Nạn nhân vụ thả bom nguyên tử tại Nhật lo ngại khi Mỹ rút khỏi INF
Kế hoạch rút khỏi Hiệp ước về vũ khí tầm trung (INF) của Mỹ khiến một số người may mắn sống sót trong vụ thả hai quả bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki hơn 70 năm trước cảm thấy lo ngại.
Động thái rút khỏi INF của Mỹ gây ra nhiều lo ngại – Ảnh: EPA
Hai quả bom vào tháng 8.1945 khiến hàng trăm nghìn người thiệt mạng cũng như phá hủy hầu hết công trình kiến trúc tại Hiroshima và Nagasaki. Hậu quả do vụ thả bom đem lại vẫn còn kéo dài.
Ông Junji Maki, nạn nhân sống sót ở Hiroshima nay đã 88 tuổi, nhận xét: “Dù yêu cầu CHDCND triều Tiên phi hạt nhân hóa, nhưng chính Mỹ đang chống lại việc hướng đến giải trừ hạt nhân”.
Video đang HOT
“Quyết định rút khỏi INF rất đáng lo. Một quốc gia sở hữu hạt nhân nên tuân thủ kỷ luật và nỗ lực giải trừ loại vũ khí này. Tôi tin vào sức mạnh của những người có ý thức tại Mỹ”, ông Maki chia sẻ.
Còn theo bà Kunihiko Sakuma, cư dân Nagasaki 74 tuổi: “Hiệp ước đáng ra phải được duy trì. Tôi sợ rằng quyết định rút khỏi không chỉ ảnh hưởng đến Mỹ – Nga mà còn thúc đẩy các cường quốc hạt nhân khác phát triển vũ khí hạt nhân. Đây là một hành động không thể tha thứ, đi ngược lại sự thúc đẩy giải trừ hạt nhân trên quốc tế”.
Bà Sakuma cũng kêu gọi: “Với tư cách là quốc gia duy nhất từng hứng chịu một cuộc tấn công hạt nhân, chính phủ Nhật nên đưa ra lời phản đối nghiêm túc và cảnh báo về nỗi khốn khổ mà loại vũ khí hủy diệt này mang lại”.
Với nội dung cấm Nga – Mỹ tham gia xử lý, sản xuất hoặc tiến hành phóng thử các loại tên lửa mang được đầu đạn hạt nhân có tầm bắn từ 500 – 5.500km phóng từ mặt đất, INF được đánh giá giúp xoa dịu cuộc chạy đua vũ trang thời Chiến tranh Lạnh cũng như giảm đáng kể nguy cơ chiến tranh hạt nhân tại châu Âu.
Tuy nhiên, chính quyền Tổng thống Donald Trump đánh giá INF “trói tay” Mỹ, đặt nước này vào thế bất lợi khi Nga lẫn Trung Quốc phát triển ngày càng nhiều loại tên lửa tiên tiến.
Washington ngày 1.2 tuyên bố ngừng tuân thủ hiệp ước, bắt đầu quá trình rút khỏi trong 180 ngày tới với lý do phản ứng với việc Moscow liên tục vi phạm.
Cẩm Bình (theo Japan Today)
Theo Motthegioi.vn
Trái đất có thể chịu được bao nhiêu quả bom hạt nhân?
Thế giới từng đứng trước nguy cơ một cuộc chiến tranh hạt nhân, nhưng may mắn là nó đã không xảy ra. Tuy nhiên, nếu một cuộc chiến như thế thực sự xảy ra, liệu trái đất có bị hủy diệt?
Năm 1945, Mỹ ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki của Nhật, bóng đen một cuộc chiến tranh hạt nhân bao trùm lên toàn thế giới, đặc biệt là trong thời kỳ Mỹ Xô tranh bá. Hai nước này đều ra sức nghiên cứu phát triển vũ khí hạt nhân nhằm giành thắng lợi trong một cuộc chiến hạt nhân có thể nổ ra bất kỳ lúc nào.
Đến giữa thập niên 1980, số lượng vũ khí hạt nhân của Mỹ và Liên Xô sở hữu đạt đến mức cao nhất với tổng số hơn 50.000 quả. Theo tính toán của chuyên gia vũ khí hạt nhân thời đó, số lượng vũ khí hạt nhân này đủ để hủy diệt địa cầu nhiều lần. Còn theo như kết quả nghiên cứu mới nhất của chuyên gia hạt nhân nước Anh, thực tế muốn hủy diệt địa cầu, cơ bản không cần nhiều vũ khí hạt nhân như vậy.
Chuyên gia nói chỉ cần 100 đầu đạn hạt nhân là có thể gây ra mùa đông hạt nhân trên phạm vi toàn cầu. Cái gọi là mùa đông hạt nhân nghĩa là sau cuộc chiến hạt nhân quy mô lớn, số lượng lớn khói bụi sẽ bốc lên tầng khí quyển khiến cho mặt trời không thể chiếu xuống mặt trái đất. Từ đó dẫn đến nhiệt độ giảm nhanh. Loại khí hậu này sẽ tiếp tục trong nhiều năm dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng cho sản xuất nông nghiệp và sẽ gây tổn hại nghiêm trọng, thậm chí hủy diệt văn minh toàn cầu.
Theo mô hình toán học mới nhất, lấy ví dụ như nước Mỹ có năng lực uy hiếp hạt nhân lớn nhất thế giới thì trong một cuộc chiến tranh hạt nhân, việc bắn 100 quả hay 1000 quả bom hạt nhân bản chất không khác nhau. Dù cho sau khi Mỹ bắn 100 vũ khí hạt nhân xong không gặp phải bất kỳ nước nào báo thù thì bản thân nước Mỹ cũng sẽ có ít nhất vài trăm triệu người chết đói vì mùa đông hạt nhân.
Báo cáo mới nhất chỉ ra rằng trong 1 năm qua, số lượng vũ khí hạt nhân toàn cầu đã giảm thiểu được 500 quả. Hiện nay tổng số lượng là 14500 quả, trong đó tổng số lượng của Mỹ và Nga là 13300 quả, số còn lại là của Pháp, Trung Quốc, Anh và các nước khác. Riêng Trung Quốc, số lượng vũ khí nguyên tử là 270 quả.
Theo Danviet
Ngày này năm xưa: Bom nguyên tử Mỹ hủy diệt Nagasaki Ba ngày sau khi thả bom nguyên tử xuống Hiroshima, Mỹ hành động tương tự với Nagasaki, biến thành phố cảng lớn nhất miền nam Nhật Bản thành đống tro tàn chết chóc. Sáng ngày 9.8.1945, pháo đài bay B-29 Bock's Car do Thiếu tá Charles W. Sweeney điều hành bay, mang quả bom nguyên tử Fat Man (Gã Mập) với mục tiêu...