Nằm trong ‘danh sách đen’ của Mỹ, Huawei vẫn tăng trưởng vững mạnh
Ngày 29/3, tập đoàn công nghệ Huawei của Trung Quốc thông báo lợi nhuận tăng hơn gấp đôi trong năm 2023, chủ yếu nhờ kết quả kinh doanh tích cực của mảng kỹ thuật số và điện toán đám mây.
Một cửa hàng của Huawei ở Vũ Hán, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Huawei cho biết hãng đã đạt lợi nhuận 87 tỷ Nhân dân tệ (NDT) (12 tỷ USD) trong năm ngoái, cao hơn gấp đôi so với mức 35,6 tỷ NDT của năm 2022, nhưng chưa bằng mức lợi nhuận kỷ lục 113,7 tỷ NDT của năm 2021.
Doanh thu cũng tăng 9,6% so với năm 2022, lên 704,2 tỷ NDT (97,4 tỷ USD). Doanh thu từ mảng điện toán đám mây tăng 22% lên 55,3 tỷ NDT. Doanh thu từ hoạt động kinh doanh kỹ thuật số tăng 3,5%.
Bộ phận tiêu dùng của Huawei, chuyên bán điện thoại thông minh và các thiết bị điện tử khác, cũng công bố doanh thu tăng 17,3% vào năm 2023.
Chủ tịch luân phiên của Huawei, ông Ken Hu, cho biết, tập đoàn đã trải qua nhiều thử thách trong vài năm gần đây, nhưng vẫn lớn mạnh.
Năm 2019, dưới thời Tổng thống Mỹ Donald Trump, Nhà Trắng đã áp đặt nhiều biện pháp hạn chế nghiêm ngặt liên quan đến xuất khẩu công nghệ của Mỹ cho Huawei, với việc đưa tập đoàn này vào “danh sách đen” về thương mại. Sau đó, chính quyền của Tổng thống Joe Biden đã ngừng cấp phép cho các công ty Mỹ bán sản phẩm và dịch vụ cho tập đoàn Huawei.
Sau khi đối mặt với một loạt biện pháp hạn chế của Mỹ, tập đoàn này chuyển hướng sang hợp tác với các doanh nghiệp và chính phủ, đồng thời phát triển mảng điện toán đám mây.
Hiện Huawei vẫn là nhà sản xuất thiết bị 5G hàng đầu thế giới.
EU nhất trí về nguyên tắc gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga
Bỉ, nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên Liên minh châu Âu (EU), ngày 21/2 cho biết khối này đã nhất trí về gói trừng phạt thứ 13 đối với Nga liên quan đến chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraine.
Theo nguồn tin trên, các đại sứ EU đã nhất trí về nguyên tắc gói trừng phạt thứ 13 nhằm vào Nga. Gói trừng phạt mới này sẽ nhằm vào gần 200 thực thể và cá nhân của Nga nhưng không có các biện pháp trừng phạt theo lĩnh vực mới.
Dự kiến, gói trừng phạt này sẽ chính thức được phê duyệt vào thời điểm đánh dấu năm thứ 2 xảy ra cuộc xung đột Nga-Ukraine, ngày 24/2 tới.
Cuối năm ngoái, EU đã thông qua gói trừng phạt thứ 12 nhằm vào Nga. Gói trừng phạt thứ 12 tập trung vào việc áp đặt các lệnh cấm nhập khẩu kim cương có nguồn gốc từ Nga, cũng như áp đặt thêm các lệnh cấm nhập khẩu và xuất khẩu đối với hàng hóa Nga, ngăn chặn việc "lách" luật trừng phạt và "lấp lỗ hổng" của các lệnh trừng phạt. Gói trừng phạt này còn bổ sung hơn 140 cá nhân và thực thể vào danh sách phong tỏa tài sản.
Nga: Tăng mạnh thanh toán dùng đồng nội tệ với BRICS Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, ngày 30/1, Giám đốc Ngân hàng trung ương Nga Elvira Nabiullina cho biết hiện tỷ lệ thanh toán dùng đồng nội tệ của nước này với các nước thuộc khối BRICS đã tăng lên đến 85%. Đồng ruble của Nga. Ảnh: AFP/TTXVN Bà Elvira Nabiullina cũng nêu rõ thị phần của các nước thuộc BRICS trong cán...