Năn bột: Loại cỏ dại nhưng lại là ‘lộc’ trời ban
Ở những vùng đất không thể trồng lúa, năn bột được xem như là món quà ông trời dành tặng cho người dân miền Tây. Dù từng được xem là loại cỏ dại nhưng hiện nay, năn bột lại trở thành đặc sản quê hương trên bàn tiệc sang trọng trên đất Sài Thành.
Củ năng được trồng nhiều ở khu vực có khi hậu lạnh như Trung du Bắc Bộ hay các tỉnh thành Tây Nguyên như Đà Lạt, Kon Tum, Đăk Lăk,… do đặc tính chịu nhiệt tốt. Củ năng là món ăn vặt hoặc được chế biến trong bữa cơm gia đình đã quá quen thuộc với nhiều người, gọt vỏ ăn sống, làm mứt, nấu chè, hầm canh hay làm topping trà sữa, đồ uống ưa thích của giới trẻ,… có nhiều cách khác nhau và đều rất phổ biến. Tuy nhiên đó là đối với củ năng, còn đối với thân cây năng có lẽ không phải ai cũng biết và sử dụng chúng một cách đa dạng.
Người miền Tây thu hoạch đọt năng nhiều hơn mầm hoặc củ năng. Ảnh minh họa: IT
Đối với người dân miền Tây, sông nước trù phú là vậy nhưng cũng có nhiều nơi đất trũng nhiễm phèn, nhiễm mặn khiến bà con nông dân không thể canh tác được bất kỳ loại cây trồng nào khác. Cuộc sống vì thế mà trở nên khó khăn hơn. Song, ông trời thật sự không lấy hết của ai cái gì. Những vùng đất này không thể trồng lúa. Nhưng bù lại, cây năng cứ thế sinh sôi như một loài cây hoang dại và được đem về chế biến thành nhiều món ăn vô cùng ngon miệng.
Theo lời kể dân gian, nơi những vùng đất phèn mặn từ xưa không thể làm gì được, vì khó khăn mà nhiều người phải bỏ xứ đi. Những bãi năng chỉ có trẻ chăn trâu qua lại và một số người dân cố bám trụ quê hương vì đói nên bẻ năng lột lấy phần đọt ăn sống qua ngày.
Năn bộp được chế biến thành các món ăn đa dạng. Ảnh minh họa: IT
Chạy dọc đường quốc lộ về phía Cà Mau, đi ngang khu vực Ngã Năm (Sóc Trăng) hay Hồng Dân, Giá Rai (Bạc Liêu) và về tới một số địa phương ở Cà Mau thấy những đám năng ngút ngàn trải dài cao quá đầu người ngâm sâu trong bùn lầy và lớn lên. Cây năng còn được gọi cỏ năng, năn bộp hay năn ngọt có phần thân suông tròn, ruột rỗng xốp. Khi đập phát ra tiếng bộp nên được gọi là năn bộp dùng để chế biến món ăn.
Ở Đồng bằng sông Cửu Long, năn bộp xuất hiện nhiều nhất ở Sóc Trăng và Bạc Liêu. Năn bộp còn được coi như sản vật “lộc trời” ban tặng vùng đất phèn mặn. Đến nay, loài “cỏ dại” này còn trở thành đặc sản quê hương trên bàn tiệc sang trọng trên đất Sài Thành.
Video đang HOT
Loài cỏ dại là “lộc trời” mùa sa mưa miền Cửu Long sinh sôi ngút ngàn nhất là vào khoảng tháng 4 âm lịch. Từng bãi mọc hoang dại không cần chăm bón nhưng lại cho hương vị giòn xốp đặc biệt khó quên. Thay vì sử dụng củ năng hay mầm năng như những nơi khác, người miền Tây chủ yếu thu hoạch đọt năng chế biến ra nhiều món như gỏi, làm dưa chua, nhúng lẩu hoặc thậm chí ăn sống.
Những bãi năn bộp ngâm mình trong nước. Ảnh minh họa: IT
Những người con xa quê lâu ngày về chẳng cần gì cao sang. Đôi khi chỉ là vài món dân dã đậm miền xứ sở, dĩa dưa chua đọt năng, đọt năng xào tôm đất thơm ngọt cũng đủ nao lòng. Nhìn những đọt năng non mởn, trắng mỡ chính là thành quả lao động vất vả của bà con nông dân, cả một ngày miệt mài trầm mình dưới nước sình bẻ cây năng, sau đó mới lột tách các lớp vỏ cứng bên ngoài để cho ra bó năng ngon mắt.
