Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải rắn sinh hoạt
Ngày 14/6, tại Hà Nội, Viện Địa lý Nhân văn ( Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) phối hợp với Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam tổ chức Hội thảo “ xã hội hóa thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt: Hiện trạng và giải pháp”.
Thu gom chất thải rắn đô thị trên địa bàn thành phố Cần Thơ. Ảnh minh họa: Thanh Liêm/TTXVN
Tham dự có: Đại diện của Bộ Tài nguyên và Môi trường, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam, các tỉnh, thành phố trên cả nước và đông đảo các nhà khoa học.
Hội thảo nhằm làm rõ những hạn chế, bất cập về cơ chế, chính sách hỗ trợ, thúc đẩy và nhân rộng các mô hình xã hội hóa công tác thu gom, vận chuyển, xử lý chất thải rắn sinh hoạt, phù hợp với điều kiện thực tiễn, góp phần nâng cao hiệu quả công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt. Đồng thời, cụ thể hóa và thực hiện có hiệu quả các Chính sách liên quan và Chiến lược quốc gia về Quản lý chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Phát biểu khai mạc Hội thảo, Viện trưởng Viện Địa lý, Tiến sĩ Nguyễn Song Tùng cho biết, trong thời gian qua, vấn đề về chất thải rắn, đặc biệt là chất thải rắn sinh hoạt nông thôn là vấn đề bức xúc của nhiều địa phương trên cả nước. Hầu hết chất thải rắn sinh hoạt này không được phân loại tại nguồn. Vì vậy tỷ lệ thu hồi chất thải có khả năng tái chế và tái sử dụng như giấy vụn, kim loại, nhựa… còn thấp và chủ yếu tự phát.
Xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt nông thôn, đang được triển khai ở nhiều địa phương nhưng hoạt động chưa hiệu quả và không bền vững, là do những hạn chế về cơ chế, chính sách khuyến khích xã hội hóa. Việc huy động các nguồn lực tham gia công tác xã hội hóa quản lý chất thải rắn nông thôn còn gặp nhiều khó khăn như: thu nhập của người thu gom rác ở nông thôn rất thấp; chưa được hưởng các chế độ bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, nhiều nơi chưa có bảo hộ lao động…
Video đang HOT
Bên cạnh đó, các tổ chức dịch vụ môi trường nông thôn chưa đủ năng lực để giải quyết trọn vẹn các vấn đề quản lý chất thải. Hầu hết các tổ chức xã hội ở nông thôn mới chỉ thực hiện được các nội dung về tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng, tổ chức thu gom chất thải mà chưa có các biện pháp xử lý dẫn đến tình trạng ô nhiễm môi trường do chất thải ngày càng gia tăng. Việc quản lý chất thải rắn chưa có chính sách để thu hút các nhà đầu tư thuộc khu vực ngoài nhà nước tham gia; chưa tạo được cho người dân ý thức, thói quen bảo vệ môi trường…
Bàn về Quy định quản lý chất thải rắn sinh hoạt trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và vai trò cộng đồng dân cư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ Nguyễn Thế Chinh, nguyên Viện trưởng, Viện Chiến lược Chính sách Tài Nguyên và Môi trường cho rằng, những Quy định, Nghị định và Thông tư về Quản lý chất thải rắn trong Luật Bảo vệ môi trường năm 2020 đã nêu rõ quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nguồn.
Để đạt được hiệu quả cao trong việc thực thi Luật, cần nâng cao năng lực thực hiện của địa phương; vai trò đồng thuận của người dân và xã hội trong việc cùng thực hiện quản lý chất thải rắn sinh hoạt theo quy định của pháp luật; tăng cường hạ tầng kỹ thuật và công nghệ đảm bảo thực hiện tốt cho công tác quản lý chất thải rắn sinh hoạt, nhất là công tác giám sát, thanh tra… Hàng năm cơ quan quản lý môi trường của Nhà nước nên có đánh giá về thực hiện pháp luật Bảo vệ môi trường đối với quản lý chất thải rắn sinh hoạt, từ đó có những điều chỉnh phù hợp nhất là đối với quy định trong các nghị định và thông tư.
