Nâng cao hiệu quả chống loãng xương với vitamin K2.
Vitamin K2 kết hợp cùng canxi, vitamin D3, magnesium được khoa học chứng minh có tác dụng giúp tăng mật độ xương toàn thân cao hơn so với chỉ bổ sung canxi và vitamin D3 (Theo Tạp chí Quốc tế về cấu trúc – chức năng của xương, 2012).
Vitamin K2 giúp tăng mật độ xương
Để bảo vệ mình khỏi bệnh loãng xương, cách tốt nhất là xây dựng mật độ xương càng nhiều càng tốt trước tuổi 30 và giảm thiểu tình trạng mất xương sau đó. Nhưng nếu bạn ở độ tuổi trung niên hoặc cao hơn, vẫn còn nhiều cách bạn có thể làm để bảo vệ xương và ngăn ngừa việc mất xương. Đi bộ là liệu pháp vận động tốt nhất. Ngoài ra, cung cấp đủ canxi, vitamin D3, magie và vitamin K2 cho cơ thể cũng đóng vai trò mật thiết giúp xương chắc khỏe.
Canxi, vitamin D3 và magie tuy quan trọng với sức khỏe của xương nhưng phải cần đến vitamin K2 thì canxi mới được hấp thu vào xương một cách tốt nhất. Vitamin D3 rất cần cho quá trình tổng hợp protein osteocalcin, là protein có chức năng mang canxi gắn vào xương. Lượng protein này được tổng hợp càng nhiều thì lượng canxi được hấp thu vào xương càng tăng. Tuy nhiên, protein osteocalcin sẽ không hoạt động nếu thiếu vitamin K2.
Vitamin K2 (thuộc nhóm vitamin K đạt giải Nobel về Y học và Sinh lý học) giúp protein osteocalcin có khả năng mang canxi gắn vào khung xương, nhờ đó làm tăng tỉ lệ canxi được hấp thu vào xương, giúp tăng mật độ xương.
So với vitamin K1, vitamin K2 có khả năng kích thích protein hoạt động cao gấp 3 lần và tồn tại trong máu cao gấp 7-8 lần. Nếu không có vitamin K2 thì canxi sẽ dễ dàng lắng đọng ở thành mạch máu gây vôi hóa, lâu dần sẽ hình thành các mảng xơ vữa làm tắc mạch máu, dẫn đến đột quỵ hoặc nhồi máu cơ tim.
Canxi, vitamin D, magie và vitamin K2 – chìa khóa cho xương chắc khỏe
Video đang HOT
Vitamin K2 đã được các nhà khoa học Đan Mạch phối hợp cùng với canxi, vitamin D3, magesium và cho ra đời viên uống Calci K2. Sản phẩm có tác dụng bổ sung canxi giúp xương chắc khỏe, hỗ trợ điều trị và chống loãng xương an toàn, hiệu quả. Calci K2 đặc biệt thích hợp cho những người thiếu canxi, có nguy cơ loãng xương cao như:
- Phụ nữ và nam giới có nguy cơ loãng xương cao
- Phụ nữ trong độ tuổi tiền mãn kinh và mãn kinh
- Người có nhu cầu canxi cao, trẻ em đang lớn (10-16 tuổi)
- Người thiếu canxi, ít tiếp xúc với ánh nắng mặt trời
Theo Eva
Bí quyết phòng ngừa loãng xương sau khi sinh
Nhiều người có nguy cơ hoặc đang bị loãng xương thì khả năng thiếu canxi dẫn đến loãng xương sau khi sinh hoàn toàn có thể xảy ra.
Tôi năm nay 28 tuổi, sinh con được 2 năm và tôi đang có một vẫn đề liên quan đến xương khớp, mong được bác sĩ tư vấn giúp tôi. Từ trước khi sinh con, tôi thường xuyên cảm thấy đau mỏi lưng. Tôi đi khám thì bác sĩ nói tôi có nguy cơ thiếu canxi, dễ bị loãng xương sớm nếu không bổ sung canxi kịp thời. Sau đó tôi có uống sữa hàng ngày (từ trước đến nay tôi đã rất ít khi uống sữa). Khi mang bầu, tôi uống sữa bầu nên cũng không chú ý nhiều đến vấn đề này nữa.
