Nâng cao năng suất lao động nhờ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt
Thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt giúp ngành điện tối ưu hóa nguồn nhân lực, nâng cao năng suất lao động.
Hiện nay, Tập đoàn Điện lực Việt Nam đang quản lý trên 27 triệu hàng, trong đó có 91,64% là khách hàng sử dụng điện sinh hoạt; 8,35% là khách hàng gồm các cơ quan, doanh nghiệp. Kết quả thu tiền điện hàng năm của EVN đều đạt ở mức rất cao với tỷ lệ trên 99%.
Nhằm tăng tính tiện ích cho khách hàng và giúp nâng cao năng suất lao động, từ năm 2005, EVN đã triển khai việc thu hộ tiền điện qua ngân hàng (NH), tổ chức trung gian (TCTG); ký thoả thuận hợp tác với 4 ngân hàng lớn (BIDV, VietcomBank, Vietinbank, AgriBank)… Tỷ lệ hóa đơn và doanh thu tiền điện qua ngân hàng, tổ chức trung gian tăng mạnh qua các năm: từ 14,88% số khách hàng (năm 2015) lên 44,95% số khách hàng (năm 2017) và 49,45% số khách hàng (năm 2018).
Nhân viên phòng giao dịch của EVNHANOI hướng dẫn khách hàng thực hiện thủ tục thanh toán hóa đơn tiền điện
Tuy nhiên trong giai đoạn từ 2005-2011, số lượng khách hàng tham gia chưa cao và mặc dù tiền điện thanh toán qua ngân hàng nhưng nhân viên điện lực vẫn phải đến nhà khách hàng để trả hóa đơn tiền điện. Trong giai đoạn 2012-2015, sau khi có chính sách triển khai hóa đơn điện tử, EVN là doanh nghiệp đầu tiên trong cả nước thực hiện thí điểm và triển khai áp dụng hóa đơn điện tử cho toàn bộ khách hàng sử dụng điện, khách hàng có thể lấy hóa đơn tiền điện qua website chăm sóc khách hàng của ngành Điện cũng như nhận hóa đơn qua email của khách hàng.
Video đang HOT
Sau khi đã hoàn thành việc áp dụng hóa đơn điện tử, từ năm 2016, để nâng cao năng suất lao động và chất lượng dịch vụ khách hàng, chỉ tiêu thu tiền điện qua NH&TCTG bắt đầu được đưa vào thành chỉ tiêu định lượng để điều hành hằng năm của Tập đoàn. Việc đẩy mạnh này được thực hiện thông qua các giải pháp tăng cường hợp tác với các Ngân hàng, Tổ chức trung gian thanh toán cung cấp dịch vụ thanh toán qua ví điện tử, cổng thanh toán trực tuyến để thiết lập các kênh thanh toán đa dạng cho khách hàng. Trong năm 2017, với việc hợp tác với 27 ngân hàng và 10 tổ chức trung gian, EVN không còn nhân viên của điện lực đến nhà khách hàng thu tiền.
Tính tới nay, tỷ lệ hóa đơn và doanh thu tiền điện qua ngân hàng, tổ chức trung gian tăng mạnh qua các năm: Từ 14,88% số khách hàng (năm 2015) lên tới 49,45% số khách hàng (năm 2018). Trong đó, các hình thức thu tiền không sử dụng tiền mặt, như: Trích nợ tự động, ATM, ngân hàng trực tuyến… đạt hơn 21,74% khách hàng của EVN (đến hết tháng 8-2019 tỷ lệ này là 31%).
Tổng công ty Điện lực TP Hà Nội (EVNHANOI) là một trong những đơn vị đầu trong EVN trong triển khai việc TTKDTM. Từ cuối năm 2017, EVNHANOI đã chính thức cung cấp 32 dịch vụ điện trực tuyến trên trang mạng của tổng công ty và Cổng giao tiếp điện tử TP Hà Nội. Sự ra đời của 32 dịch vụ điện trực tuyến, các ứng dụng chăm sóc khách hàng và nhất là các phần mềm đa dạng hóa hình thức thanh toán tiền điện qua các ngân hàng và TCTG thanh toán đã đem đến nhiều lợi ích về thời gian, công sức và chi phí cho khách hàng sử dụng điện.
Là một trong những đơn vị triển khai triển khai thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt, đại diện Công ty Điện lực Hà Giang, việc triển khai các hình thức thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt không chỉ tạo điều kiện thuận lợi, an toàn cho khách hàng mà còn giúp ngành Điện tối ưu hóa nguồn lực, nâng cao năng suất lao động, thuận tiện cho việc triển khai dịch vụ điện cấp độ 4, góp phần minh bạch hóa dịch vụ của ngành điện và nâng cao hiệu quả quản lý, giám sát của các cơ quan quản lý Nhà nước.
Theo Vietq.vn
Petrolimex có thêm 730 tỷ đồng nhờ sáp nhập PGBank và HDBank?
