Nâng cao tầm vóc, thể trạng HS được thực hiện ra sao?
Những năm qua, việc rèn luyện thể chất, nâng cao thể trạng, tầm vóc cho đối tượng học sinh trong trường học được coi trọng. Mặc dù còn nhiều khó khăn, tuy nhiên, tại các trường học vùng cao, miền núi, công tác giáo dục thể chất, nâng cao thể trạng cho học sinh đã đạt được nhiều kết quả tích cực.
Bữa ăn bán trú Trường PTDT Bán trú THCS xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng.
Cải thiện chất lượng bữa ăn bán trú
Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của trẻ em thông qua bữa ăn học đườnghợp lý là một trong những nội dung quan trọng của Chiến lược Quốc gia về dinh dưỡng và Đề án tổng thể phát triển thể lực, tầm vóc người Việt Nam giai đoạn 2011 – 2030. Do đặc thù của vùng cao, nên phần lớn các trường học trên địa bàn Lào Cai tổ chức mô hình trường học nội trú, bán trú.
Ban giám hiệu nhà trường trực tiếp nhận, kiểm tra thực phẩm tại bếp ăn mỗi sáng. Nhà trường cũng mượn của xã một khoảng đất trống để các em học sinh tự trồng rau, cung cấp một phần rau xanh cho bữa ăn bán trú. Bữa ăn cho học sinh, nhờ vậy vừa đủ dưỡng chất, lại vừa đảm bảo an toàn.
Thầy giáo Phạm Thanh Tùng, Hiệu trường Trường PTDT Bán trú THCS xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng chia sẻ
Video đang HOT
Khắc phục những khó khăn, thiếu thốn về cơ sở vật chất, kinh phí, các nhà trường đã nỗ lực triển khai nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng bữa ăn bán trú cho học sinh, đảm bảo dưỡng chất để các em phát triển tốt về thể chất, có sức khỏe hoàn thành tốt chương trình giáo dục toàn diện.
Cô giáo Phạm Thu Hằng, Hiệu trưởng Trường Mầm non Hoa Hồng, xã Phong Niên, huyện Bảo Thắng, tỉnh Lào Cai cho biết: “Thực đơn nhà trường xây dựng phải căn cứ vào nhu cầu calo 1 ngày của trẻ theo Thông tư 28/2016/TT-BGDĐT của Bộ GD&ĐT về chế độ dinh dưỡng trong trường mầm non. Thực đơn này cũng được chúng tôi thay đổi theo mùa để trẻ ăn ngon miệng, thực phẩm được ngon sạch”.
HS Trường THPT số 2 Bảo Thắng trong giờ thể thao
Nâng cao chất lượng giáo dục thể chất
Bên cạnh việc cải thiện tình trạng dinh dưỡng cho các em học sinh, công tác giáo dục thể chất cũng là một nội dung được các nhà trường đặc biệt quan tâm. Tại nhiều trường học vùng cao Lào Cai, các em nhỏ được rèn luyện thể chất mỗi ngày thông qua những hoạt động ngoại khóa bổ ích: Tập thể dục giữa giờ, hát múa, chơi các trò chơi dân gian.
Tại Trường THPT số 2 huyện Bảo Thắng, nhờ những đổi mới trong cách dạy, cách học, mỗi giờ học thể dục của nhà trường không còn nhàm chán, mà trở nên đầy hào hứng. Giáo dục thể chất không còn là môn phụ trong suy nghĩ của cả giáo viên và học sinh.
Thầy giáo Lưu Văn Dũng, giáo viên GDTC – GDQP, Trường THPT số 2 Bảo Thắng cho biết: Ngay từ đầu năm học, chúng tôi có phiếu khảo sát phân loại, lên kế hoạch giảng dạy cho phù hợp với điều kiện của trường và nguyện vọng của các em. Em nào thể hình nhỏ có thể chơi cầu lông, đá cầu, em nào có thể hình tốt thì chơi bóng chuyền, bóng rổ…
Đặc biệt, Trường THPT số 2 Bảo Thắng cũng đã quan tâm đến việc tăng cường các hoạt động thể dục thể thao trong trường học thông qua việc xây dựng các hoạt động thể thao thường xuyên, đưa các môn thể thao truyền thống vào hoạt động ngoài giờ lên lớp của nhà trường. Những câu lạc bộ thể thao theo sở thích của các em học sinh được thành lập và hoạt động sôi nổi là minh chứng trong thành công của công tác giáo dục thể chất của nhà trường.
