Nâng cao năng lực phòng, chống thiên tai ở duyên hải miền Trung
Do điều kiện tự nhiên, khu vực duyên hải miền Trung là nơi chịu ảnh hưởng của hầu hết các loại thiên tai thường xảy ra ở Việt Nam với tần suất cao hơn và mức độ ác liệt hơn như: bão, lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, lũ quét, sạt lở đất, tố lốc, dông sét, cát lấn đồng ruộng, cát bay, cát lấp, rét đậm, rét hại… trong đó phổ biến nhất là bão, lũ, lũ quét, hạn hán và sạt lở đất.
Ngoài chịu tác động của các loại hình thiên tai có tính thường xuyên, miền Trung là khu vực có nguy cơ cao về nước dâng do bão mạnh, siêu bão; nước dâng do biến đổi khí hậu trong tương lai, động đất, sóng thần. Mới đây nhất, vào cuối tháng 11/2021, mưa lũ đã làm hàng chục người chết và mất tích tại khu vực này.
Công an huyện Tuy Phước (Bình Định) dầm mình trong nước lũ hỗ trợ di chuyển người dân đến nơi an toàn. Ảnh tư liệu: Tường Quân/TTXVN
Để tìm hiểu rõ hơn về thực trạng, giải pháp trong Chiến lược phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 17/3/2021 tại Quyết định số 379/QĐ-TTg đối với công tác phòng chống thiên tai tại khu vực này, cũng như các giải pháp trước mắt và lâu dài của Tổng cục phòng, chống thiên tai đề ra, phóng viên TTXVN đã có cuộc phỏng vấn ông Tăng Quốc Chính, Vụ trưởng Vụ kiểm soát an toàn thiên tai, Tổng cục phòng, chống thiên tai, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về những nội dung liên quan. Sau đây là nội dung phỏng vấn.
Thưa ông Tăng Quốc Chính, trong Chiến lược phòng, chống thiên tai giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn 2045 mà Thủ tướng ban hành có nêu các giải pháp phòng, chống thiên tai cho khu vực duyên hải miền Trung. Xin ông cho biết cụ thể những giải pháp đó là gì?
Theo quyết định 379/QĐ-TTg ngày 17/3/2021 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống thiên tai đã xác định nhiệm vụ và giải pháp cho vùng duyên hải miền Trung. Cụ thể, khu vực này cần chủ động phòng, tránh, thích nghi với thiên tai, trọng tâm là chủ động phòng, chống bão, lũ, ngập lụt, hạn hán, sạt lở đất và sạt lở bờ sông, bờ biển. Trong đó, tập trung nâng cao chất lượng dự báo thiên tai, đặc biệt là dự báo sớm để chủ động ứng phó, nhất là đối với bão, mưa, lũ, ngập lụt, hạn hán.
Khu vực duyên hải miền Trung cần xây dựng, củng cố hệ thống cảnh báo đa thiên tai, theo dõi và giám sát mưa, lũ, sạt lở đất, ngập lụt kết hợp với hệ thống cơ sở hạ tầng hiện có, ưu tiên hệ thống quan trắc kết hợp cảnh báo mưa,… hướng dẫn xây dựng nhà ở, công trình kết hợp sơ tán dân đảm bảo an toàn trước thiên tai, nhất là bão, lũ, ngập lụt; thực hiện chính sách hỗ trợ hộ nghèo, gia đình chính sách xây dựng nhà ở phòng tránh bão, lụt; củng cố, nâng cấp bảo đảm an toàn đập, hồ chứa nước, đê biển, đê cửa sông, công trình thủy lợi, phòng, chống sạt lở bờ sông, bờ biển; vận hành hiệu quả hồ chứa nước đảm bảo an toàn công trình, vùng hạ du, đồng thời phục vụ phòng, chống lũ, hạn hán, xâm nhập mặn, nhất là các hồ Tả Trạch, Ba Hạ,…
Cùng với đó, khu vực này cần làm tốt công tác phân vùng rủi ro, lập bản đồ cảnh báo thiên tai, nhất là những nơi có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở đất chi tiết đến cấp xã, cập nhật bản đồ ngập lụt hạ du các hồ chứa ứng với các kịch bản xả lũ và vỡ đập, bản đồ ngập lụt do bão mạnh, siêu bão, bản đồ ngập lụt các lưu vực sông; xây dựng công trình phòng, chống lũ quét, sạt lở đất tại các khu vực trọng điểm, xung yếu. Khu vực này chủ động di dời dân cư sinh sống tại khu vực ven sông, suối, sườn đồi núi, ven biển có nguy cơ cao xảy ra lũ quét, sạt lở, khu vực thấp trũng bị ngập sâu; tổ chức xây dựng, rà soát, diễn tập, triển khai phương án phòng, chống thiên tai, đặc biệt là sơ tán dân cư khẩn cấp và khắc phục hậu quả khi xảy ra tình huống nguy hiểm tại những nơi chưa thể di dời theo phương châm 4 tại chỗ.