Petrolimex kiến có thêm khoản lợi nhuận bất thường 730 tỷ đồng nhờ thương vụ sáp nhập PGBank và HDBank
Petrolimex có thêm 730 tỷ đồng nhờ sáp nhập PGBank và HDBank? Nguồn: nguoiduatin
Mới đây, Tập đoàn Xăng Dầu Việt Nam (HoSE: PLX) vừa tổ chức buổi gặp gỡ nhà đầu tư để chia sẻ về tình hình của Công ty hiện tại và những định hướng tương lai, trong đó có đề cập đến thương vụ sáp nhập giữa PGBank và HDBank.
Theo thông tin Công ty chứng khoán Bản Việt (VCSC) tường thuật lại, Ban lãnh đạo của PLX đặt mục tiêu nhận được phê duyệt cuối cùng đối với đề xuất sáp nhập HDBank-PGBank vào tháng 06/2020.
Hiện tại, PLX đang nắm giữ 40% cổ phần của PGBank (PGB). Trong khi đó, đề xuất sáp nhập PGB và HDBank (HDB) đang được trình lên Ngân hàng Nhà nước và đang chờ đợi phê duyệt cuối cùng. Sau khi hợp nhất, PLX sẽ sở hữu 5,8% cổ phần của HDB. Theo đó, PLX ước tính sẽ ghi nhận khoản lợi nhuận bất thường khoảng 730 tỷ đồng (theo giá hiện tại của cổ phiếu HDB là 28.350 đồng/cổ phiếu). Đây sẽ là yếu tố hỗ trợ giá cổ phiếu trong năm 2020F do giúp thúc đẩy lợi nhuận 2020 tăng thêm 15%.
Bên cạnh đó, VCSC cho biết Ban lãnh đạo của PLX đặt mục tiêu thử nhiệm dịch vụ bảo trì xe và rửa xe tại cây xăng từ năm 2020. PLX ghi nhận tiềm năng cao từ triển khai dịch vụ cho xe tại các trạm xăng (rửa xe, bảo trì), đến từ xu hướng nhiều người dần sở hữu xe hơi thay vì xe máy. PLX đã hoàn thành giai đoạn 1 là phân tích và phân loại nhóm các trạm xăng phù hợp cho việc triển khai các dịch vụ này. Hiện tại, các dịch vụ đang trong giai đoạn 2 là tìm kiếm mô hình dịch vụ hợp lý nhằm phát triển và đặt mục tiêu thử nghiệm tại các trạm xăng trong năm 2020. Theo đánh giá của VCSC, PLX dần trở nên năng động hơn và bắt đầu triển khai phương thức chi trả mới nhất không bằng tiền mặt tại các trạm xăng dầu như Momo, Viettel Pay bên cạnh ngân hàng điện tử.
Cũng theo thông tin mà VCSC thuật lại, Petrolimex sẽ hợp tác với Tập đoàn điện lực Việt Nam để phát triển dự án cảng nhập khí LNG . Giai đoạn 1 của dự án bao gồm một cảng LNG và hai nhà máy điện khí. Tổng chi phí đầu tư của giai đoạn một là 700 triệu USD. PLX đang chờ phê duyệt về nguyên tắc của Bộ Công Thương trước khi tiến hành nghiên cứu tiền khả thi cho dự án. VCSC cho biết dù chưa đưa dự án này vào dự báo, VCSC vẫn thấy rằng dự án này mang lại tiềm năng lớn cho triển vọng dài hạn của PLX, đặc biệt trong bối cảnh nhập khẩu khí LNG là cấp thiết khi mà Việt Nam được dự báo là thiếu khí từ năm 2023.
PLX tổ chức tham quan trạm xăng tự phục vụ tại Hà Nội. Nguồn: Petrolimex.
VCSC cho biết họ đã tham quan trạm xăng tự phục vụ đầu tiên tại Việt Nam của PLX tại trung tâm Hà Nội. Trạm xăng này được trang bị hệ thống phần mền cập nhật kho tự động nhằm tự động cập nhật mức dầu nhiên liệu còn lại trong kho tức thì, do đó nhân viên không cần kiểm tra thủ công. Ngoài ra, PLX cũng đang thử nghiệm hệ thống thanh toán không dùng tiền mặt tại trạm xăng này từ tháng 07/2019. Đặc biệt, trạm xăng cung cấp không gian cho khách hàng muốn trả tiền thông qua ví điện tử hoặc dịch vụ ngân hàng và thẻ thành viên. PLX đã trình kế hoạch triển khai mô hình này cho tất cả trạm xăng và đang chờ phê duyệt. Tuy nhiên hiện chưa có thông tin chi tiết về vốn xây dựng cơ bản.
VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu PLX.
Trước những triển vọng trong tương lai, VCSC khuyến nghị mua cổ phiếu PLX với giá mục tiêu 68.600 đồng/cổ phiếu.
Theo Nhipcaudautu.vn
Lợi nhuận nửa năm 2019 tăng 113%, MobiFone lọt Top 500 doanh nghiệp Việt Nam có lợi nhuận tốt nhất Tổng công ty Viễn thông MobiFone là 1 trong 2 nhà mạng viễn thông lọt Top 500 doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam năm 2019 theo công bố của Vietnam Report. Trong 6 tháng đầu năm 2019, lợi nhuận trước thuế của công ty đạt 2.676 tỷ đồng, đạt 113,3% so với cùng kỳ năm 2018. MobiFone lọt Top 500...