Nâng cao hiệu quả đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ Thừa phát lại
Hoạt động của Thừa phát lại trên phạm vi toàn quốc đến nay không còn là mô hình mới, do đó để đảm bảo hoạt động Thừa phát lại đúng pháp luật, hiệu quả, cần đẩy mạnh hướng dẫn, bồi dưỡng, nâng cao nghiệp vụ cho đội ngũ Thừa phát lại.
Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước lập Hội Thừa phát lại.
Những năm qua, Thừa phát lại ngày càng khẳng định địa vị pháp lý cũng như vai trò trong hoạt động tư pháp. Hoạt động Thừa phát lại đã giúp giảm tải công việc, nâng cao chất lượng, tạo cơ sở pháp lý tích cực để người dân tự bảo vệ quyền lợi của mình khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế, thương mại.
Việc phát triển văn phòng Thừa phát lại đủ số lượng, bố trí đều tại các địa phương trên cả nước sẽ bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ phục vụ kịp thời, thuận lợi cho tổ chức, công dân. Không những thế, việc huy động tối đa các nguồn lực xã hội, tham gia phát triển các văn phòng Thừa phát lại nhằm giảm áp lực công việc, đáp ứng kịp thời yêu cầu bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân, hạn chế khiếu kiện đến các cơ quan Nhà nước, góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội tại địa phương.
Cụ thể, tại Lào Cai, Sở Tư pháp tỉnh đã có thông báo về việc thành lập Văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh, theo đó, trong giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh sẽ cho phép thành lập 03 Văn phòng Thừa phát lại. Giai đoạn 2026 – 2030, cho phép thành lập thêm 08 Văn phòng Thừa phát lại tại các đơn vị hành chính. Xác định mục tiêu giảm tải công việc cơ quan tư pháp, Văn phòng Thừa phát lại tại Thanh Hoá đã chú trọng nâng cao chất lượng phục vụ; tuyên truyền, phổ biến về chức năng, nhiệm vụ của chế định Thừa phát lại. Theo đó, 4 văn phòng Thừa phát lại trên địa bàn tỉnh tính đến tháng 4/2021 đã tống đạt gần 90.000 văn bản, tài liệu cần tống đạt đến các cơ quan tòa án, thi hành án 2 cấp.
Đặc biệt, Hà Nội là địa phương đầu tiên trong cả nước tiến hành Đại hội thành lập Hội Thừa phát lại Hà Nội nhiệm kỳ 2021-2026, bầu ra lãnh đạo Hội do 5 Thừa phát lại làm Chủ tịch và các Phó Chủ tịch Hội. Hiện nay, Hà Nội có 8 Văn phòng Thừa phát lại với 75 Thừa phát lại đang hoạt động trên phạm vi toàn thành phố. Sau thời gian hoạt động, các Văn phòng Thừa phát lại tại Hà Nội đã và đang khẳng định vị trí, vai trò trong việc hỗ trợ các cơ quan Tư pháp thực hiện tống đạt các văn bản tài liệu tố tụng; hỗ trợ các cơ quan, tổ chức, cá nhân tạo lập chứng cứ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp trước Pháp luật; trực tiếp tổ chức thi hành án, thu nhiều chục tỷ đồng cho người được thi hành án…
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, đội ngũ Thừa phát lại tại các địa phương còn mỏng, nhiều Văn phòng chỉ có một Thừa phát lại nên rất khó khăn; năng lực trình độ, kinh nghiệm, kỹ năng nghề nghiệp còn hạn chế, chưa thật vững về chuyên môn và nghiệp vụ nên còn lúng túng trong tác nghiệp; chưa được đào tạo, bồi dưỡng bài bản; tính chủ động chưa cao trong triển khai thực hiện các mảng công việc. Năng lực của một số Văn phòng Thừa phát lại còn hạn chế cả về tổ chức, nhân lực, tài chính, cơ sở vật chất, do đó làm phát sinh những bất cập trong hoạt động lập vi bằng, tống đạt…
Để đảm bảo hoạt động của Thừa phát lại đúng pháp luật, hiệu quả, thời gian tới, cần phải phối hợp với các cơ quan, ban, ngành để tăng cường chỉ đạo, hướng dẫn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ làm Thừa phát lại; Rà soát sát sao đội ngũ này, để từ đó có những kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bổ sung, khắc phục những thiếu hụt về kiến thức, kỹ năng hành nghề. Như mở các lớp tập huấn chuyên đề; phát hành tài liệu hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng nghề nghiệp và quản lý, điều hành Văn phòng, bảo đảm các Thừa phát lại, Thư ký nghiệp vụ đang hành nghề đều được tập huấn, đặc biệt là những nội dung quy định, hướng dẫn mới, những nội dung phức tạp, dễ sai sót, vi phạm trong hành nghề…
Bên cạnh đó, tăng cường việc giao lưu, học hỏi kinh nghiệm giữa các Văn phòng Thừa phát lại, giữa các cơ quan, đơn vị có chức năng quản lý hoạt động Thừa phát lại, giữa các địa phương với nhau; đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, kiểm sát, giám sát hoạt động Thừa phát lại…
Gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng: Các địa phương đang "thần tốc" vào cuộc...
