Nạn “mãi lộ” góp phần gia tăng tai nạn giao thông
Hiện tượng tiêu cực, “mãi lộ” của lực lượng CSGT làm tăng chi phí là nguyên nhân chính để các nhà xe chở quá tải, nhồi nhét khách, chạy quá tốc độ.
Đại tá Trần Sơn Hà (ngoài cùng bên trái) và ng Nguyễn Hoàng Hiệp (thứ 2 từ trái sang)
Các trung tâm đào tạo và cấp bằng lái xe có nhiều bất cập, thậm chí cấp cả bằng lái cho người cụt chân, người ở tù… là những vấn đề được đề cập đến tại buổi giao lưu trực tuyến “Chung tay giảm thiểu tai nạn giao thông” hôm qua, 2/7.
Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường; Đại tá Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục Cảnh sát giao thông đường bộ, đường sắt và ông Nguyễn Hoàng Hiệp, Phó Chủ tịch Ủy ban ATGTQG đã tham gia buổi giao lưu.
Tiêu cực và sự cảm thông
Nhận được nhiều phản hồi nhiều nhất là lĩnh vực quản lý trật tự giao thông. Nguyên nhân khiến tình hình tai nạn giao thông gia tăng là do tình trạng mãi lộ của CSGT diễn ra thường xuyên và từ những khoản chi “không chính thức” này đã buộc các nhà xe phải “nhồi, nhét” khách, chạy quá tốc độ,… lái xe chỉ mất 5 phút “làm thủ tục” mỗi khi qua chốt giao thông rồi lại lao vun vút như thường. Có bạn đọc còn đề nghị Bộ trưởng Công an lập địa chỉ Facebook để người dân gửi những hình ảnh tiêu cực này.
Ông Trần Sơn Hà, Phó Cục trưởng Cục CSGT đường bộ, đường sắt cũng cho biết đây là vấn đề mà ngành trăn trở trong nhiều năm nay. Ngành Công an cũng đã có nhiều nỗ lực về vấn đề này. Chỉ tính trong 6 tháng đầu năm, lực lượng CSGT đã xử lý gần 3 triệu trường hợp vi phạm giao thông với số tiền phạt lên tới 1.500 tỷ đồng. Tuy nhiên, tai nạn vẫn phổ biến, mà 80% nguyên nhân là do người điều khiển phương tiện.
Ông Hà cũng cho rằng, vi phạm là quá phổ biến trong khi lực lượng CSGT của chúng ta quá mỏng. Bộ Công an đã chỉ đạo chặt chẽ các lực lượng, phải thực hiện theo pháp luật và sự giám sát của nhân dân. Đồng thời ban hành quy chế kiểm soát tiêu cực, đường dây nóng được đặt ở các Cục và các tỉnh thành, nhân dân phát hiện ra sai phạm của lực lượng CSGT hãy gửi về phản ánh. Tất cả trường hợp sai phạm đều được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Với 3 triệu trường hợp vi phạm trật tự giao thông 6 tháng đầu năm, đã có trên 20 trường hợp CSGT có vi phạm quy trình, thậm chí có vụ nhận tiền mãi lộ cũng bị xử lý nghiêm túc như chuyển khỏi lực lượng, hoặc xử lý trước pháp luật; Lập biên bản trên 400 trường hợp lái xe, chủ hàng vi phạm giao thông xuống đưa tiền cho CSGT. Hiện nay, chúng ta có 37 triệu mô tô, xe gắn máy, trên dưới 2 triệu ô tô trên tất cả các cung đường từ liên xã, huyện lộ,… đều có phương tiện tham gia giao thông, nhưng với lực lượng quá mỏng, không thể quán xuyến được.
