Nâng cao kiến thức cho lập trình viên Windows Phone tại VN
Công ty Nokia VN tổ chức phát bằng cho những học viên đầu tiên của “Khóa đào tạo lập trình viên Windows Phone”. Khóa học này nằm trong chuỗi chương trình do Nokia và Microsoft dành riêng cộng đồng lập trình viên trong nước.
Sau một tháng học tập và thực hành cùng với giảng viên cũng chính là các đại diện từ phía Nokia và Microsoft Việt Nam, 40 bạn học viên đã đạt tiêu chuẩn để nhận chứng chỉ ghi nhận họ đã chính thức gia nhập đội ngũ phát triển ứng dụng trên nền tảng Windows Phone toàn cầu. Nhưng điều quý giá hơn mà các bạn trẻ có được sau khóa học chính là một nền tảng cơ bản, kinh nghiệm thực tế và niềm đam mê do các giảng viên tâm huyết truyền đạt.
Các học viên của Khóa đào tạo lập trình viên Windows Phone đầu tiên đã chính thức tốt nghiệp
Trong quá trình tuyển sinh, “Khóa đào tạo lập trình viên Windows Phone” đã thu hút sự chú ý từ đông đảo các bạn sinh viên đam mê lập trình trên thiết bị di động. Tuy nhiên, chỉ có 40 sinh viên được lựa chọn theo sự giới thiệu từ các giảng viên đại học. Sự khắt khe này để bảo đảm rằng sau khi tốt nghiệp đây là những hạt nhân đầu tiên mang đến mùa bội thu ứng dụng thuần Việt trong kho ứng dụng của Windows Phone.
Buổi lễ diễn ra trong không khí ấm cúng với những lời chia sẻ về kinh nghiệm từ chuyên gia và những người đi trước.
Nokia là một trong những doanh nghiệp đi đầu trong những hoạt động đầu tư đúng đắn và hỗ trợ thiết thực cho các bạn trẻ Việt với niềm đam mê công nghệ. “Khóa đào tạo lập trình viên Windows Phone” không phải là sân chơi duy nhất dành cho thế hệ lập trình viên trẻ do Nokia tổ chức.
Video đang HOT
Trước đó, cuộc thi Lumia AppCampus Challenge vừa diễn ra trong năm 2013 đã trao tặng phần thưởng lên đến 20.000 euro dành cho ý tưởng thắng cuộc, mang đến là một cơ hội hiếm có để các nhà phát triển ứng dụng di động Việt Nam biến hoài bão của mình thành hiện thực.
Ông Cao Phong, đại diện Nokia trao bằng chứng nhận cho một trong những học viên đầu tiên tốt nghiệp “Khóa đào tạo lập trình viên Windows Phone” 2013.
Năm 2011, Nokia còn bắt tay hợp tác cùng các trường đại học công nghệ hàng đầu Việt Nam như Đại học Bách khoa TP HCM, Đại học Tự nhiên TP HCM, Đại học Công nghệ thông tin TP.HCM và Đại học Bách khoa Đà Nẵng nhằm xây dựng các trung tâm ứng dụng tại đây. Nhờ đó, các sinh viên sẽ được đào tạo chuyên sâu về kiến thức phát triển ứng dụng công nghệ thông tin, tiếp cận công nghệ mới và phát huy tính sáng tạo vào phát triển ứng dụng phần mềm trên thiết bị di động.
Ông Cao Phong, đại diện Nokia cho biết thông qua chuỗi các hoạt động này, công ty mong muốn được chung tay bồi dưỡng thế hệ lập trình viên trẻ của Việt Nam đang phát triển ngày một lớn mạnh, đồng thời trao cho các bạn định hướng đúng đắn để đưa nền lập trình của nước nhà có thể vươn ra tầm quốc tế.
“Nokia cũng hy vọng sẽ cung cấp cho các bạn một sân chơi đúng nghĩa để thể hiện tất cả khả năng của mình nhằm góp phần tạo ra nhiều ứng dụng Việt cho người dùng hơn nữa trong tương lai”, ông Cao Phong nhấn mạnh.
Theo VNE
Cuộc đua ứng dụng di động: Sức hút lớn, cạnh tranh cao
Phát triển ứng dụng cho thiết bị di động đã trở thành một trong những ngành công nghiệp "hot" thời gian qua và ngày càng nhiều doanh nghiệp cũng như các lập trình viên độc lập ở Việt Nam tham gia.