Trao đổi với PV Dân trí, lãnh đạo sở LĐ-TB&XH nhiều tỉnh, thành phố cho biết đang nỗ lực hoàn thiện thủ tục, quy trình giải ngân gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng tới người lao động và người sử dụng lao động.
Gói hỗ trợ hướng tới nhiều nhóm đối tượng gặp khó khăn do Covid-19 (Ảnh: Đỗ Linh).
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội: "Thần tốc" xử lý các thủ tục nhằm hỗ trợ đối tượng...
Video đang HOT
Ngay khi có thông tin về Nghị quyết 68/NQ-CP, Sở đã thành lập đường dây nóng và tổ công tác gồm các lãnh đạo Sở và các trưởng phòng chuyên môn. Tổ công tác cũng liên hệ với các Sở Tư pháp, Sở Tài chính và Ban Văn hóa xã hội của Hội đồng nhân dân thành phố Hà Nội để nhận được hướng dẫn.
Ông Nguyễn Quốc Khánh - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Hà Nội.
Cũng theo ông Nguyễn Quốc Khánh, quá trình xây dựng dự thảo kế hoạch triển khai việc chi hỗ trợ được tổ công tác thực hiện theo quy trình: Xin ý kiến lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH và các phòng chuyên môn nghiệp vụ; lấy ý kiến các sở, ngành và UBND quận, huyện; trình UBND thành phố xem xét và thông qua.
"Theo quan điểm "thần tốc", Sở sẽ triển khai rất nhanh gọn các thủ tục để qua đó có thể trình UBND trong thời gian sớm nhất" - ông Nguyễn Quốc Khánh nói.
Trả lời về con số đối tượng nhận hỗ trợ, ông Nguyễn Quốc Khánh cho rằng Nghị quyết 68/NQ-CP đã nêu rõ, thời gian áp dụng đối với nhóm đối tượng nhận hỗ trợ có thể kéo dài tới cuối năm 2021.
"Thực tế đã và vẫn sẽ tiếp tục có thêm nhiều đối tượng trong chính sách phát sinh trong thời gian tới. Điều chúng ta cần quan tâm là xem xét đối tượng theo đúng tiêu chí đề ra để triển khai hỗ trợ kịp thời..." - ông Nguyễn Quốc Khánh nói.
Ông Lê Đình Tùng - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa: Dự kiến trình UBND tỉnh duyệt vào ngày 14/7.
Trên cơ sở Nghị quyết số 68/NQ-CP, Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg và việc giao nhiệm vụ của UBND tỉnh, Sở đã xin ý kiến các sở, ngành liên quan về dự thảo. Dự kiến ngày 14/7, Sở sẽ trình kế hoạch triển khai thực hiện để UBND tỉnh ban hành.
Ông Lê Đình Tùng - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thanh Hóa.
"Việc thực hiện Nghị quyết 68 và Quyết định 23 của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ đã được UBND tỉnh Thanh Hóa chỉ đạo rất quyết liệt. Sở LĐ-TB&XH sẽ cố gắng triển khai nhanh nhất đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH", ông Lê Đình Tùng cho biết.
Cũng theo ông Lê Đình Tùng, đối với lao động tự do, căn cứ theo tinh thần Nghị quyết 68, căn cứ vào tình hình địa phương, sau đó xác định đối tượng được hưởng. Về mức được hưởng thì tỉnh sẽ giao cho Sở LĐ-TB&XH có Tờ trình tham mưu cho UBND tỉnh trình HĐND để sớm ban hành.
"Về chỉ đạo cho các huyện, trong kế hoạch triển khai cũng đã yêu cầu các huyện, thị, thành phố chịu trách nhiệm về thống kê các đối tượng lao động tự do", ông Lê Đình Tùng cho biết thêm.
Bà Đinh Thị Ngọc Lan - Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Bình: Chú trọng rà soát, phân loại tránh nhầm lẫn, bỏ sót.
Theo đó, Sở đang dự thảo kế hoạch, cũng như phương án phù hợp với tình hình thực tế để có thể triển khai hiệu quả gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng từ Chính phủ cho các đơn vị doanh nghiệp và người lao động tại địa phương chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.
Lao động thất nghiệp do Covid-19 đăng ký tìm việc ở Quảng Bình.
Theo bà Đinh Thị Ngọc Lan, bước quan trọng nhất vẫn là rà soát, phân loại các nhóm đối tượng được hỗ trợ. Riêng với nhóm lao động tự do, bà Đinh Thị Ngọc Lan thông tin: "Sở LĐ-TB&XH Quảng Bình cũng sẽ lên kế hoạch phối hợp với các địa phương trong tỉnh rà soát đối tượng, số lượng cụ thể để tham mưu UBND tỉnh xem xét".