Mỗi lần đi khám, tôi cũng nói chuyện với bác sĩ về tình trạng của mình từ trước. Các bác sĩ đều khuyên tôi cần chú ý để tránh loãng xương sau khi sinh.
Tôi thực sự cũng lo sợ bệnh sẽ tái phát. Vì vậy, bác sĩ cho tôi hỏi, tôi nên làm gì để phòng ngừa loãng xương sau khi sinh con. Tôi xin cảm ơn bác sĩ! (Thu Lan)
BS. Hoa Hồng tư vấn:
Bạn Thu Lan thân mến,
Rất nhiều người phụ nữ rơi vào tình trạng loãng xương trong lúc mang thai và sau khi sinh (thời kì cho con bú). Hầu hết các trường hợp này đều là thiếu canxi sinh lý. Dấu hiệu cơ bản của chứng loãng xương là, sau khi sinh con từ 1-2 tháng, người me bắt đầu xuất hiện tình trạng đau nhức khắp người, nhất là khu vực vai, lưng, bàn chân... hoặc chỉ là những cơn đau lưng âm ỉ.
Ảnh minh họa
Tuy nhiên, cũng có nhiều người có nguy cơ hoặc đang bị loãng xương thì khả năng thiếu canxi dẫn đến loãng xương sau khi sinh hoàn toàn có thể xảy ra. Đó là do: Thay đổi mật độ xương trong khoảng thời gian mang thai và cho con bú; cơ thể bị tiêu hao một lượng lớn vitamin D vì phải nuôi dưỡng thai nhi; nồng độ estrogen trong cơ thể người phụ nữ tăng lên trong thơi kì mang thai, gây ra ảnh hưởng đến sự hoạt động của các cơ, gân, dây chằng, đặc biệt là vùng khớp cùng của xương chậu (biểu hiện là tình trạng đau lưng, mỏi khớp khi mang thai và kéo dài đến khoảng thời gian sau sinh)...
Phần lớn các trường hợp loãng xương ở phụ nữ sau sinh là hội chứng loãng xươngsinh lý nên tình trạng này sẽ được cải thiện đáng kể sau 6 - 12 tháng ngừng cho con bú. Với những trường hợp loãng xương nghiêm trọng, khi ấy bạn có thể phải sử dụng thuốc giảm đau hoặc dùng các loại thuốc uống, thuốc bổ sung vitamin D, theo điều trị và chỉ định của bác sĩ...
Để phòng ngừa loãng xương sau khi sinh con, bạn cần ung cấp đầy đủ nhu cầu canxi cho cơ thể qua ăn uống và vận động hợp lý mỗi ngày. Hàm lượng canxi trong thời gian cho con bú luôn cao hơn bình thường, khoảng 1.500mg/ngày. Bạn có thể bổ sung canxi từ các thực phẩm giàu canxi là sữa, đậu tương, lòng đỏ trứng, rau cải, cá tôm... Sau thời gian kiêng cữ sau sinh, bạn nên nhanh chóng quay lại chế độ dinh dưỡng như thường ngày, chỉ nên kiêng các chất kích thích, gia vị cay nóng, đồ uống có cồn hay thực phẩm chứa nhiều caffein...
Tắm nắng cũng là cách giúp cơ thể bạn tổng hợp vitamin D tốt đồng thời cũng ngăn ngừa được tình trạng loãng xương.
Ngoài ra, bạn cũng nên sắp xếp công việc nhà, bao gồm cả việc chăm sóc bé một cách hợp lý để phòng tránh những cơn đau mỏi cơ do phải làm việc quá sức. Tốt nhất là bạn vẫn nên duy trì việc khám và tuân thủ chỉ dẫn của bác sĩ liên quan đến sức khỏe xương khớp của mình trong thời gian mang thai và sau khi sinh con để tránh tình trạng bệnh nặng thêm.
Chúc bạn vui, khỏe!
Theo VNE
Bệnh loãng xương đe dọa nam giới Nam giới thường có mật độ xương cao hơn nữ giới và tỷ lệ mất xương thấp hơn nữ giới; tuy nhiên hậu quả gãy xương do loãng xương ở nam giới lại nghiêm trọng hơn ở nữ giới. Nghiêm trọng hơn cả phụ nữ Theo PGS TS BS Lê Anh Thư, Chủ tịch Hội Loãng xương TP.HCM, Việt Nam hiện có khoảng...