Video đang HOT
Nhiều người không đồng tình với ý kiến của ông Hà khi ông cho rằng lực lượng CSGT quá mỏng, vì trên bất kì cung đường nào chạy qua địa phương nào cũng có CSGT của địa phương đó lập chốt gác. Vậy mà việc bỏ lọt những xe quá tải, xe chạy quá tốc độ gây đến tai nạn, vẫn xảy ra thì không khó để nhận ra “động cơ” phớt lờ này là gì… Thậm chí từ vụ “vỡ trận” ở bến xe Mỹ Đình, lực lượng CSGT đứng dày như thế nhưng vẫn có vi phạm xảy ra.
Ở khía cạnh khác, ông Hà trần tình, rõ ràng các cung đường đều có lực lượng cả, cũng có kiểm soát, nhưng kiểm soát không xuể, vì lực lượng mỏng. Trời nắng 40 độ lực lượng CSGT vẫn phải giăng ở ngoài đường kiểm tra, rất vất vả. Qua 1 tháng phối hợp với Bộ GTVT kiểm tra thì thấy rằng sai phạm này rất phổ biến, “khi chúng tôi kiểm tra, người ta tránh, núp vào quán ăn, trạm xăng, khi lực lượng rút họ lại hoạt động. Rõ ràng ý thức của lái xe và doanh nghiệp chưa chung tay thực hiện theo pháp luật”. Ông Hà cũng thông cảm với khó khăn của doanh nghiệp. Với mong muốn sự chia sẻ, ông Hà nói rằng, “Trời nắng nóng trên đường như thế, ai cũng muốn ngồi trong phòng mát, nhưng lực lượng cảnh sát giao thông phải làm việc trên đường suốt ngày, thậm chí còn bị tấn công. Như khi thực hiện Chỉ thị 22 của Ban Bí thư về bắt buộc đội mũ bảo hiểm thì hơn 20 cảnh sát hy sinh. Hàng trăm đồng chí bị thương. Phải chia sẻ những gian khổ đó, lực lượng của chúng tôi vẫn được Đảng, Nhà nước tin cậy, giao làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ, bởi nếu không cưỡng chế tính tự giác còn rất kém”.
“Còn thực tế có trường hợp lọt, quá tải, còn đồng chí nào vi phạm quy trình kiểm soát, để lọt,… thì đồng chí đó chịu trách nhiệm trước pháp luật. Chúng tôi làm quyết liệt, nhất là ngày lễ, tết, các trường hợp quá tải phải giảm tải và chịu trách nhiệm nếu xảy ra vi phạm”- ông Hà nói.
Bị cụt chân, đi tù vẫn được cấp bằng lái xe?
Góp phần không nhỏ vào việc gây ra những vụ tai nạn giao thông thảm khốc là việc cấp giấy phép lái xe cho cả những người không đủ điều kiện, nhiều bạn đọc dẫn chứng về trường hợp tấm giấy phép của người lái xe cụt 2 chân vừa được phát trên truyền hình mới đây và đặt ra câu hỏi về công tác quản lý nhà nước về lĩnh vực này. Ông Trần Sơn Hà cũng nêu một trường hợp điển hình: Theo quy định của Bộ Y tế và Bộ GTVT thì phải đủ chân tay, tri giác, mắt tinh, tai thính mới được thi giấy phép lái xe. Nhưng ông đã từng hỏi cung 1 trường hợp lái xe khách gây TNGT không biết chữ. Khi gây tai nạn thì anh ta điểm chỉ. Hỏi học ở đâu, anh ta không trả lời được, vì làm thủ tục qua một người khác.
Vừa qua, xảy ra vụ tai nạn thảm khốc tại cầu Serepok làm 34 người chết, qua điều tra mới biết được, lái xe (đã chết trong vụ tai nạn) đã từng lĩnh án 8 năm tù vì buôn bán ma túy, thụ án 7 năm thì mãn hạn tù. Quá trình thụ án anh ta vẫn được đổi giấy phép lái xe… Nhiều trường hợp khác nữa, như vụ đổ xe ở Núi Guộc, Nghệ An, lái xe chỉ có 1 chân… Đây là một thực tiễn, chúng ta kiểm soát đầu vào chưa chặt, hoặc người ta làm giả hoặc thông qua một cách nào đó người ta lấy được giấy phép lái xe.