Video đang HOT
Ngoài ra, tại khu vực duyên hải miền Trung, cần quản lý chặt chẽ việc xây dựng nhà ở, cơ sở hạ tầng, nhất là khu dân cư, khu du lịch, khu nghỉ dưỡng ven sông, ven biển, công trình giao thông; khắc phục tình trạng xây dựng nhà ở, công trình tại khu vực nguy cơ sạt lở, cản trở dòng chảy, lấn chiếm lòng sông, suối, bạt sườn dốc để xây dựng công trình, nhà ở làm gia tăng rủi ro thiên tai. Mở rộng khẩu độ thoát lũ đối với các công trình giao thông, khắc phục bồi lấp cửa sông, cải tạo lòng dẫn, kết hợp khơi thông luồng lạch đảm bảo không gian thoát lũ, tránh làm gia tăng ngập lụt.
Khu vực duyên hải miền Trung tăng cường quản lý, bảo vệ và phát triển rừng, nâng cao chất lượng rừng, nhất là rừng tự nhiên, rừng ngập mặn cửa sông, ven biển, phòng hộ đầu nguồn; bảo tồn cồn cát tự nhiên ven biển; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp với đặc thù thiên tai, nhất là khu vực thường xuyên bị ngập lụt, hạn hán.
Từ năm 2016 đến nay, khu vực miền Trung và Tây Nguyên liên tiếp xảy ra nhiều đợt mưa lũ lớn, gây thiệt hại lớn về người và tài sản. Để giảm thiểu thiệt hại, tăng khả năng chống chịu của công trình cơ sở hạ tầng, nhất là công trình phòng, chống lũ, theo ông những giải pháp cấp bách và lâu dài cho khu vực này là gì?
Tại khu vực duyên hải miền Trung, bão, áp thấp nhiệt đới đổ bộ nhiều nhất vào tháng 9-11 (chiếm 70%), ảnh hưởng sớm nhất vào cuối tháng 3, muộn nhất là tháng 1 năm sau. Qua các trận lũ từ 2016 đến nay cho thấy, mức độ ngập lụt ngày càng tăng, có nơi ngập sâu tới 4-5m, trong nhiều ngày, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống tại khu vực này.
Trước tình hình trên, để tăng khả năng chống chịu của công trình cơ sở hạ tầng, nhất là công trình phòng chống lũ, thì cần thực hiện những giải pháp cấp bách và lâu dài.
Trước mắt, khu vực duyên hải miền Trung cần tập trung nguồn lực khắc phục cấp bách hậu quả mưa lũ, khẩn trương ổn định dân cư vùng ảnh hưởng thiên tai, nhất là các hộ dân phải di dời; sửa chữa khẩn cấp công trình đê điều, hồ đập, vị trí trọng điểm xung yếu để sẵn sàng chống chịu khi mưa lũ lớn xảy ra; nâng cao năng lực dự báo, cảnh báo, thông tin, truyền thông về thời tiết, thiên tai nhất là mưa lớn theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm.
ADVERTISING
X
Khu vực duyên hải miền Trung tăng cường công tác quan trắc chuyên ngành, theo dõi, giám sát cung cấp thông tin phòng, chống thiên tai; quản lý tàu thuyền và các hoạt động trên biển, trong đó tập trung quản lý việc ra khơi, kỹ thuật neo đậu đảm bảo an toàn tại các khu tránh trú và quản lý các tàu vận tải, tàu vãng lai khi có bão, áp thấp nhiệt đới trên Biển Đông.