Tại hội thảo, các đại biểu tập trung thảo luận, chia sẻ về các vấn đề xã hội hóa quản lý chất thải rắn sinh hoạt; đề xuất các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu ban hành phương pháp, quy trình xác định quản lý chi phí dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt để các địa phương xây dựng, điều chỉnh đơn giá nhanh chóng, thuận tiện; quy định cụ thể về mức thu, tỷ lệ hỗ trợ, bù đắp từ ngân sách địa phương thống nhất trên cả nước với từng loại đô thị.
Bên cạnh đó, các cơ quan chức năng cần có chế tài với những đối tượng không phân loại rác tại nguồn, không nộp tiền dịch vụ thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Trong cơ cấu giá chi phí dịch vụ cần có tỷ lệ phần trăm thích hợp để bồi dưỡng cho lực lượng trực tiếp thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải rắn sinh hoạt. Đồng thời, các doanh nghiệp đầu tư đổi mới công nghệ, tăng năng suất lao động, giảm lao động nặng nhọc cho công nhân…
Theo báo cáo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2019, phần lớn dân số Việt Nam vẫn tập trung sống và sản xuất ở khu vực nông thôn với khoảng 63 triệu người, chiếm 65,6% dân số cả nước. Theo Báo cáo Hiện trạng môi trường quốc gia năm 2019 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, tổng lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh trên cả nước năm 2019 là 65.658 tấn/ngày (trong đó khu vực đô thị là 35,625 tấn/ngày và khu vực nông thôn là 28.392 tấn/ngày tương đương với 10,4 triệu tấn/năm).
Giám sát việc xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn
Sau khi thị sát thực địa Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn và kiểm tra hiện trường Nhà máy điện rác Sóc Sơn, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát lại toàn bộ nhiệm vụ được giao, đặc biệt là công tác phối hợp giữa các đơn vị với huyện Sóc Sơn để bảo đảm vận hành nhà máy hiệu quả.
Toàn cảnh Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn. Ảnh: Thành Đạt/TTXVN
Ngày 5/4, tại cuộc giám sát chuyên đề về tình hình thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn (huyện Sóc Sơn), Phó Bí thư Thành ủy - Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cho biết: Thành phố đặc biệt quan tâm tới công tác môi trường, trong đó, Thành ủy đã ban hành các nghị quyết, chương trình chỉ đạo tổ chức thực hiện. HĐND thành phố Hà Nội cũng ưu tiên quyết sách nhiều cơ chế, chính sách liên quan đến dự án đầu tư và hỗ trợ dân cư xung quanh Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn. Thành phố phấn đấu thay thế dần công nghệ chôn lấp rác bằng công nghệ đốt rác để bảo vệ môi trường, đốt phát điện đạt 70%.
Theo ông Nguyễn Ngọc Tuấn, việc giám sát lần này nhằm đánh giá kết quả đạt được trong tổ chức thực hiện xử lý chất thải rắn sinh hoạt tại Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn; xác định rõ những vướng mắc, tồn tại để yêu cầu các cơ quan chức năng liên quan đôn đốc, có giải pháp chỉ đạo và tháo gỡ kịp thời.
Báo cáo với Đoàn Giám sát HĐND thành phố Hà Nội về tiến độ triển khai thực hiện dự án Nhà máy Điện rác Sóc Sơn (thuộc Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn), Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội cho biết, nhà máy được UBND thành phố phê duyệt chủ trương đầu tư trên diện tích khoảng 17,51 ha với tổng mức đầu tư hơn 7.000 tỷ đồng.
Được khởi công xây dựng từ tháng 8/2019 với mục tiêu xử lý rác thải sinh hoạt theo công nghệ lò đốt ghi cơ học (ghi di động) kiểu Waterleau của Bỉ, đến nay, nhà máy đã cơ bản hoàn thành 97% phần xây dựng, 92% phần lắp đặt, dự kiến ngày 30/4 tới sẽ hoàn thành giai đoạn 1 và phấn đấu năm 2022, xây dựng hoàn chỉnh nhà máy với công suất 4.000 tấn/ngày - đêm để giải quyết toàn bộ rác phân luồng tại bãi rác Nam Sơn.
