Nâng cao tính răn đe, phòng ngừa vi phạm, gây ô nhiễm môi trường
Người dân có thể sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật để ghi dữ liệu, cung cấp cho cơ quan chức năng để “ phạt nguội” đối với những hành vi gây ô nhiễm môi trường nơi công cộng.
Đây là một trong những quy định tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 25/8/2022.
Theo đó, đối với nhóm hành vi xảy ra nơi công cộng như vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định; hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định…, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP điều chỉnh theo hướng đảm bảo tính khả thi cả đối với lực lượng có thẩm quyền xử phạt lẫn các đối tượng bị xử phạt.
Giúp ngăn chặn các hành vi vi phạm về môi trường
Người dân tập kết rác ngay ven đường Quốc lộ 4a thuộc địa phận xã Tổng Cọt, huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng khiến cho môi trường bị ô nhiễm nặng nề. Ảnh (tư liệu): Quốc Đạt/TTXVN
Đánh giá về những quy định xử phạt có hiệu quả, giúp ngăn chặn các hành vi vi phạm về lĩnh vực môi trường tại Nghị định số 45/2022/NĐ-CP, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường ( Bộ Tài nguyên và Môi trường) Nguyễn Hưng Thịnh cho biết, để tăng cường hiệu quả, nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường, Nghị định đã bổ sung nhiều quy định đối với nhóm hành vi xảy ra nơi công cộng như vứt, thải, bỏ đầu, mẩu, tàn thuốc lá không đúng nơi quy định; hành vi vệ sinh cá nhân (tiểu tiện, đại tiện) không đúng nơi quy định; vứt, thải, bỏ rác thải, đổ nước thải không đúng nơi quy định tại khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; vứt, thải, bỏ rác thải trên vỉa hè, lòng đường hoặc vào hệ thống thoát nước thải đô thị hoặc hệ thống thoát nước mặt… Mức phạt đối với các hành vi trên đã được điều chỉnh giảm để đảm bảo tính khả thi với số đông người dân, phù hợp với thẩm quyền xử phạt của các lực lượng tại địa phương như chiến sỹ công an, trưởng công an cấp xã, trưởng đồn công an.
Nghị định cũng đã đơn giản hóa trình tự thủ tục xử phạt đối với các hành vi trên bằng hình thức phạt tại chỗ với một số hành vi có mức phạt dưới 250.000 đồng. Đối với các nhóm hành vi này, Nghị định số 45/2022/NĐ-CP cũng đã dẫn chiếu áp dụng Nghị định 135/2021/NĐ-CP để có thể sử dụng dữ liệu thu được từ phương tiện, thiết bị kỹ thuật do cá nhân, tổ chức cung cấp để “phạt nguội” theo quy định.
Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung các hành vi liên quan đến công khai, cung cấp thông tin môi trường, trong đó phạt nặng từ 100-200 triệu đối với hành vi gian dối khi cung cấp thông tin môi trường trong trường hợp phải công khai thông tin cho cộng đồng theo quy định, để ngăn chặn đối với các trường hợp khi lấy ý kiến tham vấn cộng đồng trong quá trình lập các hồ sơ môi trường cố tình đưa thông tin không trung thực dẫn đến không đánh giá đầy đủ các nguy cơ gây ô nhiễm môi trường của dự án, cơ sở.
Nghị định cũng đã quy định rõ mức phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 2 triệu đồng đối với hành vi thải bỏ chất thải nhựa phát sinh từ sinh hoạt vào ao hồ, kênh rạch, sông, suối, biển; bổ sung các hành vi đốt chất thải nguy hại, mua, tiếp nhận chất thải công nghiệp thông thường, chất thải nguy hại mà không có biện pháp xử lý hoặc không có chức năng xử lý theo quy định… để xử lý đối với các trường hợp phát sinh trong thực tế mà trước đây chưa có chế tài. Ngoài ra, Nghị định cũng bổ sung quy định đối với hành vi đốt ngoài trời phụ phẩm từ cây trồng cạnh khu vực dân cư, sân bay, các tuyến giao thông chính, cũng bị phạt tiền từ 2,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng.
Video đang HOT
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hưng Thịnh cho biết, thời gian qua, dư luận cũng quan tâm khi Nghị định số 45/2022/NĐ-CP có quy định hộ gia đình, cá nhân không phân loại chất thải rắn sinh hoạt theo quy định có thể bị xử phạt từ 500 nghìn đồng đến 1 triệu đồng. Việc đưa ra chế tài này để thực hiện quy định tại khoản 1 Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường 2020. Đồng thời, Điều 75 Luật Bảo vệ môi trường quy định, UBND cấp tỉnh có trách nhiệm quy định chi tiết về quản lý chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn, thời hạn chậm nhất trước ngày 31/12/2024. Do đó, đối với hành vi này chưa áp dụng ngay tại thời điểm Nghị định 45/2022/NĐ-CP có hiệu lực thi hành. Quy định cụ thể về phân loại rác, thời điểm phân loại rác tại nguồn ở từng tỉnh, thành phố sẽ do UBND cấp tỉnh quyết định.