Còn Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường lý giải, thực tế chúng ta có thể gặp những trường hợp như vậy. Nhưng xét về mặt ý thức thì con số đó không lớn, đây chỉ là một vài trường hợp hy hữu, cố tình tìm mọi cách để có giấy phép, sau đó gây tai nạn. Đây là những trường hợp đáng lên án, trước sau gì pháp luật cũng tìm ra. Tuy vậy chúng ta không thể lấy những trường hợp này để đánh giá tổng thể. Vấn đề là phải làm thế nào để khơi dậy được trách nhiệm của người lái xe. Còn trong xã hội hiện nay, thì đây là số rất nhỏ. Thực tế chúng ta thực hiện rất đồng bộ và rất tốt.
Theo xahoi
"Sẽ xử lý nghiêm các CSGT sai phạm"
Tài xế TL giật lại chiếc phong bì trên tay vị CSGT ở chốt 320 (đèo Bảo Lộc) để ra ngoài bỏ tiền vào. (Ảnh cắt từ clip)
Trên các số báo vừa qua, chúng tôi phản ánh nạn đóng "hụi chết" của các tài xế xe tải cho CSGT trên QL20 đoạn qua tỉnh Lâm Đồng. Ngay sau khi báo đăng, bốn trung tá CSGT liên quan bị giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng ra quyết định tạm đình chỉ công tác để làm tường trình, kiểm điểm. Công an cũng đang xác minh các trường hợp cán bộ, chiến sĩ CSGT khác có sai phạm để xử lý.
Trao đổi với PV, Đại tá Trần Đình Thư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng, nói: Bất kể cán bộ, chiến sĩ nào sai phạm đều bị xử lý nghiêm theo điều lệnh của ngành và quy định của pháp luật...
. Phóng viên: Thưa ông, với thông tin các CSGT trên QL20 nhận tiền tháng của các tài xế xe tải tại một số chốt, trạm, Công an tỉnh Lâm Đồng đã có động thái chấn chỉnh gì? Quan điểm của ban giám đốc về việc này?
Đại tá Trần Đình Thư, Phó Giám đốc Công an tỉnh Lâm Đồng: Ngay khi báo đăng bài đầu tiên "Bán xe, đóng "hụi chết" bằng tiền... âm phủ!", giám đốc công an tỉnh đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ, phòng CSGT xác minh ngay, làm rõ những nội dung mà báo đã nêu, đồng thời thu thập đầy đủ thông tin để xử lý theo quy định. Ban Giám đốc Công an tỉnh ghi nhận và cảm ơn những thông tin mà báo đã phản ánh. Qua đó, nó giúp công an tỉnh kịp thời chấn chỉnh đối với các sai phạm của lực lượng CSGT trong tỉnh.
Xử lý nghiêm sai phạm
. Người dân rất thông cảm với những khó khăn, vất vả của lực lượng CSGT khi phải ra đường làm nhiệm vụ và không ai chấp nhận một số chiến sĩ CSGT "dấm dúi" nhận tiền của người tham gia giao thông. Riêng một số chốt, trạm CSGT trên QL20 việc nhận tiền lại diễn ra trong trụ sở các cơ quan này. Ông có bất ngờ với việc này không?
Quan điểm của ban giám đốc công an tỉnh là chỉ đạo lực lượng CSGT nỗ lực hết mình để hoàn thành nhiệm vụ tuần tra kiểm soát nhằm đảm bảo ATGT trên địa bàn toàn tỉnh. Trong năm 2012, tỉnh Lâm Đồng đã thành công trong việc kéo giảm cả ba mặt về tai nạn giao thông.