Cụ thể về phần thiết bị, giai đoạn 1, lò đốt số 3 đã xong lắp đặt thiết bị chính và phụ trợ, hiệu chỉnh tĩnh đã hoàn thành, sau khi có chấp thuận vận hành thử của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội và đóng điện, sẽ tiến hành hiệu chỉnh liên động và đốt vận hành thử. Giai đoạn 2, dự kiến ngày 30/4/2022 hoàn thành lò hơi số 2; giai đoạn 3, lò đốt số 1, 5 thiết bị chính hoàn thành lắp đặt 100%, đang triển khai lắp đặt đồng bộ, dự kiến ngày 30/5/2022 hoàn thành.
Đối với các công trình phụ trợ trong nhà máy, đã hoàn thành xây dựng trạm xử lý nước thải, tháp làm mát, trạm xử lý nước thô, trạm bơm tổng hợp, trạm bơm tuần hoàn, cầu dẫn xe chở rác, kết cấu thép nhà máy chính; các hạng mục bên ngoài nhà máy như công trình trạm bơm và tuyến ống cấp nước cũng đã được hoàn thành.
Theo kế hoạch ban đầu, nhà máy sẽ được hoàn thành vào tháng 10/2020, nhưng do dịch COVID-19 nên tiến độ thi công chậm so với yêu cầu, dẫn đến khối lượng rác phải tiếp tục tiếp nhận xử lý chôn lấp khoảng 1,4 triệu tấn.
Để dự án có thể vận hành thử nghiệm từ ngày 25/4/2022, Công ty Cổ phần Năng lượng Môi trường Thiên Ý Hà Nội mong muốn thành phố Hà Nội và các ngành liên quan tiếp tục quan tâm giúp dự án hoàn thành những thủ tục pháp lý về môi trường, đấu nối điện; đồng thời cam kết sẽ tiếp nhận, xử lý đúng số lượng rác đã đăng ký trong năm 2022.
Sau khi thị sát thực địa Khu liên hợp xử lý chất thải Nam Sơn và kiểm tra hiện trường Nhà máy điện rác Sóc Sơn, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn yêu cầu các cơ quan, đơn vị liên quan rà soát lại toàn bộ nhiệm vụ được giao, đặc biệt là công tác phối hợp giữa các đơn vị với huyện Sóc Sơn để bảo đảm vận hành nhà máy hiệu quả. Trước mắt, tập trung vào những nút thắt, lựa chọn những công việc cụ thể để ưu tiên tập trung triển khai. Sau giám sát, Thường trực HĐND thành phố sẽ ban hành kết luận, chỉ rõ lộ trình, tiến độ từng hạng mục, những tồn tại, kiến nghị các giải pháp để tập trung chỉ đạo.
Lưu ý việc xử lý nước rác rất quan trọng, hiện mới chủ yếu giải quyết được nước rác phát sinh trong ngày, chưa giải quyết được lượng nước tồn đọng đã rất lâu, Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội đề nghị Sở Xây dựng chủ trì lựa chọn đơn vị có năng lực để đẩy nhanh tiến độ, ưu tiên bố trí có mặt bằng xử lý.
Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội Nguyễn Ngọc Tuấn cũng yêu cầu đơn vị chủ đầu tư tập trung nhân lực, máy móc, thiết bị để sớm hoàn thiện dự án, trong đó phải xây dựng kế hoạch chi tiết để đảm bảo đợt 1 ngày 30/4/2022 đưa vào vận hành đúng dự kiến. Sở Xây dựng và các sở liên quan có trách nhiệm tham mưu UBND thành phố tháo gỡ những vướng mắc, đảm bảo sâu sát, trách nhiệm để dự án không tiếp tục chậm tiến độ. Huyện Sóc Sơn khẩn trương hoàn thành giải phóng mặt bằng diện tích còn lại để triển khai giai đoạn 2 của dự án.
Phân loại chất thải rắn sinh hoạt tại nguồn phải được thực hiện chậm nhất cuối năm 2024 Từ ngày 1/1/2022, Luật Bảo vệ môi trường 2020 có hiệu lực. Ngày 10/1/2022, Chính phủ cũng đã ban hành Nghị định số 08 quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường; Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Thông tư số 02 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Bảo vệ môi...