Năm tiêu chí thẩm định tài liệu giáo dục địa phương
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa ban hành Dự thảo Thông tư quy định việc thẩm định tài liệu giáo dục địa phương, lấy ý kiến đóng góp đến ngày 16-7.
Học sinh Trường THCS Nguyễn Tri Phương (Hà Nội). (Ảnh minh họa)
Theo Dự thảo của Bộ GD-ĐT, có năm tiêu chí thẩm định tài liệu giáo dục địa phương. Trong đó tiêu chí 1, điều kiện tiên quyết của tài liệu, là phù hợp với quan điểm, đường lối của Đảng Cộng sản Việt Nam, quy định của pháp luật; không có định kiến xã hội về giới, dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, địa vị.
Tiêu chí 2 về nội dung tài liệu; Tiêu chí 3 về phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và kiểm tra đánh giá; Tiêu chí 4 về cấu trúc và hình thức trình bày; Tiêu chí 5 về ngôn ngữ, thuật ngữ sử dụng trong tài liệu.
Luật Giáo dục năm 2019 quy định: “Tài liệu giáo dục địa phương do UBND cấp tỉnh tổ chức biên soạn đáp ứng nhu cầu và phù hợp với đặc điểm của địa phương, được hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định và Bộ trưởng GD-ĐT tạo phê duyệt”; “Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định việc thành lập hội đồng thẩm định cấp tỉnh thẩm định tài liệu giáo dục địa phương”.
Giáo dục địa phương là nội dung bắt buộc trong chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được triển khai thực hiện từ năm học 2020-2021.
Video đang HOT
Tại Hà Nội, từ cuối tháng 12-2019, UBND TP đã đã ban hành Kế hoạch tổ chức biên soạn và thực hiện nội dung Giáo dục địa phương trong chương trình giáo dục phổ thông trên địa bàn thành phố và đến tháng 4 vừa qua, đã thành lập Hội đồng biên soạn Giáo dục địa phương do Giám đốc Sở GD-ĐT Chử Xuân Dũng làm Chủ tịch Hội đồng.Nội dung giáo dục địa phương nhằm thực hiện mục tiêu môn học, giúp học sinh gắn kết kiến thức được học với những vấn đề văn hóa, lịch sử, địa lý, kinh tế, hướng nghiệp, chính trị – xã hội, môi trường của Hà Nội. Trong năm 2020, tài liệu giáo dục địa phương sẽ được tổ chức biên soạn, hoàn thiện và tổ chức dạy đối với học sinh lớp 1 trên địa bàn thành phố; năm 2021 sẽ hoàn thiện tài liệu giáo dục địa phương cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 12.
Đại Nam hội quán: Nơi giúp người trẻ trân quý giá trị gia đình
Có một chàng trai mày mò học chữ Nho hơn 10 năm, lặn lội đi khắp các nơi để nghiên cứu về các giá trị văn hóa từ lâu đời và lập nên Đại Nam hội quán
Các thành viên của Đại Nam hội quán tại chương trình tất niên và nói về tết xưa của người miền Nam - ẢNH: NVCC
Đại Nam hội quán (hẻm 6 Ngô Thời Nhiệm, Q.3, TP.HCM) mong muốn giúp người trẻ dễ dàng tìm hiểu các giá trị văn hóa của dân tộc, là dự án do Lương Hoài Trọng Tính, sinh viên Trường ĐH Tôn Đức Thắng, lập ra . Tính cùng các thành viên trong nhóm thường xuyên tổ chức chương trình biểu diễn, giao lưu để tái dựng những nét văn hóa truyền thống và kích thích sự tò mò, tìm hiểu về văn hóa của người trẻ.
Giáo dưỡng người trẻ
Tính sinh ra và lớn lên ở vùng quê, hầu như đi đến đâu cũng có thể nhìn thấy nhiều giá trị xưa thấp thoáng sau những hàng cổ thụ, như những ngôi chùa cổ kính, các ngôi đình truyền thống của người Việt hay những hội quán, cung điện... Nhưng theo Tính, các giá trị này dần bị lãng quên đi nhiều, nhất là ở giới trẻ.
Tính luôn chọn mặc trang phục áo dài truyền thống trong các sự kiện mà nhóm tổ chức
"Bản thân mình nhận thấy được các giá trị văn hóa truyền thống rất có ích cho sự giáo dưỡng con người, đặc biệt là thế hệ trẻ. Vì hiện tại có một bộ phận bạn trẻ không còn tha thiết với gia đình, quê hương, không coi trọng đạo đức... nên chúng ta thấy ngày càng nhiều tội phạm bị trẻ hóa, học sinh đánh nhau", Tính nói và cho biết đó cũng chính là lý do muốn xây dựng dự án "Đại Nam hội quán".