Chúng tôi đã có nhiều văn bản chỉ đạo, quán triệt cho cán bộ, chiến sĩ là phải giữ nghiêm điều lệnh trong công tác tuần tra, kiểm soát giao thông. Cùng với đó, công an đã tiến hành nhiều biện pháp nghiệp vụ, từ công khai đến bí mật, thậm chí tiến hành các biện pháp ngoài giờ để kịp thời ngăn chặn những biểu hiện tiêu cực trong lực lượng CSGT. Tuy nhiên, trong thực tế công tác vẫn còn một số cán bộ, chiến sĩ CSGT tiêu cực như báo đã phản ánh...
. Thưa ông, ngoài việc chung chi tại các chốt, trạm CSGT, dư luận còn cho rằng một số tài xế phải chung chi tiền tháng cho CSGT thông qua một số cây xăng, dầu trên địa bàn. Công an tỉnh Lâm Đồng có biết việc này và hướng xử lý?
Chúng tôi có nghe dư luận nói về vấn đề này và ban giám đốc đã chỉ đạo các phòng nghiệp vụ tìm tài liệu liên quan, tiếp tục xác minh để xử lý nghiêm.
Đến từng trạm, chốt để chấn chỉnh
. Bước đầu, ban giám đốc đã xử lý các cán bộ trực thuộc Phòng CSGT Công an tỉnh Lâm Đồng. Nhưng trên thực tế, việc nhận tiền tháng của tài xế xe tải còn xảy ra ở các huyện; có người là người thân của lãnh đạo công an. Liệu có "vùng cấm" nào trong việc xử lý không, thưa ông?
Bất kể cán bộ, chiến sĩ của huyện hay tỉnh, có sai phạm là chúng tôi xử lý nghiêm theo điều lệnh của ngành và quy định của pháp luật.
. Để giữ vững an toàn giao thông trên QL20, Phòng CSGT đã bố trí đến bốn chốt, trạm CSGT trên đoạn đường chưa đến 160 km, chưa kể các chốt của công an các huyện mà quốc lộ đi qua, liệu có phù hợp với việc hạn chế tiếp xúc giữa CSGT với người tham gia giao thông không, thưa ông?
Thực tế trên đoạn đường này chúng tôi chỉ bố trí một trạm kiểm soát giao thông Madagui mà thôi. Chốt 320 và chốt Phú Hiệp là hai chốt trực thuộc trạm Madagui. Riêng đội Prenn trực thuộc đội tuần tra (PC67). Việc bố trí các chốt trên không chỉ để tạo thuận lợi cho lực lượng CSGT trong tuần tra kiểm soát giữ gìn an toàn giao thông mà còn thực hiện thêm nhiệm vụ phòng, chống tội phạm xảy ra trên quốc lộ này.
Sau khi báo nêu hiện tượng tiêu cực trên QL20, bên cạnh việc chỉ đạo xác minh thông tin để xử lý những sai phạm, đích thân giám đốc công an tỉnh đã gặp gỡ, trao đổi với lực lượng CSGT. Giám đốc cũng tỏ rõ quan điểm xử lý nghiêm những cá nhân sai phạm gây ảnh hưởng đến uy tín của ngành, của lực lượng. Giám đốc cũng động viên, chia sẻ những khó khăn, cực nhọc của lực lượng CSGT và động viên anh em tiếp tục hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp phần giữ vững trật tự, an toàn giao thông trên địa bàn.
Cùng với đó, thực hiện chỉ đạo của giám đốc, lãnh đạo Phòng CSGT tỉnh đã đến từng chốt, trạm kiểm soát giao thông, có biện pháp chấn chỉnh những sai phạm tại từng chốt, trạm.
. Xin cảm ơn ông.
Theo 24h
Tài xế chung tiền đóng hụi chết cho CSGT Không cần quan tâm đến người đối diện là ai, đến công an đứng đọc số xe làm gì, ông C. lấy bút hí hoáy ghi vào một cuốn sổ rồi hỏi: "Xe mình đi đường nào?". Trên các số trước, chúng tôi phản ánh nạn mãi lộ trên QL 20 đoạn qua địa phận tỉnh Lâm Đồng mà cánh tài xế xe...