Nâng cấp, bổ sung mạng lưới quan trắc khí tượng thủy văn theo hướng tự động
Ngành Khí tượng Thủy văn đã và đang được đầu tư nâng cấp mạng lưới quan trắc khí tượng tự động, đồng bộ với mục đích chuyển dần từ đo thủ công sang tự động .
Nhằm cung cấp đầy đủ, kịp thời thông tin, dữ liệu khí tượng thủy văn đáp ứng các yêu cầu trong điều hành chính sách, phát triển kinh tế- xã hội, phòng chống thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia, ngành Khí tượng Thủy văn đã và đang được đầu tư nâng cấp mạng lưới quan trắc khí tượng tự động, đồng bộ với mục đích chuyển dần từ đo thủ công sang tự động, đan dày các trạm quan trắc ở vùng núi, vùng sâu.
Trạm quan trắc môi trường tự động được lắp đặt trên địa bàn ấp Khương Bình (Kiên Giang) để theo dõi nguồn nước phục vụ sản xuất. Ảnh minh họa: Lê Sen/TTXVN
Đến năm 2020, mạng lưới quan trắc quốc gia đã có 284 trạm khí tượng bề mặt; 29 trạm khí tượng nông nghiệp; 14 trạm bức xạ; gần 2.000 trạm đo mưa tự động; 359 trạm thủy văn; 27 trạm khí tượng hải văn; có 180 trạm/điểm đo môi trường; mạng lưới trạm khí tượng cao không gồm có 6 trạm thám không vô tuyến, 8 trạm đo gió trên cao bằng máy kinh vĩ quang học, 3 trạm đo tổng lượng Ô zôn – Bức xạ cực tím và 10 trạm ra đa thời tiết trải khắp mọi miền đất nước, 18 trạm định vị sét. Mạng lưới trạm khí tượng này đã phát huy được vai trò trong việc đảm bảo cung cấp số liệu phục vụ kịp thời cho công tác giám sát các hiện tượng khí tượng thủy văn phục vụ tốt cho công tác phòng, chống thiên tai.
Với mạng lưới quan trắc đo mặn, giúp công tác dự báo và giám sát hạn mặn được chủ động và hiệu quả hơn so với trước đây. Một số năm qua, minh chứng rõ nhất là đã cảnh báo sớm được tình trạng hạn mặn đặc biệt nghiêm trọng, góp phần giảm thiểu đáng kể thiệt hại về kinh tế, môi trường ở Đồng bằng sông Cửu Long. Đầu tư nâng cấp tự động hóa các trạm quan trắc khí tượng thủy văn có thể thu nhận nhanh các thông tin hiện trạng để đưa ra các cảnh báo, dự báo. Đặc biệt là dự báo, cảnh báo mưa lớn, lũ, dông, lốc, bão và áp thấp nhiệt đới.
Video đang HOT
Đặc biệt, hệ thống 10 trạm ra đa thời tiết được nâng cấp, đầu tư, có thể giám sát cấu trúc bão, đặc điểm các cơn bão, áp thấp nhiệt đới khi tiến vào gần đất liền, qua đó cảnh báo chính xác hơn cường độ, hướng di chuyển của bão cũng như khả năng gây mưa lớn, gió mạnh đến các khu vực ven bờ và sâu trong đất liền. Hệ thống ra đa này, cũng đã từng bước nâng cao được chất lượng cảnh báo dông, lốc, sét, mưa đá hạn cực ngắn khi kết hợp với phân tích kết quả mô hình số trị và hệ thống 18 trạm định vị sét mới được đầu tư và đưa vào sử dụng từ cuối năm 2019.
Bên cạnh đó, mạng lưới đo mưa tự động là một trong những bước tiến rõ rệt của ngành Khí tượng Thủy văn khi áp dụng thành tựu khoa học công nghệ mới, chuyển đổi số. Hiện nay với mạng lưới đo mưa tự động phủ khắp toàn quốc đã góp phần nâng cao hiệu quả trong cảnh báo nguy cơ lũ, ngập lụt, lũ quét và sạt lở đất.
Theo Tiến sĩ Hoàng Đức Cường, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Khí tượng Thủy văn (Bộ Tài nguyên và Môi trường), Bộ đã chủ trì tổ chức thực hiện xây dựng nhiệm vụ lập Quy hoạch mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch hướng đến mục tiêu phát triển mạng lưới trạm khí tượng thủy văn quốc gia hoàn chỉnh, đồng bộ, hiện đại, khả thi theo hướng tự động hóa cao, bảo đảm “tính mở”, có khả năng lồng ghép, tích hợp, kết nối, chia sẻ với các mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia và mạng lưới khí tượng thủy văn quốc toàn cầu.