Thị trường ứng dụng di động mới hình thành được 5 năm sau khi Apple trình làng App Store vào tháng 7/2008 và khi đó cũng mới chỉ có khoảng 500 app. Tuy còn mới mẻ, App Store hiện đã có hơn 1 triệu ứng dụng với 60 tỷ lượt tải theo lời Tim Cook, CEO Apple, tại lễ công bố iPad Air và iPad Mini Retina ngày 22/10. Ra đời sau, nhưng Google Play cũng đã sớm cán mốc 1 triệu ứng dụng Android và 50 tỷ lượt tải từ tháng 7/2013.
Phát triển ứng dụng di động đang trở thành ngành hot.
Giống như giai đoạn bùng nổ dot-com hơn một thập kỷ trước, ứng dụng di động đang trở thành nguồn cảm hứng mới cho các doanh nhân và lập trình viên trẻ. Họ coi smartphone và tablet là công cụ để khám phá, sáng tạo và chinh phục thế giới. Chỉ riêng App Store cũng đã tạo ra hẳn một ngành kinh tế tiền tỷ: Apple đã trả hơn 13 tỷ USD cho các chuyên gia phát triển. Hãng nghiên cứu ABI Research dự đoán rằng doanh thu từ ứng dụng trên thiết bị di động sẽ đạt 46 tỷ USD vào năm 2016.
Tuy nhiên, phía sau các con số hấp dẫn ấy là những cuộc cạnh tranh đầy khốc liệt. Giới truyền thông đã đăng tải nhiều câu chuyện khởi nghiệp về những công ty non trẻ với văn phòng chỉ vài người nhưng kiếm về khoản tiền lớn nhờ viết ứng dụng, hình thành những giấc mơ triệu đô cho các lập trình viên. Tuy nhiên, thực tế cho thấy những tấm gương như Foursquare, Angry Birds hay Instagram chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ trong số hàng triệu ứng dụng đang tồn tại trên thế giới. Một thực tế phũ phàng là có đến 60% ứng dụng trên App Store và Google Play thậm chí còn chưa bao giờ được tải về. Chưa kể, viết được một phần mềm hay đã khó, duy trì được thành công còn khó hơn.
Cạnh tranh gay gắt là vậy nhưng ở Việt Nam, nghề viết ứng dụng mobile vẫn thu hút sự quan tâm lớn không chỉ do nguồn lợi vô tận mà nó mang lại, mà còn bởi đây đã trở thành xu thế mới. Ông Nguyễn Lâm Phương, Giám đốc công nghệ của FPT, cho hay: "Hồi trước người ta nói là hoặc di động hoặc không, còn ngày nay hầu hết các ứng dụng ra đời đều là 'mobile first', tức ngay từ đầu đã được lập trình để hoạt động trên thiết bị di động. Việt Nam đang bắt nhịp xu hướng rất nhanh và đây là tín hiệu tốt cho ngành công nghiệp. Tuy vậy, các trường đại học đang chuyển mình hơi chậm trong việc dẫn dắt và đào tạo học sinh, sinh viên. Đa số mọi người viết ứng dụng thông qua sự tìm hiểu, học hỏi từ bạn bè, lên các diễn đàn".
Chính vì lập trình ứng dụng di động còn là một mảng mới và hình thành tự phát nên hiện nguồn cung không đủ cầu. Một số trung tâm đã mở lớp đào tạo lập trình di động để đón đầu xu hướng trên thị trường lao động thời gian tới. Ngoài ra, nhiều tổ chức, doanh nghiệp cũng đang phát động những cuộc thi có quy mô lớn để tìm kiếm tài năng cùng những ý tưởng sáng tạo.
Nhiều doanh nghiệp tìm kiếm tài năng lập trình ứng dụng thông qua các cuộc thi, như Mobile Robot Challenge của FPT. Ảnh: Nguyên Anh.
Chỉ tính riêng trong tháng 11 này đã xuất hiện một số cuộc thi tầm cỡ. Chẳng hạn, ngày 23/11, FPT đã tổ chức vòng chung kết cuộc thi viết ứng dụng di động trên hệ điều hành Android để điều khiển robot (Mobile Robot Challenge). Đại diện ban tổ chức cho hay ngoài mục đích tạo sân chơi bổ ích cho sinh viên ngành công nghệ thông tin, thông qua cuộc thi, FPT cũng mong muốn tìm kiếm được những sinh viên có đủ năng lực để tham gia vào những dự án nghiên cứu của tập đoàn này trong thời gian tới.
