NamABank đạt lợi nhuận trước thuế đạt 471 tỷ đồng, nợ xấu giảm 48%
9 tháng đầu năm, Ngân hàng TMCP Nam Á ( NamABank) đạt lợi nhuận trước thuế gần 471 tỷ đồng, vượt 47% so với kế hoạch năm. Đặc biệt, nợ xấu của ngân hàng giảm đến 48% so với hồi đầu năm.
Ngày 1/11, ngân hàng TMCP Nam Á (NamABank) cho biết, thu nhập lãi thuần của ngân hàng trong 9 tháng đầu năm đạt gần 1.196 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với cùng kỳ.
Cụ thể, lãi thuần từ hoạt động dịch vụ gấp 2,2 lần (gần 35 tỷ đồng), lãi thuần từ kinh doanh ngoại hối tăng 33% (gần 26 tỷ đồng). Ngược lại, lãi thuần từ mua bán chứng khoán kinh doanh không phát sinh, trong khi cùng kỳ lãi 62 tỷ đồng. Chứng khoán đầu tư ghi nhận lãi hơn 70 tỷ đồng trong 9 tháng đầu năm, giảm nhẹ 2%, riêng trong quý 3 ghi nhận lãi 9,5 tỷ đồng.
Lãi thuần từ hoạt động khác giảm đến 82% so với cùng kỳ, chỉ còn hơn 23 tỷ đồng trong khi chi phí hoạt động tăng 32% chiếm hơn 868 tỷ đồng.
Theo đó, NamABank đạt lợi nhuận trước thuế 9 tháng đầu năm gần 471 tỷ đồng ( trong khi cùng kỳ ghi nhận lỗ gần 17 tỷ đồng). Doanh nghiệp đã vượt chỉ tiêu kế hoạch lợi nhuận trước thuế 47%.
Tính riêng trong quý 3, chi phí dự phòng rủi ro tín dụng NamABank giảm mạnh 91% khi chỉ còn hơn 10 tỷ đồng. Do đó, lợi nhuận sau thuế ngân hàng đạt hơn 374 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ ghi nhận lỗ 36 tỷ đồng.
Video đang HOT
NamABank đạt lợi nhuận trước thuế đạt 471 tỷ đồng, nợ xấu giảm 48%
Đặc biệt, quý 3/2018, nợ xấu của ngân hàng giảm 48% so với hồi đầu năm. Trong đó, nợ dưới tiêu chuẩn (nhóm 3) và nợ có khả năng mất vốn (nhóm 5) tăng 145% và 16%, nợ nghi ngờ (nhóm 4) giảm mạnh 87% so với đầu năm. Kéo theo đó, tỷ lệ nợ xấu trên dư nợ cho vay khách hàng giảm xuống chỉ còn 0,8% so với 1,95% hồi đầu năm.
Tính đến 30/09/2018, tổng tài sản của NamABank đạt hơn 66.363 tỷ đồng, tăng 22% so với hồi đầu năm và vượt luôn kế hoạch 66.000 tỷ đồng của năm 2018. Tiền gửi khách hàng và cho vay khách hàng tăng 29% và 22% so với đầu năm, đạt lần lượt hơn 51.000 tỷ đồng và hơn 45.000 tỷ đồng. Như vậy, tính đến hết quý 3, NamABank đã thực hiện được 94% kế hoạch huy động vốn và hoàn thành kế hoạch cho vay của năm 2018.
HỒNG TRÂM
Theo thegioitiepthi.vn
Đồng USD mạnh còn nguy hiểm hơn chiến tranh thương mại?
Đồng USD mạnh lên cuối cùng sẽ không chỉ ăn vào lợi nhuận của doanh nghiệp lớn trong vài tháng tới mà cuối cùng sẽ khiến cho chính ví tiền của người tiêu dùng Mỹ ngày một mỏng hơn.
