Nâng cao hơn nữa vai trò của báo chí về bảo vệ, thúc đẩy quyền con người
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh tổ chức lớp tập huấn kiến thức về quyền con người cho tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong nước.
Ngày 30.5, tại TP.Đà Lạt (Lâm Đồng), Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh khai mạc lớp tập huấn “Quyền con người và báo chí” dành cho tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí.
PGS.TS Lê Văn Lợi, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng ban Điều hành Đề án giáo dục quyền con người. Ảnh GIA BÌNH
Theo đó, lớp tập huấn kéo dài trong 3 ngày (từ ngày 30.5 đến hết ngày 1.6). Trong 3 ngày này, các học viên được trang bị thêm các kiến thức về quyền con người qua các chuyên đề giới thiệu khái quát về quyền con người; chuẩn mực và cơ chế quốc tế về thúc đẩy và bảo vệ quyền con người. Nhận diện, đấu tranh phản bác các luận điệu xuyên tạc về tự do ngôn luận, tự do báo chí, bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam. Quan điểm, chính sách, pháp luật Việt Nam về quyền con người và tự do báo chí.
Video đang HOT
Lớp tập huấn cũng trang bị cho học viên về kỹ năng, nghiệp vụ báo chí nhằm thúc đẩy, bảo vệ quyền con người và ngăn ngừa vi phạm quyền con người ở Việt Nam; tiếp cận dựa trên quyền trong tác nghiệp báo chí.
Giảng viên giới thiệu một chuyên đề trong lớp tập huấn. Ảnh GIA BÌNH
Phát biểu khai mạc, PGS.TS Lê Văn Lợi, Phó giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Trưởng ban điều hành Đề án giáo dục quyền con người, nhấn mạnh vai trò to lớn của báo chí trong việc bảo vệ, thúc đẩy quyền con người trong xã hội. Thời gian qua, báo chí đã có nhiều bài viết rất tốt về quyền con người; truyền thông, định hướng dư luận về quyền con người; đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trên lĩnh vực về quyền con người, cũng như nêu các gương điển hình trong đấu tranh, bảo vệ quyền con người…
Trước đó, ngày 5.9.2017, Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định số 1309/QĐ-TTg phê duyệt Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Tiếp đến, để tiếp tục đẩy mạnh giáo dục quyền con người phù hợp với từng cấp học, trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân trong tình hình mới, ngày 21.12.2021, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam ký ban hành Chỉ thị số 34/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường thực hiện Đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân.
Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh được giao phối hợp với các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố và các tổ chức có liên quan triển khai việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân một cách có hiệu quả.
Học viên thảo luận trong buổi học. Ảnh GIA BÌNH
Thủ tướng Chính phủ cũng yêu cầu Bộ TT-TT tổ chức các khóa đào tạo kiến thức về quyền con người cho các tổng biên tập, phóng viên, biên tập viên các cơ quan báo chí trong toàn quốc. Chỉ đạo các cơ quan báo chí tiếp tục tuyên truyền sâu rộng ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân…
Khen thưởng nông dân phản ánh tiêu cực trong thi công cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi
Ngày 28/5, tin từ Văn phòng UBND tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi Đặng Văn Minh đã ký quyết định số 653/QĐ-UBND về việc khen thưởng cho ông Phạm Tấn Lực, công dân xã Bình Trung, huyện Bình Sơn, đã có thành tích phản ánh thông tin liên quan đến tiêu cực trong thi công đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
Nhiều "ổ gà" xuất hiện sau đợt mưa lớn trên tuyến cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua địa phận tỉnh Quảng Nam. Ảnh tư liệu: Trần Tĩnh/TTXVN
Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh đã quyết định tặng Bằng khen cho ông Phạm Tấn Lực, công dân xã Bình Trung, huyện Bình Sơn.
Trước đó, vào tháng 7/2014, sau khi được nhà thầu thi công gói thầu A3 thuộc dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi nhận vào làm bảo vệ cơ giới ngoài hiện trường, ông Phạm Tấn Lực phát hiện nhiều bất cập, cách làm dối của nhà thầu tại gói thầu A3. Ông Phạm Tấn Lực đã không quản ngại khó khăn, vất vả, thậm chí tính mạng bị đe dọa nhưng vẫn kiên trì đi tìm chứng cứ gian dối, với hàng nghìn bức ảnh mà ông đã chụp được trong quá trình nhà thầu Giang Tô (Trung Quốc) thi công gói thầu A3 trong suốt 4 năm ròng rã. Sau đó, ông Phạm Tấn Lực cùng với người dân địa phương nhiều lần gửi đơn tố cáo đến nhiều cơ quan hữu trách của tỉnh Quảng Ngãi và Trung ương.
Sự dũng cảm và các bằng chứng của ông Lực cũng đã góp phần giúp cho nhiều cơ quan báo chí và cơ quan điều tra phát hiện ra nhiều sai phạm của các đơn vị tham gia thi công. Cụ thể, đến tháng 3/2022 vừa qua, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã khởi tố, bắt tạm giam ông Mai Tuấn Anh, nguyên Tổng Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng thành viên Tổng công ty Đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) về tội thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng.
Cùng tội danh vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng, 6 người khác bị khởi tố, tạm giam gồm: Trần Văn Tám, nguyên Tổng Giám đốc VEC, nguyên Chủ tịch Hội đồng nghiệm thu cơ sở dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi; Nguyễn Mạnh Hùng và Lê Quang Hào, đều là nguyên Phó Tổng giám đốc VEC; Nguyễn Tiến Thành, nguyên Giám đốc Ban Quản lý dự án; Đỗ Ngọc Ân, nguyên Phó Giám đốc Ban quản lý dự án; Hà Văn Bình, nguyên Phó Giám đốc phụ trách gói thầu.
Ở giai đoạn 1 của vụ án, đầu tháng 12/2021, Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội đã tuyên phạt Nguyễn Mạnh Hùng 7 năm tù, Lê Quang Hào 6 năm tù cùng về tội vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng. 34 bị cáo còn lại lãnh các mức án từ 24 tháng tù cho hưởng án treo đến 8 năm 6 tháng tù.
'Báo chí muốn chuyển đổi số thành công phải lấy độc giả làm trung tâm' Nhà báo Lê Quốc Minh phân tích các giải pháp về chuyển đổi số với cơ quan báo chí và nhấn mạnh báo chí muốn chuyển đổi số thành công phải lấy độc giả làm trung tâm. Chiều 18/4, Kênh VTC1, Đài Truyền hình Kỹ thuật số VTC tổ chức Talkshow Vietnam ON số 3, chủ đề Báo chí Việt Nam trên "Đường...