Ngày 28/11, trong khuôn khổ sự kiện Olympic Tin học Sinh viên Việt Nam lần thứ 22 và Kỳ thi lập trình sinh viên Quốc tế ACM/ICPC Châu Á 2013, Bộ Giáo dục và Đào tạo, công ty Huawei Việt Nam và Đại học Duy Tân (Đà Nẵng) cũng sẽ phát động cuộc thi Sáng tạo Ứng dụng Di động 2013 (vòng chung kết diễn ra vào tháng 4/2014, tham khảo tại khuyenkhichsangtaoviet.com). Điểm ấn tượng của cuộc thi viết phần mềm trên nền tảng Android này là tổng giá trị giải thưởng lên đến 1 tỷ đồng, trong đó có 2 giải nhất, mỗi giải 100 triệu đồng. Đây có thể nói là con số kỷ lục trong các cuộc thi ứng dụng di động từng xuất hiện ở Việt Nam. Các sinh viên đoạt giải, sau quá trình học tập và tốt nghiệp ra trường, sẽ được ưu tiên xem xét tạo cơ hội vào làm việc tại tập đoàn Huawei trên toàn cầu.
Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng Huawei phát động cuộc thi viết ứng dụng với tổng giá trị giải thưởng lên tới 1 tỷ đồng.
Lý giải về giá trị giải thưởng lớn dành cho cuộc thi, ban tổ chức cho biết hiện tỷ lệ người sử dụng điện thoại, smartphone ở Việt Nam ngày càng cao, đặc biệt là giới trẻ. Tuy nhiên, những ứng dụng di động nói chung và ứng dụng cho smartphone nói riêng do người Việt tự viết và dành riêng cho người Việt dùng lại còn quá ít, chưa tương xứng với tiềm năng và nhu cầu sử dụng. Không gian và tiềm năng sáng tạo của giới trẻ Việt Nam rất lớn, nhưng hiện nay đang rất thiếu những sân chơi để họ phát huy, nhất là những sân chơi về công nghệ. Vì vậy, Bộ Giáo dục và Đào tạo muốn cùng Huawei tổ chức cuộc thi viết các phần mềm và ứng dụng di động nhằm thúc đẩy phát triển kho ứng dụng Việt dành cho người Việt, từ đó thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp nội dung số của Việt Nam. "Chúng tôi luôn đánh giá cao tiềm năng trí tuệ Việt Nam trong ngành CNTT-TT, đặc biệt là tiềm năng sáng tạo của giới trẻ Việt Nam. Chúng tôi mong muốn qua cuộc thi này có thể truyền cảm hứng, khuyến khích tinh thần đổi mới và sáng tạo của thanh niên, sinh viên Việt Nam vì họ là tương lai của ngành công nghiệp ICT Việt Nam", ông Yuan Song, Tổng Giám đốc Huawei Việt Nam, chia sẻ.
Trong khi đó, ông Trương Tiến Vũ, Trưởng Khoa CNTT, Đại học Duy Tân Đà Nẵng, cũng nhận định truyền thông di động (mobility) là một trong những xu hướng công nghệ đang phát triển mạnh mẽ nhất hiện nay trong lĩnh vực CNTT-TT. Do đó, đầu tư cho ứng dụng di động và phát triển nguồn nhân lực lập trình viên ứng dụng di động cũng góp phần quan trọn cho mục tiêu hoàn thành Đề án "Đưa Việt Nam sớm trở thành nước mạnh về CNTT-TT" mà Chính phủ đang triển khai thực hiện.
Theo VNE
Kết thúc cuộc thi Asha Competition Vietnam Sau gần 6 tháng diễn ra gây cấn, cuộc thi Asha Developer Competition Vietnam đã khép lại với danh hiệu quán quân thuộc về 3D Moto tại hạng mục game và English Funny Stories tại hạng mục ứng dụng. Ứng dụng chiến thắng tại hạng mục game, 3D Moto, là một trò chơi tuy đơn giản song vẫn mang lại cảm giác thư...