp vai, có khả năng diễn xuất tốt chưa chắc gia đình đồng ý rồi còn phải tránh thời gian học tập... Làm phim thiếu nhi, lượng phim quay tốn gấp nhiều lần so với phim người lớn với diễn viên chuyên nghiệp, trong khi kinh phí thì có hạn... Đạo diễn "ngại", kịch bản lại chẳng có (dở cũng hiếm, đừng nói đến hay) nên phim thiếu nhi "mất hút" là chuyện dễ hiểu.
Làm phim hoạt hình đem bỏ kho
Phim truyện đã vậy, phim hoạt hình - sản phẩm được trợ giá để phục vụ thiếu nhi - còn ngán ngẩm hơn. Đều đều mỗi năm vài phim được sản xuất nhưng rồi cũng... đắp chiếu để đấy. Mọi năm, các phim của Hãng phim Hoạt hình Việt Nam còn được Trung tâm Chiếu phim Quốc gia đưa vào chương trình phim hè phục vụ thiếu nhi nhưng năm nay thì không. Ông Nguyễn Danh Dương, Giám đốc Trung tâm Chiếu phim Quốc gia, cho biết: "Phim hoạt hình Việt thời lượng ngắn, phải gom nhiều phim mới đủ 70 phút cho 1 suất chiếu. Chất lượng phim lại có hạn nên không đủ sức cạnh tranh với phim ngoại. Những năm trước, chùm phim Việt Nam luôn có số lượng người xem rất thấp so với các phim ngoại chiếu cùng địa điểm".
Vì không đủ tự tin đứng cạnh phim ngoại tại các rạp, năm nay, Hãng phim Hoạt hình Việt Nam tự phát hành chùm phim của mình tại trụ sở hãng. Phòng chiếu 150 ghế nhưng cũng chỉ phục vụ các suất chiếu theo hợp đồng vào cuối tuần.
Trong khi đó, bà Nguyễn Thị Hồng Ngát, Phó Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam - đơn vị quản lý Hodaffim - nơi sản xuất Chuyện về người con của rồng (đạo diễn Phạm Minh Trí), than: "Chuyện về người con của rồng là phim dài 90 phút, được đầu tư gần 7 tỉ đồng, chất lượng cũng khá ổn nhưng lại không được đưa ra rạp khai thác. Lý do là phim được làm nhân kỷ niệm đại lễ 1.000 năm Thăng Long nên bản quyền thuộc về Hà Nội. Hà Nội có Trung tâm Văn hóa Kim Đồng hoành tráng thế mà không đem Chuyện về người con của rồng ra khai thác, cứ để chiếu phim ngoại, thật xót quá".
Cứ cho rằng chất lượng chưa hay nhưng dù là lý do gì thì không thể phủ nhận một điều: điện ảnh Việt đang thờ ơ với khán giả nhí.
Theo Hải Phương (NLĐ)
Đối phó với anh chàng gia trưởng Nếu lỡ yêu phải những anh chàng luôn coi mình là nhất và thích chỉ đạo, ra lệnh, áp đặt tư tưởng lên bạn gái, bạn sẽ làm gì? Thay vì chịu đựng và mặc định rằng hắn luôn nói đúng, các nàng hãy tự thay đổi tình hình để chàng gia trưởng phải nể phục, chứ không phải để hắn lấn lướt....