Truyền tải tâm tư, nguyện vọng của người dân tới Hội đồng nhân dân quận
Mới đây, tại phường Thượng Cát, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm đã tổ chức Hội nghị tiếp xúc giữa cử tri với người ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân quận khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026.
Tại Hội nghị, các ứng cử viên hứa sẽ lắng nghe, tiếp thu, tổng hợp và truyền đạt đầy đủ những tâm tư, nguyện vọng của người dân, của cử tri gửi tới Hội đồng nhân dân quận.
Tại đơn vị bầu cử số 4, có 5 ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân quận khóa III, nhiệm kỳ 2021-2026 gồm: Ông Lê Đức Hùng - Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm; Bà Nguyễn Thị Bình- Phó Đội trưởng Đội An ninh, Công an quận Bắc Từ Liêm; ông Đặng Trần Phi - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân phường Tây Tựu; ông Ngô Ngọc Vĩ - Bí thư Đảng ủy phường Thượng Cát; ông Trần Huy Tuệ - Công chức địa chính, xây dựng, đô thị và môi trường phường Tây Tựu.
Ông Lê Đức Hùng - Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm phát biểu tại Hội nghị. (Ảnh: L.T)
Tại buổi tiếp xúc với cử tri phường Thượng Cát, đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam quận Bắc Từ Liêm đã giới thiệu tóm tắt tiểu sử của 5 ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân quận khóa III tại đơn vị bầu cử số 4. Trình bày chương trình hành động của mình, 5 ứng cử viên đều thể hiện rõ khát vọng, mong muốn được đóng góp cho sự phát triển kinh tế-xã hội nhanh, bền vững của quận gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh vững chắc.
Nếu được cử tri tín nhiệm bầu vào Hội đồng nhân dân quận, các ứng cử viên hứa sẽ thường xuyên lắng nghe, nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của Nhân dân về tình hình thực hiện các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước tại địa phương để phản ánh tới Hội đồng nhân dân quận, cấp ủy, chính quyền địa phương.
Cử tri nêu ý kiến tại hội nghị.
Tại hội nghị, cử tri phường Thượng Cát đã thống nhất cao với Chương trình hành động của các ứng cử viên. Đồng thời, nhiều ý kiến đóng góp thẳng thắn và mong muốn các đại biểu trúng cử sẽ thực hiện tốt vai trò, trọng trách và thực hiện tốt Chương trình hành động mà mình đã đề ra.
Cử tri mong muốn các ứng cử viên là cầu nối, truyền tải đầy đủ tâm tư nguyện vọng của cử tri tới Hội đồng nhân dân quận, giải quyết dứt điểm những vấn đề dân sinh bức xúc như: Hạ tầng đô thị; giải phóng mặt bằng; quản lý đất đai; bảo vệ môi trường; vấn đề an sinh xã hội...
Thay mặt các ứng cử viên đại biểu Hội đồng nhân dân quận tại đơn vị bầu cử số 4, ông Lê Đức Hùng-Trưởng Công an quận Bắc Từ Liêm đã tiếp thu, ghi nhận những ý kiến, kỳ vọng của cử tri. Đồng thời, ông Hùng hứa nếu trúng cử hay không trúng cử Hội đồng nhân dân quận, các ứng cử viên sẽ tích cực tham gia đóng góp ý kiến, chuyển tải kịp thời những thông tin của cử tri đến Hội đồng nhân dân quận khóa III và các cơ quan liên quan.
Đặc biệt, các ứng cử viên sẽ luôn nỗ lực phấn đấu, nêu cao tinh thần trách nhiệm của người đại biểu dân cử, thực hiện phương châm gần dân, sát dân và bảo vệ quyền lợi hợp pháp của Nhân dân.
Vai trò người có uy tín nơi biên giới Nhiều năm qua, trưởng bản, người có uy tín (TB, NCUT), thuộc Khu Kinh tế - Quốc phòng (KT - QP) Sông Mã luôn phát huy tốt vai trò đầu tàu, gương mẫu, tích cực vận động nhân dân thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, xây dựng, củng cố thế trận quốc phòng,...