Bà con thu hoạch năn bộp vào mùa nước nổi. Lúc này, cây năng sinh trưởng và phát triển rất mạnh, khi mùa mưa kết thúc cũng chấm dứt mùa năng. Bởi vậy, dù đi đường xa mùa này rất cực nhưng nhiều người vẫn khoái chạy xe về quê, đội mưa cũng được nhưng về đến nhà đã được mẹ chờ sẵn trên mâm cơm nóng hổi với những đặc sản mùa nước lũ. Dĩa năng xào tép còn nóng hổi bốc khói nghi ngút có mùi tiêu nồng xộc lên mũi đã đủ ấm lòng. Quây quần bên mâm cơm gia đình còn có ông bà, cha mẹ, có anh chị em cùng các món ăn quê mẹ nấu, có tiếng mưa tí tách rơi ngoài hiên nhà là điều tuyệt vời nhất đối với mỗi người.
Đọt năng nõn nà bên trong lớp vỏ cứng cáp nhuốm bùn. Ảnh minh họa: IT
Đọt năng có thể để ăn sống chấm với các món kho, cá rô chiên giòn, cá trê hay cá lóc nướng trui để cảm nhận hết hương vị ngọt ngào xen chút the the của mùi đất sình đã ngấm trong da thịt loại “cỏ dại” này. Dưa chua đọt năng muối được làm vào dịp Tết ăn cùng thịt kho, bánh tét giúp đỡ ngán hơn, khi chua quá ăn không kịp còn có thể đem xào như dưa cải chua cũng không tồi. Hay như năng xào tép bạc, tôm đất lột vỏ rắc thêm miếng tiêu, miếng hành lá xắt nhuyễn cũng rất bắt cơm, sang hơn chút nữa có món cháo gỏi hoặc trộn gỏi không thôi cũng hấp dẫn, gỏi gà, gỏi vịt, gỏi tôm thịt đọt năng,… nghe thôi đã không cưỡng lại được.
Tiếp theo phải kể đến đọt năng nhúng lẩu, lẩu ngọt hay lẩu chua đều có thể ăn với đọt năng và tạo ra hương vị đặc trưng không bị hòa tan vào bất kỳ hương vị nào khác. Nước lẩu ngọt hay chua, đọt năng cũng vẫn có độ giòn xốp nhất định. Đọt năng còn được đem đi làm nhân bánh bèo cùng thịt vịt bằm có vị ngọt thơm riêng biệt không phải lúc nào cũng có.
Đã có một thời, cây năng bị phá bỏ để trồng lúa nhưng không được. Ngược lại, khi năng ăn không hết bà con đem bán cho thương lái được giá cao nên phấn khởi hơn. Cùng với đó, cuộc sống phát triển, nhu cầu tìm lại những món rau quê càng nhiều. Do vậy, bà con đã mở rộng thêm diện tích trồng năng để tăng thêm thu nhập, đồng thời lưu giữ món sản vật quê hương.
Về miền Tây sông nước, nhớ con cá he béo ngậy
Bên cạnh cá linh, cá he còn là món đặc sản của vùng miền Tây sông nước. Cá he có thể chế biến theo nhiều cách, món nào cũng ngon và đều rất "bắt cơm".
Về miền Tây sông nước có đủ loại thức ngon, nhưng đã là sông nước thì không thể nào bỏ qua các món ăn đặc sản từ cá, tôm,... trên sông Cửu Long. Khi nhắc đến các món cá đồng cá sông, cá he sẽ là loài cá được kể tên khá nhiều vì đặc điểm thịt mềm, ngọt và béo nhất là với các món kho trong bữa ăn của người dân miền Tây.
Nhiều người không biết sẽ bị nhầm lẫn giữa cá he và cá mè vinh bởi hình dáng rất giống nhau. Tuy nhiên, cá he lại có vẩy bóng hơn và phần vây hay đuôi lại có màu đỏ hoặc vàng nghệ sẫm hơn. Còn cá mè vinh với phần vẩy ít bóng, đuôi vây màu đen và khi ăn vị cũng không bằng vị cá he.