Ông Võ Văn Tiến - Trưởng Phòng Việc làm - An toàn lao động (Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng): Triển khai sẽ thuận lợi hơn trước.
Sở LĐ-TB&XH TP Đà Nẵng đang xây dựng kế hoạch trình UBND thành phố triển khai các bước cụ thể gói hỗ trợ 26.000 tỷ đồng của Chính phủ.
Theo đó, Sở dự thảo giúp cho UBND thành phố ban hành một kế hoạch cụ thể như sẽ hướng dẫn sở nào, ngành nào làm gì; huyện, xã làm cái gì, các đối tượng nộp đơn xét duyệt thế nào; cấp kinh phí về đâu... Trên cơ sở đó mới có thể triển khai được.
Covid-19 khiến nhiều hướng dẫn viên thất nghiệp (Ảnh: Khánh Hồng).
Cũng theo ông Võ Văn Tiến, đối tượng của gói hỗ trợ này là những người lao động có hợp đồng lao động và người sử dụng lao động nên việc lập danh sách sẽ dễ dàng, thuận lợi hơn so với gói hỗ trợ trước.
Các đối tượng không thuộc diện hỗ trợ gói 26.000 của Chính phủ, UBND thành phố đã có gói hỗ trợ gần 100 tỷ đồng với khoảng hơn 90.000 người được hưởng lợi.
Bà Nguyễn Hồng Mai, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Long An: Trên 42.000 lao động được hưởng chính sách.
Tỉnh Long An hiện có khoảng 42.500 đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết 68/NQ-CP của Chính Phủ với số tiền trên 70 tỷ đồng. Trong đó, khoảng 20.000 lao động tự do bị mất việc, ngưng việc.
Bà Nguyễn Hồng Mai, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Long An
Từ ngày 12/7, Long An đã bắt đầu triển khai đợt 1 hỗ trợ cho nhóm hơn 9.000 lao động tự do với số tiền 6,9 tỷ đồng. Đến nay, hơn 1.500 lao động đã được hưởng hỗ trợ với số tiền 1,1 tỷ đồng. 50 trường hợp F0, F1 cũng đã được hỗ trợ.
Cũng theo Sở LĐ-TB&XH Long An, điều kiện để đối tượng lao động tự do được hỗ trợ là ngưng việc, mất việc vì dịch Covid-19 và cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Long An.
Tỉnh cũng xác định lao động tự do, gồm: Người bán vé số, bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định; thu gom rác, phế liệu; bảo vệ; bốc vác, vận chuyển hàng hóa; lái mô tô, xe xích lô chở khách; tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực ăn uống, lưu trú, du lịch, chăm sóc sức khỏe,...và các công việc thuộc lĩnh vực, ngành nghề phải tạm dừng hoạt động.
Tùy theo điều kiện thực tế, các địa phương sẽ phân chia ra nhiều đợt hỗ trợ. Thời gian trợ cấp, sẽ được tỉnh lấy mốc từ ngày 01/5 đến ngày 31/12.
Ông Phạm Việt Công - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp: Lập nhóm Zalo để hỗ trợ giải đáp chính sách...
Tới nay, Sở LĐ-TB&XH Đồng Tháp đã ban hành công văn hướng dẫn chi tiết đến các Sở, ngành, huyện, thành phố trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Ông Phạm Việt Công - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp.
Theo đó, ngành chức năng hướng dẫn và tiếp nhận hồ sơ của 7 nhóm đối tượng, gồm: Người lao động tạm hoãn lao động hoặc nghỉ việc không lương, người lao động ngừng việc, người lao động nghỉ việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, trẻ em và người đang điều trị Covid-9, cách ly y tế (F1), hướng dẫn viên du lịch, viên chức hoạt động nghệ thuật và hộ kinh doanh.
Khi Phòng LĐ-TB&XH tiếp nhận hồ sơ, trong thời gian 2 ngày làm việc phải hoàn thành và chuyển hồ sơ về Sở LĐ-TB&XH Đồng Tháp. Trong 2 ngày làm việc tiếp theo, hồ sơ sẽ được Sở chuyển đến UBND tỉnh để được thẩm định phê duyệt.
Ông Phạm Việt Công cho biết: "Sở đã thành lập nhóm Zalo để cán bộ triển, khi gặp khó khăn gì sẽ được cán bộ Sở LĐ-TB&XH giải đáp ngay, tránh ùn tắc cũng như áp dụng chính sách không thống nhất đến người dân".
Riêng nhóm lao động tự do, UBND tỉnh đã giao Sở Tài chính cân đối đưa ra mức hỗ trợ. Khi được ngành chức năng thống nhất, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đồng Tháp sẽ triển khai ngay.
Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong giao dịch thương mại điện tử Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2021-2025 nhằm đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trong các giao dịch thương mại điện tử, kinh tế số và kinh tế chia sẻ; khuyến khích kinh doanh, tiêu dùng bền vững....