Ảnh: New York Times
Mối quan hệ ngày một xấu đi giữa Mỹ và Trung Quốc đang là tâm điểm chú ý của giới truyền thông tài chính thế giới. Thế nhưng đồng USD mạnh lên có khả năng gây hại đến doanh nghiệp Mỹ thậm chí còn tồi tệ hơn so với chiến tranh thương mại, theo khẳng định của CNN trong bài báo mới đây.
Chỉ số đồng USD, chỉ số đo biến động của đồng USD so với giỏ các loại tiền tệ lớn như đồng euro, yên và đồng bảng Anh, đã tăng gần 5% trong năm nay và không thấp hơn nhiều so với mức cao nhất trong 52 tuần.
Tại sao đồng USD lại tăng quá mạnh đến vậy? Kinh tế Mỹ đang tăng trưởng tốt trong khi nhiều nền kinh tế khác trên thế giới suy yếu. Cùng lúc đó, Cục dự trữ liên bang Mỹ (Fed) không ngừng nâng lãi suất. Đồng tiền của một nước thường tăng giá cùng với tỷ lệ lãi suất tại nước đó.
Đồng USD mạnh là tin xấu đối với các doanh nghiệp Mỹ có nhiều hoạt động kinh doanh ở nước ngoài bởi nó tác động đến doanh số bán hàng và lợi nhuận của họ.
Đồng USD mạnh cũng ảnh hưởng xấu đến doanh nghiệp Mỹ tại Mỹ bởi người tiêu dùng Mỹ sẽ có khả năng mua thêm nhiều hàng hóa từ nước ngoài do đồng USD có tỷ giá cao.
Một số công ty chuyên sản xuất hàng hóa tiêu dùng hàng đầu bao gồm Hasbro, Harley-Davidson, Kimberly-Clark và Procter & Gamble đã cảnh báo rằng đồng USD đang tác động đến hoạt động kinh doanh của họ. Một số công ty công nghiệp khác như 3M hay Caterpillar (CAT) cũng bi quan như vậy về triển vọng kinh doanh.
Trong tuần trước, Hasbro cho biết việc đồng USD tăng giá so với các đồng tiền khác tại châu Âu, Mỹ Latinh và châu Á đã khiến cho doanh thu của hãng giảm hơn 30 triệu USD trong quý gần nhất.
Còn theo Harley-Davidson, đồng USD tăng giá cao làm cho doanh thu của hãng giảm 1%. Đó là còn chưa kể đến những tác động mà Harley-Davidson phải hứng chịu từ việc giá nhôm và thép tăng cũng như biện pháp thuế quan trả đũa từ phía châu Âu và Trung Quốc.
CEO của công ty Kimberly Clark nhận định đồng USD mạnh lên sẽ gây ra nhiều sóng gió với hoạt động kinh doanh của hãng trong năm 2019.
Đây chính là lý do tại sao công ty có kế hoạch tăng giá đối với phần lớn các sản phẩm tiêu dùng tại Bắc Mỹ từ quý 1/2019.
Dường như nhiều doanh nghiệp lớn đang mắc kẹt khi đồng USD tăng giá và họ đang đánh giá thấp tác động tiêu cực của nó.
Đồng USD mạnh lên cuối cùng sẽ không chỉ ăn vào lợi nhuận của doanh nghiệp lớn trong vài tháng tới mà cuối cùng sẽ khiến cho chính ví tiền của người tiêu dùng Mỹ ngày một mỏng hơn.
TRUNG MẾN
Theo bizlive.vn
BIDV lên kế hoạch bán 17,65% cổ phần cho Ngân hàng Hàn Quốc Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam - BIDV (mã BID-HOSE) vừa có tờ trình xin ý kiến cổ đông bằng văn bản về việc chào bán cổ phần và tăng vốn điều lệ thông qua phát hành cổ phần riêng lẻ cho nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là Ngân hàng KEB Hana Bank của Hàn Quốc. Sau khi...