Cá he là loại cá nước ngọt, thường được đánh bắt nhiều vào mùa nước nổi. Cá sống trong môi trường tự nhiên bằng cây cỏ ngập nước, côn trùng, tảo sợi, có khi ăn sâu, cá nhỏ hoặc các loài giáp xác. Cá he dù có hơi nhiều xương nhưng người miền Tây vẫn rất thích ăn bởi vị ngọt mềm béo ngậy của loài cá này rất đặc trưng.
Mùa nước nổi miệt sông nước, ngoài cá linh bông điên điển còn có món cá he được chọn lựa nhiều và chế biến nhiều kiểu nhưng làm kiểu nào cũng đều ngon miệng. Nhiều người thích cá he tươi chiên giòn với mỡ hành mỡ tỏi, nhiều người lại thích vị cá he kho lạt với những loại trái đồng nội như trái bần hay trái me non.
Bữa cơm của người miền Tây bao đời nay vẫn vậy, đơn giản như chính con người nơi đây. Không cầu kỳ nhiều món kiểu cách theo khung canh-mặn-xào như nhiều nơi khác. Đôi khi chỉ cần nồi cá kho lạt với rổ rau sống tươi mới hái hay dĩa mắm cá cũng đủ ngon miệng và xong bữa.
Bởi vậy, vào mùa cá he hầu như ngày nào cũng ăn mà chẳng thấy ngán, hương vị đồng quê len lỏi vào tâm trí. Nếu ai xa quê lâu ngày về ngay đúng mùa cá này, kỳ thực chỉ ăn cơm nguội cũng thấy ngon.
Cá he kho trái bần, cá he kho lạt, cá he kho cà hay kho với trái me non đều ngon cả, mỗi cách làm sẽ mang lại hương vị khác nhau và rất bắt cơm.
Cá hen kho bần. Ảnh minh họa: IT
Cá he làm sạch nhớt, sạch mang vây và ruột cá rồi ướp với các loại gia vị thông thường cho thấm. Cá he có thể đánh vẩy hoặc không, tiếp đó phi thơm vàng hành tỏi với mỡ cá he vừa làm hay mỡ heo đều được bởi kho mỡ sẽ dậy vị dầu ăn. Sau đó thắng nước màu và cho nước vào nấu tới khi sôi mới thả cá để bớt đi mùi tanh của cá, nước kho là nước dừa sẽ thơm và ngọt hơn nước lọc. Nếu muốn ăn trái me non thì cho me, muốn ăn trái bần thì rửa sạch bần cắt phần đầu rồi cho bần vào nồi cá kho tới rục sẽ có được bữa ăn đúng điệu miền sông nước.
Cá he kho trái bần với phần cá béo ngậy, trái bần lúc còn tươi bởi khi còn sống trái bần mang vị chát không phải ai cũng ăn được, nhưng khi kho cá he lại có vị mềm mềm bùi bùi khác hẳn.
Khi đem cá he kho với trái me non, vị ngọt béo của cá hòa quyện với chua thanh của me ăn rất cuốn miệng, cũng giống như món canh chua kích thích vị giác.
Món cá he kho lạt luôn để nhiều nước để vừa rưới lên chén cơm nóng và còn có thể chấm rau sống. Rau sống ăn với cá kho lạt lại vô cùng đa dạng như xà lách, dưa leo, rau diếp cá, rau húng cây, rau cải xanh, hoặc có khi là rau cải bẹ nhún tươi non,... Vị rau tươi nguyên giòn giòn chấm nước kho cá đậm đà như ôm cả vị quê hương vào lòng.
Mâm cơm nhà có dĩa cá kho béo ngậy, đậm vị và xanh xanh đỏ đỏ màu lá hành với vài trái ớt vừa bắt mắt vừa bắt miệng kèm rổ rau sống vườn dưới mái hiên có cha có mẹ. Bữa cơm đơn giản ấy lại chính là thứ níu kéo bước chân những người con, điều mà nơi thị thành xa hoa chẳng bao giờ có thể tìm thấy được.
Thực khách khó tính mấy, ghé Sóc Trăng cũng bằng lòng với món bún vịt nấu tiêu Bún vịt nấu tiêu thơm ngon lạ miệng và đầy hấp dẫn đã chinh phục được khẩu vị của biết bao thực khách khó tính. Quê hương Sóc Trăng, vùng đất ven đô miền Tây sông nước nhưng lại làm cho du khách lưu luyến biết bao bởi tình đất tình người cũng như chính những món ăn dân dã vô cùng đặc...