Em Nguyễn Mạnh Cường, học sinh lớp 12A3, Trường THPT số 2 Bảo Thắng cho biết: Không chỉ tham gia chơi bóng trong các giờ học ngoại khóa, em cùng các bạn trong câu lạc bộ của trường còn được đi giao lưu thi đấu với các trường khác, tại các địa phương khác. Những hoạt động này giúp chúng em rất hào hứng tham gia vào phong trào rèn luyện thể chất ở nhà trường. Sức khỏe từ đó cũng được cải thiện đáng kể.
Vượt qua rất nhiều khó khăn, ngành Giáo dục Lào Cai trong những năm qua đã nỗ lực tìm giải pháp nâng cao tầm vóc, thể trạng cho học sinh, góp phần tích cực vào thực hiện thắng lợi Đề án 641 của Chính phủ, là tiền đề để đào tạo nguồn nhân lực trong tương lai.
Lê Đăng
Theo GDTĐ
Chuẩn hóa bữa ăn học đường
Hầu hết các học sinh cấp tiểu học và cả THCS trên địa bàn TP Hồ Chí Minh khi học bán trú đều sử dụng các suất ăn cơm tại trường (bữa trưa). Các suất ăn này có mức tiền đóng góp tuỳ theo quy định của từng trường, từng lớp khác nhau.
Và nguồn cung cấp bữa ăn học đường cho các em cũng đến từ nhiều đơn vị, trong đó chủ yếu là nhà trường tự nấu, do doanh nghiệp nấu và cung cấp cho nhà trường.
Ảnh minh họa
Thống kê, trên địa bàn TPHCM có 2.314 dịch vụ cung cấp suất ăn học đường. Trong đó có 1.280 là bếp của các trường tổ chức nấu, có 112 bếp do nhà trường bỏ tiền thuê người nấu, 630 căn tin nhà trường nấu và cung cấp tự nguyện cho học sinh, và số còn lại 292 cơ sở do doanh nghiệp ngoài trường cung cấp.
Có thể nói, việc cung cấp các suất ăn cho học sinh hàng ngày là rất quan trọng và cần thiết. Các suất ăn là nguồn năng lượng trực tiếp giúp các em học tập và vui chơi tại trường. Tuy nhiên, ngành giáo dục thành phố chưa có một chuẩn hay một đơn vị nào đủ chuẩn để cung cấp các suất ăn, như với chương trình sữa học đường. Ngược lại, các trường thường tự sắp xếp việc cung cấp suất ăn cho học sinh. Đặc biệt, dù quan trọng nhưng suất ăn học đường lại chưa được sử dụng nguồn sách ưu đãi như với chương trình sữa học đường đang được thực hiện.
Kể từ năm 2014 tới năm 2018, trên địa bàn TPHCM có tới 340 học sinh bị ngộ độc khi sử dụng suất ăn học đường. Ngay trong năm 2019 này, dù chưa thống kê đầy đủ nhưng cũng có tới hơn 20 học sinh bị ngộ độc sau khi sử dụng suất ăn tại trường. Vì thế, việc "chuẩn hóa bữa ăn học đường" không chỉ giúp các em học sinh tránh bị ngộ độc mà cần có chế độ dinh dưỡng ở mức tốt nhất.
Nhiều phụ huynh vẫn rất mong TPHCM ưu tiên nguồn ngân sách để cung cấp hoặc hỗ trợ các đơn vị cung cấp thức ăn học đường dành cho các em học sinh. Việc có sự hỗ trợ chính thức khiến cho suất ăn được tốt hơn mà có thể còn còn thúc đẩy nhiều doanh nghiệp đầu tư, cung cấp các suất ăn đạt tiêu chuẩn cho học sinh, thay vì có nhiều nguồn dịch vụ cung cấp không thống nhất như hiện nay.
Đoàn Xá
Theo daidoanket
Cùng chuyên gia nhìn nhận về vai trò của thể thao, giúp trẻ em phát triển toàn diện Giai đoạn 6 - 12 tuổi là thời điểm vàng để trẻ phát triển tầm vóc, thể lực và kỹ năng. Tuy nhiên, đa số các bậc phụ huynh chưa biết "tận dụng" khoảng thời gian quý giá này của con. Từng nhắc đến tầm quan trọng của giáo dục thể chất, thể thao cho trẻ, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạn nhận định:...