Phạt nặng các hành vi xả thải trộm ra môi trường
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hưng Thịnh cho biết, Nghị định 45/2022/NĐ-CP đã đưa ra hình thức xử phạt ở mức cao nhất đối một số nhóm hành vi cố tình xả trộm, xả lén, xả chất thải không qua xử lý ra ngoài môi trường, gây ô nhiễm môi trường như phạt tiền đến mức tối đa 2 tỷ đồng đối với các hành vi xây lắp, lắp đặt thiết bị, đường ống hoặc các đường thải khác để xả chất thải không qua xử lý ra môi trường, không xây lắp công trình bảo vệ môi trường…(tăng gấp 3 lần so với mức xử phạt quy định tại Nghị định 155/2016/NĐ-CP ban hành ngày 18/11/2016 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường).
Nghị định cũng áp dụng các biện pháp xử phạt bổ sung là tước quyền sử dụng giấy phép môi trường; buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện vi phạm hành chính; áp dụng biện pháp tước quyền sử dụng giấy phép môi trường đối với các hành vi khác như xả nước thải, khí thải vượt quy chuẩn kỹ thuật nhiều lần, nghiêm trọng đến mức bị đình chỉ; hành vi gây ô nhiễm đất, nước, không khí, gây ô nhiễm môi trường kéo dài; hành vi vi phạm quy định của cơ sở xử lý chất thải nguy hại đến mức bị đình chỉ hoạt động…
Theo quy định hiện hành, giấy phép môi trường là văn bản do cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cấp cho tổ chức, cá nhân có hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ được phép xả chất thải ra môi trường, quản lý chất thải, nhập khẩu phế liệu từ nước ngoài làm nguyên liệu sản xuất kèm theo yêu cầu, điều kiện về bảo vệ môi trường. Việc tước quyền sử dụng giấy phép môi trường đồng nghĩa với việc tổ chức, cá nhân đó không đủ điều kiện để hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ.
Nghị định cũng đã bổ sung thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính cho các lực lượng như: Kiểm ngư; cảng vụ hàng không; Cục quản lý môi trường y tế; thanh tra chuyên ngành công thương, thanh tra chuyên ngành văn hóa, thể thao và du lịch…; bổ sung thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính cho nhân viên trật tự công cộng đang thi hành nhiệm vụ liên quan đến bảo vệ môi trường tại các khu đô thị, khu chung cư, thương mại, dịch vụ hoặc nơi công cộng; qua đó mở rộng, tăng cường tối đa lực lượng tham gia để kịp thời phát hiện, xử lý vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, góp phần thực thi có hiệu quả Nghị định.
Phó Tổng cục trưởng Nguyễn Hưng Thịnh khẳng định, các hành vi vi phạm được quy định tại Nghị định theo hướng nâng cao tính răn đe, phòng ngừa các các hành vi cố tình vi phạm, trực tiếp gây ô nhiễm môi trường. Các hành vi gây ô nhiễm môi trường ngoài biện pháp xử phạt nặng bằng tiền, còn đồng thời bị đình chỉ hoạt động hoặc tước giấy phép môi trường, buộc khắc phục hậu quả vi phạm.
Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã quy định đồng bộ các công cụ quản lý môi trường theo từng giai đoạn của dự án, bắt đầu từ khâu xem xét chủ trương đầu tư, thẩm định dự án, thực hiện dự án cho đến khi dự án đi vào vận hành chính thức và kết thúc dự án. Vì vậy Nghị định xử phạt cũng đã quy định hành vi vi phạm xuyên suốt theo trình tự từ thực hiện đánh giá tác động môi trường, vận hành thử nghiệm công trình xử lý chất thải, giấy phép môi trường và đăng ký môi trường, bảo vệ môi trường trong triển khai xây dựng dự án hoặc trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ… đảm bảo dễ dàng tra cứu, áp dụng.
Nghị định cũng thúc đẩy việc thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả, đặc biệt là việc thu lại số lợi bất hợp pháp của tổ chức, cá nhân có được do hành vi vi phạm mang lại; qua đó khắc phục triệt để tư tưởng cố tình vi phạm để trốn chi phí đầu tư cho môi trường.
Đường dây nóng "xử" ô nhiễm môi trường hiệu quả... thấp
"Hiệu quả giải quyết dứt điểm các vấn đề ô nhiễm môi trường được phản ánh qua đường dây nóng ở một số địa phương còn thấp, đa phần mới dừng lại ở mức xử lý thông tin, chưa chú trọng xử lý vụ việc".
Tổng cục Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) vừa tổ chức sơ kết thực hiện việc tiếp nhận, xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng.
Trên 4.000 phản ánh, hiệu quả giải quyết còn thấp
Sau hơn 3 năm triển khai, đường dây nóng của Tổng cục Môi trường (0869.000660) và Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương đã tiếp nhận trên 4.000 thông tin từ các tổ chức, cá nhân phản ánh đối với trên 3.900 vụ việc về ô nhiễm môi trường.