Khu vực duyên hải miền Trung tăng cường kiện toàn, nâng cao năng lực cơ quan phòng, chống thiên tai các cấp theo hướng chuyên trách trên cơ sở sắp xếp lại bộ máy, không làm tăng biên chế, đồng thời củng cố trung tâm chỉ đạo, chỉ huy phòng, chống thiên tai của Trung ương, vùng và cấp tỉnh; điều chỉnh, bổ sung một số cơ chế chính sách văn bản quy phạm pháp luật để nâng cao năng lực cơ quan phòng, chống thiên tai, huy động sự tham gia của cộng đồng, phối kết hợp giữa các bộ, ngành, địa phương, lồng ghép công tác phòng, chống thiên tai trong các hoạt động của xã hội, hình thức khen thưởng, kỷ luật phù hợp…
Về lâu dài, khu vực này cần tổ chức lại bộ máy cơ quan quản lý nhà nước và cơ quan tham mưu chỉ huy ứng phó đảm bảo thống nhất, không tăng biên chế và theo hướng chuyên trách; chú trọng đào tạo cán bộ làm công tác phòng, chống thiên tai theo hướng chuyên trách để đáp ứng đòi hỏi ngày càng cao của công tác phòng, chống thiên tai các cấp; đánh giá toàn diện về nguyên nhân gây ngập lụt nghiêm trọng và đề xuất các giải pháp căn bản, lâu dài theo hướng quản lý lũ tổng hợp.
Khu vực duyên hải miền Trung chú trọng rà soát, cập nhật quy hoạch, kế hoạch, phương án phù hợp với diễn biến mưa lũ, thiên tai trên địa bàn; tăng cường nâng cao nhận thức của các cấp chính quyền cơ sở và cộng đồng; tăng cường đầu tư khu neo đậu tàu thuyền trú tránh bão theo chương trình xây dựng các khu neo đậu cho tàu, thuyền tránh, trú bão đến năm 2020; đẩy mạnh xã hội hóa trong đầu tư, quản lý khu neo đậu kết hợp dịch vụ hậu cần nghề cá; đầu tư, củng cố, nâng cấp các hồ chứa thủy lợi, thủy điện, hệ thống đê cửa sông, bảo vệ bờ biển.
Bên cạnh đó, khu vực này cần lưu ý đến hệ thống cảnh báo thiên tai đa mục tiêu; đầu tư cơ sở hạ tầng, trang thiết bị xây dựng hệ thống chỉ đạo vận hành hồ chứa, liên hồ chứa theo thời gian thực để nâng cao năng lực phối hợp vận hành hồ chứa giảm lũ, trong đó có tình huống khẩn cấp và sử dụng hiệu quả nguồn nước; quy hoạch không gian thoát lũ các lưu vực sông; cải tạo, xây dựng, nâng cấp cơ sở hạ tầng: cầu, cống, đường giao thông đảm bảo khẩu độ thoát lũ kết hợp đường cứu hộ, cứu nạn; hỗ trợ xây dựng nhà ở vượt lũ cho dân đối với khu vực thường xuyên bị ngập lũ.
Ngoài ra, khu vực duyên hải miền Trung cần rà soát, điều chỉnh quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông theo hướng tăng cường quy chế phối hợp giữa Ban Chỉ huy các địa phương trong lưu vực; tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước tại địa phương; tiếp tục đầu tư cho quản lý và bảo vệ nghiêm ngặt rừng phòng hộ. Đồng thời tăng đầu tư các loại rừng khác, đảm bảo độ che phủ cũng như khả năng điều tiết của rừng phòng hộ; ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, xây dựng cơ sở dữ liệu trong công tác phòng, chống thiên tai tại khu vực này.
Xin trân trọng cảm ơn ông!
Mưa lũ lan rộng, sạt lở nhiều nơi
Ngày 15-10, mưa lớn tiếp tục xảy ra gây sạt lở nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa. Trong đó, tuyến đường qua khu Mướp (thị trấn Hồi Xuân, huyện Quan Hóa) xuất hiện vết nứt mái ta luy dương nên chính quyền địa phương phải sơ tán khẩn cấp 14 hộ với 57 nhân khẩu sinh sống phía dưới.
Tại thôn Quắc Quên (xã Đồng Lương, huyện Lang Chánh) mưa lớn, đất đá từ trên núi bất ngờ đổ tràn xuống một nhà dân, rất may không gây thiệt hại về người. Mưa lớn cũng đã làm sạt lở, hư hỏng nhiều điểm trên quốc lộ 217B, các tỉnh lộ 514, 516B, 522, 523C, 516...
