NamABank sẽ niêm yết trên HOSE, lợi nhuận 1.000 tỷ đồng năm 2020
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất 1.000 tỷ đồng cho năm 2020 là mức mà NamABank dự kiến dựa trên tăng trưởng tín dụng 21% khi được NHNN chấp thuận.
Ảnh minh họa.
Ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) kết thúc năm 2019 với nhiều chỉ kinh doanh vượt kế hoạch. Cụ thể, tổng tài sản đạt 110% kế hoạch; huy động vốn đạt 104% kế hoạch; cho vay đạt 113% kế hoạch; nợ xấu được kiểm soát tốt và lợi nhuận trước thuế (hợp nhất) đạt 925 tỷ đồng, vượt gần 16% kế hoạch đề ra.
Ngân hàng này cũng vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2020 với các chỉ tiêu kinh doanh đều tăng trưởng, với tổng tài sản đạt 116.000 tỷ đồng, tăng 23% so với năm 2019.
Huy động vốn cá nhân, tổ chức kinh tế và phát hành giấy tờ có giá đạt 92.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2019.
Video đang HOT
Dư nợ cho vay cá nhân, tổ chức kinh tế đạt 82.000 tỷ đồng, tăng 21% so với năm 2019 nhưng vẫn đảm bảo tỷ lệ tăng trưởng tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước (NHNN).
Lợi nhuận trước thuế hợp nhất đặt kế hoạch đạt 1.000 tỷ đồng (mức lợi nhuận này được tính toán trên cơ sở: tăng trưởng tín dụng đạt được mức kế hoạch đề ra và phù hợp quy định NHNN; đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo quy định hiện hành của NHNN; điều kiện kinh tế vĩ mô ổn định).
Tỷ lệ nợ xấu không vượt quá 3%. Đảm bảo các tỷ lệ an toàn theo đúng quy định.
Theo NamABank, ngân hàng xác định “duy trì mức tăng trưởng phù hợp tình hình thị trường và chú trọng củng cố nền tảng hoạt động”, khi đại dịch Covid-19 sẽ tác động rất lớn đến hầu hết các ngành nghề và ảnh hưởng dây chuyền đến hoạt động ngành ngân hàng.
Bên cạnh đó, tại đại hội lần này, HĐQT của NamABank cũng trình cổ đông phương án thoái vốn tại Công ty TNHH MTV Quản lý nợ và khai thác tài sản – NamABank (AMC) từ hình thức là công ty con do NamABank sở hữu 100% vốn còn sở hữu 11% vốn; phương án góp vốn mua cổ phần của công ty tài chính; trình cổ đông kế hoạch niêm yết trên HOSE, thời gian chậm nhất là 31/12/2020.
LPB sẽ niêm yết trên HOSE, chia cổ tức bằng cổ phiếu và phát hành riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài
Ngân hàng TMCP Bưu điện Liên Việt (LienVietPostBank, mã chứng khoán LPB) vừa công bố Tài liệu họp Đại hội đồng cổ đông thường niên với nhiều nội dung đáng chú ý liên quan đến kế hoạch chuyển sàn và phương án tăng vốn điều lệ.
Thực hiện niêm yết trên sàn HOSE
Theo báo cáo của Hội đồng Quản trị LienVietPostBank gửi cổ đông, LPB sẽ hoàn thành việc chuyển đăng ký giao dịch cổ phiếu từ hệ thống giao dịch cho chứng khoán chưa niêm yết (UPCoM) sang niêm yết tại HOSE trong năm 2020 nhằm nâng cao hình ảnh và nhận diện thương hiệu của Ngân hàng trong cộng đồng nhà đầu tư trong nước, quốc tế cũng như các khách hàng đang giao dịch tại Ngân hàng, nâng cao tính thanh khoản của cổ phiếu, đem lại lợi ích tối đa cho cổ đông khi chỉ số VN-Index mang tính đại diện cao cho thị trường chứng khoán và thường được các quỹ đầu tư sử dụng làm tham chiếu đo lường hiệu quả đầu tư.
Ngoài niêm yết cổ phiếu trên HOSE, Ngân hàng còn đưa ra kế hoạch tăng vốn thông qua chi trả cổ tức bằng cổ phiếu và chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài.
Cụ thể, kế hoạch tăng vốn điều lệ được thực hiện thành 2 đợt: Đợt 1, Ngân hàng sẽ phát hành cổ phiếu để chi trả cổ tức cho cổ đông hiện hữu với tỷ lệ 10%, dự kiến hoàn thành trong năm 2020. Đợt 2, Ngân hàng thực hiện tăng vốn thông qua phương án chào bán riêng lẻ cho nhà đầu tư nước ngoài với tỷ lệ chào bán không quá 4,99%.
Như vậy, LPB là một trong số ít các ngân hàng thực hiện chi trả cổ tức cho cổ đông rất đều đặn kể từ khi thành lập đến nay trong bối cảnh một số ngân hàng gặp khó khăn trong việc chi trả cổ tức hàng năm cho cổ đông.
Theo LPB, việc tăng vốn là cần thiết giúp Ngân hàng tuân thủ các quy định chặt chẽ về chỉ số an toàn hoạt động của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và tiếp tục đáp ứng các tiêu chuẩn cao hơn theo thông lệ của Basel II; đồng thời nâng cao năng lực tài chính, quy mô hoạt động và khả năng cạnh tranh, tạo nguồn lực phát triển bền vững, an toàn và hiệu quả trong các năm tiếp theo.
Năm 2019 tăng trưởng ấn tượng
Với kết quả lợi nhuận trước thuế năm 2019 đạt 2.039 tỷ đồng, tăng tới 68% so với năm 2018, vượt 107% kế hoạch đề ra, đây là mức lợi nhuận trước thuế cao nhất Ngân hàng đạt được kể từ khi thành lập đến nay.
Trong đó, mảng dịch vụ ghi nhận kết quả ấn tượng, đặc biệt ở lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm (bancassurance) với mức tăng trưởng đột biến 217%, góp phần đưa kết quả thu dịch vụ cao gấp hơn 2,5 lần so với năm 2018.
Các chỉ tiêu về kinh doanh khác đều tăng trưởng tốt và xếp thứ hạng cao trong hệ thống ngân hàng, cụ thể: Huy động thị trường 1 đạt 166.162 tỷ đồng, tăng 20%; Dư nợ tín dụng thị trường 1 đạt 140.883 tỷ đồng, tăng 16%; theo đó, tổng tài sản đạt 202.058 tỷ đồng, tăng 15% so với năm 2018.
Năm 2020, LPB tiếp tục kiên định với chiến lược bán lẻ trên cơ sở khai thác thế mạnh về mạng lưới. Ngân hàng thực hiện đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ để phục vụ và đáp ứng kịp thời cho các đối tượng khách hàng khu vực nông thôn còn rất nhiều tiềm năng mà các ngân hàng khác chưa có khả năng khai thác.
CapitaLand đạt thỏa thuận vay UOB 500 triệu đô la Singapore CapitaLand vừa đạt được thỏa thuận vay song phương liên kết bền vững trị giá 500 triệu đô la Singapore từ Ngân hàng United Overseas (UOB), đồng thời ra mắt báo cáo phát triển bền vững toàn cầu lần thứ 11 về kết quả hoạt động thuộc hạng mục này của Tập đoàn trong năm 2019. Khối văn phòng của CapitaLand tại ba...