Tính muốn dùng cái nét văn hóa xưa để lưu giữ các giá trị tốt đẹp của ông bà ta với tôn chỉ "ôn cố tri tân" gìn giữ cái hay, học tập cái mới, hạn chế cái mê tín. Và Đại Nam hội quán ra đời.
Tôn lên vẻ đẹp quá khứ
Với dự án này, Tính chia sẻ những bài viết về các giá trị xưa về nhiều lĩnh vực trên trang Đại Nam hội quán theo cách truyền tải rất trẻ. Bên cạnh đó, dự án tổ chức nhiều chương trình cộng đồng nhằm giới thiệu các giá trị văn hóa xưa đến cho nhiều người và cùng nhau trao đổi, phản biện.
"Hầu như sách vở khi xưa đều viết bằng chữ Nho nhưng những sách được dịch ra đương thời chưa đáp ứng nhiều cho nhu cầu nghiên cứu như về thuật ngữ, phương ngữ hoặc phong tục của địa phương, nên mình mày mò học chữ Nho. Bên cạnh đó là việc học tập thêm về các sách chuyên khảo của người nước ngoài, và việc quan trọng không kém là đi thực địa", Tính chia sẻ.
Bạn trẻ thích thú khám phá hình ảnh bộ ván xưa với cơi trầu, khay bánh, kỷ trà gợi lên không khí Tết xưa do nhóm tổ chức
Mới đây, Tính cùng những người bạn trong dự án tổ chức một chương trình tái dựng lễ cưới xưa của nhiều vùng miền. Các thành viên trong nhóm khoác lên mình bộ trang phục truyền thống xưa, cô dâu chú rể cùng nhau bước vào bàn nghi lễ, trong không gian ấm cúng với mâm quả, lễ cưới đậm chất Nam bộ xưa, khiến nhiều bạn trẻ vô cùng thích thú vì lần đầu được nhìn thấy. Không chỉ tái hiện mà nhóm còn giải thích một cách bài bản, cụ thể về từng lễ nghi, phong tục để giải đáp hết những thắc mắc của người xem.
Trong thời hiện đại, để tái hiện được những nét văn hóa xưa, nhóm phải mượn vật dụng từ những gia đình xưa, những nhà sưu tầm cổ vật... và dành một thời gian dài để tìm hiểu, nhờ người xác minh tư liệu.
Khẩu Cao Nhựt Phúc (17 tuổi, thành viên nhóm) với đam mê chế tác những vật dụng theo mẫu xưa và giới thiệu đến nhiều bạn trẻ
"Hầu như chương trình nào cũng có khán giả ngoại quốc, mà họ chính là những nhà nghiên cứu độc lập, những nghiên cứu sinh Việt Nam học đến từ các nước: Mỹ, Pháp, Ấn Độ... Sau khi kết thúc chương trình, họ hay đưa ra câu hỏi, phản biện và tạo nên cảm hứng để đưa các giá trị văn hóa đi xa hơn", Tính tự hào chia sẻ.
Nhìn thấy Tính cứ mỗi lần xuất hiện trong các chương trình đều mặc trên mình bộ áo dài truyền thống, ai cũng nghĩ chắc Tính thuộc tuýp người thích hoài cổ. Nhưng Tính bộc bạch: "Nhìn mình vậy thôi, chứ mình cũng như bao bạn cùng trang lứa khác, thích được hòa mình vào cuộc sống hiện đại. Và mình dùng đời sống hiện đại, phong cách hiện đại, trẻ trung để tôn lên vẻ đẹp của những nét văn hóa xưa từ dự án Đại Nam hội quán".
Tuyên dương nam sinh trả lại của rơi Ngày 27/4, Sở GD&T Hà Nội tuyên dương và tặng giấy khen oàn Tuấn Anh - học sinh lớp 10A3, trường THPT Vân Cốc (Phúc Thọ, Hà Nội) vì có hành động đẹp nhặt được của rơi trả người đánh mất. oàn Tuấn Anh nhận Giấy khen của Giám đốc Sở GD&T Hà Nội Tại lễ tuyên dương, Giám đốc Sở GD&ĐT Hà...