* Tại tỉnh Nghệ An, tuyến đường huyết mạch qua địa bàn bản Na Lạnh và bản Chao (xã Diên Lãm, huyện Quỳ Châu) bất ngờ xảy ra sạt lở khiến việc đi lại giữa các bản bị chia cắt. Sạt lở cũng đã làm cột điện bị đổ khiến điện lưới, liên lạc với các bản vùng sâu bị cắt đứt hoàn toàn. Tại thị xã Cửa Lò, sóng lớn đã khiến nhiều đoạn kè biển bị hư hỏng nặng, đe dọa an toàn tài sản, tính mạng người dân.
Kè biển thị xã Cửa Lò (Nghệ An) bị hư hỏng nặng do mưa bão. Ảnh: DUY CƯỜNG
* Chiều cùng ngày, ông Nguyễn Trường Thọ, Trưởng phòng NN-PTNT huyện miền núi Vũ Quang (tỉnh Hà Tĩnh), cho biết, do ảnh hưởng mưa lớn những ngày qua đã khiến một số địa bàn vùng trũng thấp ở xã Đức Lĩnh, Đức Bồng, Đức Giang bị ngập lụt cục bộ, gây khó khăn cho việc lưu thông qua lại trên một số tuyến đường. Huyện đã chỉ đạo các địa phương đẩy mạnh tuyên truyền và tổ chức cắm biển cảnh báo tại những tuyến đường đang bị ngập sâu để cảnh báo cho người dân.
* Ngày 15-10, ông Võ Trường Giang, Chi cục trưởng Chi cục Quản lý đường bộ II.3 (thuộc Cục Quản lý đường bộ 2, Bộ GTVT), cho biết, địa điểm bị sạt lở trên tuyến quốc lộ 8A đi lên cửa khẩu quốc tế Cầu Treo (Km78 400, địa bàn xã Sơn Kim 1, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh) đã được khắc phục và thông tuyến. Tuy nhiên, do trời vẫn còn mưa nên các lực lượng chức năng đang tiếp tục triển khai dọn dẹp số đất đá sạt lở còn lại để đảm bảo an toàn giao thông cho người và phương tiện qua lại.
* Tối cùng ngày, Tổng cục Phòng chống thiên tai cho biết, ở miền Bắc và miền Trung đã có mưa lớn. Nước lũ lên nhanh trên sông Thao tại Yên Bái, trên sông Tích tại Hà Nội và các sông từ Nghệ An đến Quảng Ngãi, Kon Tum. Tại huyện Hải Hậu (Nam Định), kè Đinh Mùi trên đê biển bị bong bật 14 cấu kiện lát mái; kè Hải Thịnh bị sạt lở.
Tại Hà Nội, xảy ra sự cố sạt lở mái đê hạ lưu tả Đáy (đê cấp 1) dài 40m, rộng từ 8-10m, đỉnh cung sạt sát mép mặt đê; lún nứt mặt đê hữu Đáy (đê cấp 4) tại xã Xuy Xá, huyện Mỹ Đức dài 20m, sâu khoảng 0,8m
* Tối 15-10, Trung tâm Dự báo khí tượng - thủy văn quốc gia thông tin, từ ngày 16-10 không khí lạnh mạnh tăng cường, nên tiếp tục xuất hiện một đợt mưa to đến rất to ở Trung bộ trong các ngày 16, 17, 18-10, trọng tâm là Hà Tĩnh đến Thừa Thiên - Huế với tổng lượng mưa 300-600mm, cục bộ có nơi trên 600mm; từ Đà Nẵng đến Quảng Ngãi và Bắc Tây Nguyên mưa 200-300mm. Trên biển, dải hội tụ nhiệt đới có trục vắt ngang vĩ tuyến 14-17 sẽ tương tác với không khí lạnh gây tổ hợp mưa lũ diện rộng trong các ngày tới.
Bình Thuận: Sóng to, gió lớn làm 8 chiếc thuyền bị trôi dạt và chìm Theo Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Bình Thuận, do ảnh hưởng bão số 9, trên vùng biển tỉnh có sóng to, gió lớn và ghi nhận một số thiệt hại do ảnh hưởng của bão làm 8 chiếc thuyền bị trôi dạt và chìm, 1 người tử vong. Cụ thể, tại xã Chí Công (huyện...