Đến nay, các cơ quan đã tiến hành xác minh trên 3.800 vụ việc (chiếm tỷ lệ 98%), xử lý gần 3.700 vụ việc (chiếm tỷ lệ 93%) và thực hiện phản hồi thông tin 3.300 vụ việc (chiếm tỷ lệ 85%).
Ông Hồ Kiên Trung - Chánh văn phòng Tổng cục Môi trường - phát biểu tại buổi hội thảo (Ảnh: VEA).
Đại diện Tổng cục Môi trường khẳng định, kể từ khi đi vào hoạt động, hệ thống đường dây nóng đã trở thành kênh thông tin hữu ích, tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân cung cấp thông tin phản ánh kịp thời về các hành vi gây ô nhiễm, các điểm "nóng" môi trường trên địa bàn đến các cơ quan quản lý nhà nước.
Đường dây nóng cũng giúp cơ quan quản lý nhà nước nắm bắt, phát hiện kịp thời các vấn đề và có giải pháp xử lý các điểm "nóng" về môi trường phát sinh trên địa bàn.
"Qua công tác tiếp nhận, xác minh, xử lý các vụ việc ô nhiễm môi trường được phản ánh thông qua đường dây nóng và qua phương tiện truyền thông, báo chí, ý thức, trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng lên. Tỷ lệ các vụ việc được xác minh, xử lý tăng dần theo thời gian: Năm 2018, tỷ lệ vụ việc được xác minh là 54%, xử lý 43%; đến năm 2020, tỷ lệ này đã được nâng lên lần lượt là 79% và 71%. Đến nay tỷ lệ vụ việc được xác minh, xử lý đã đạt 98% và 93%"- báo cáo của Tổng cục Môi trường cho hay.
Tuy nhiên, thực tế triển khai hệ thống đường dây nóng từ cấp Trung ương đến địa phương cũng còn một số hạn chế nhất định. Việc tổ chức đường dây nóng tại các địa phương chưa bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất đầu mối, chưa đúng quy định. Nhiều thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường mới chỉ dừng lại ở việc tiếp nhận, ghi nhận thông tin vào sổ nhật ký, gây khó khăn cho công tác theo dõi, giám sát việc thực hiện. Việc công bố, công khai thông tin, kết quả xử lý chưa được kịp thời.
"Hiệu quả giải quyết dứt điểm các vấn đề ô nhiễm môi trường được phản ánh qua đường dây nóng ở một số địa phương còn thấp, đa phần mới dừng lại ở mức xử lý thông tin, chưa chú trọng xử lý vụ việc, dẫn đến một số vụ việc chưa được xử lý thỏa đáng, người dân tiếp tục thực hiện phản ánh lại nhiều lần, giảm hiệu quả đường dây nóng"- báo cáo của Tổng cục Môi trường nhận định.
Đoàn công tác của Bộ Tài nguyên và Môi trường kiểm tra tại Công ty Formosa Hà Tĩnh (Ảnh minh họa).
Mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện
Để giải quyết những hạn chế, bất cập và thực hiện quy định tại khoản 5 Điều 159 Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 về trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước về môi trường các cấp, Tổng cục Môi trường đề xuất dự thảo "Quy chế tiếp nhận, xử lý thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường" do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành.
Việc ban hành quy chế nhằm thống nhất nguyên tắc tiếp nhận, xác minh, xử lý và phản hồi thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường. Thực hiện phân loại cụ thể thông tin được phản ánh đến đường dây nóng để phân định rõ thẩm quyền, trách nhiệm xác minh và xử lý vụ việc nhằm đảm bảo việc xác minh thông tin và xử lý vụ việc nhanh chóng, thống nhất và hiệu quả.
Mở rộng hệ thống đường dây nóng đến cấp huyện và thống nhất các phương thức tiếp nhận thông tin đường dây nóng về ô nhiễm môi trường thông qua gọi điện, nhắn tin, gửi thông tin đến số điện thoại, thư điện tử đường dây nóng, qua hệ thống thông tin (ứng dụng trên nền tảng web) hoặc ứng dụng trên thiết bị di động...
Ông Hồ Kiên Trung - Chánh Văn phòng Tổng cục Môi trường hi vọng sự quyết tâm, nỗ lực của các Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND cấp quận, huyện và cấp xã, các tổ chức, cộng đồng và mỗi người dân, việc tiếp nhận và xử lý thông tin phản ánh, kiến nghị về ô nhiễm môi trường thông qua đường dây nóng sẽ góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường.
Đồng Nai: Cần số tiền 'khủng' 800.000 tỉ đồng chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 Theo khái toán ban đầu của tỉnh Đồng Nai, để chuyển đổi công năng KCN Biên Hòa 1 thành khu đô thị - thương mại - dịch vụ cần đến 800.000 tỉ đồng. KCN Biên Hòa 1 rộng 320 ha, là KCN đầu tiên và lâu đời nhất Việt Nam, được thành lập năm 1963. Do ra đời đã lâu, có nhiều hạn...