Nam thanh niên biến thành “phụ nữ” sau khi ốm nặng
Sau trận ốm, anh Hiếu bỗng có những biểu hiện như con gái: yểu điệu, dịu dàng, tóc dài… Anh đã gia nhập và sinh hoạt hội Phụ nữ được 2 năm nay.
Anh Mã Văn Hùng, bí thư chi bộ thôn Làng Thượng, xã Quan Sơn, huyện Chi Lăng, Lạng Sơn khẳng định việc anh Nông Văn Hiếu (sinh năm 1984) viết đơn xin vào hội phụ nữ hoàn toàn có thực. Ngôi nhà của Hiếu nằm lơ lửng trên lưng chừng đồi. Hiếu người mảnh khảnh, bước đi nhẹ nhàng, yểu điệu. Từ dáng vẻ, giọng nói, điệu bộ tới tính cách của Hiếu đều khá giống một phụ nữ. Ngay cả mái tóc dài, đen mượt và bộ quần áo Hiếu mặc trên người cũng là của nữ. Hiếu hiện ở cùng mẹ già.
Đến nay, Hiếu đã tham gia sinh hoạt trong hội phụ nữ được hơn 2 năm. Giải thích lý do vì sao là đàn ông mà lại xin tham gia sinh hoạt hội phụ nữ, Hiếu tỏ vẻ thẹn thùng, chia sẻ: “Đơn giản, em chỉ muốn được tham gia sinh hoạt trong một tổ chức nào đó, được trò chuyện và được đóng góp một phần công sức của mình vào việc xây dựng thôn bản thôi”.
“Nhiều người cho rằng, hành động ấy của em là khùng điên, khác người… nhưng em không quan tâm. Quan trọng là em cảm thấy thoải mái và được sống đúng với những gì mà em mong muốn”.
Nông Văn Hiếu – người đàn ông viết đơn xin vào… Hội phụ nữ
Theo anh Hùng, có lần làng tổ chức lễ hội, tất cả mọi người đều đến tham gia, những người ở nơi khác cũng đến góp vui. Trong lúc đứng nói chuyện, nhiều người cứ nhầm tưởng Hiếu là phụ nữ nên hỏi thăm: “Chị có mấy cháu rồi? Chồng con chị hôm nay không đi cùng à?”. Lúc đó, Hiếu chỉ che miệng cười, sau đó mới thanh minh với mọi người. Nhiều người khi biết Hiếu là đàn ông đều ngỡ ngàng, xin lỗi rối rít.
Nhiều trai bản khi đến thôn Làng Thượng đã nhầm Hiếu là con gái, ra lời chọc ghẹo, tán tỉnh. Khi biết Hiếu là con trai, họ hết sức ngỡ ngàng, không biết nói gì đành đánh bài chuồn.
Bà Nông Thị Kín, mẹ của Hiếu, cho biết: “Những người lần đầu gặp Hiếu, ai cũng bị nhầm lẫn về giới tính của nó”. Giải thích về việc Hiếu có hình dáng, điệu bộ giống một người phụ nữ, bà Kín nói thêm: “Khi được vài tuổi, Hiếu phát triển bình thường như bao nhiêu bé trai khác. Sau đó, Hiếu mắc phải một trận ốm thập tử nhất sinh. Từ khi được chữa trị khỏi, giọng nói của Hiếu bị biến đổi, dáng điệu, cử chỉ chuyển dần sang giống như phụ nữ. Gia đình nhiều lần đưa Hiếu đi khám nhưng các bác sĩ đều kết luận Hiếu khỏe mạnh bình thường, không hề có bất cứ bệnh tật gì”.
Video đang HOT
Mỗi lần nói đến chuyện vợ con, Hiếu lại bẽn lẽn: “Em sẽ không lấy vợ đâu. Em ở và nuôi mẹ suốt đời thôi”. Nhiều người dân nơi đây đều nói rằng, mới đầu thấy Hiếu khá kỳ quặc, lạ đời, nhưng dần rồi cũng quen và chấp nhận Hiếu như một cư dân bình thường khác trong thôn bản.
Anh Hiếu cùng mẹ
Hiếu còn được mọi người biết tới với biệt tài chữa bệnh bằng thuốc nam khá hiệu quả, trị dạ dày, nóng gan, viêm đường tiết niệu… Xung quanh trong nhà, đâu đâu cũng thấy các loại thảo dược đã được phơi khô, băm nhỏ. Hiếu bảo rằng, để có những thảo dược này phải lặn lội vào tận các cánh rừng sâu để tìm kiếm.
Có những loại dược liệu rất khó tìm và không phải bất cứ mùa nào cũng có. Có loại chỉ mọc duy nhất vào mùa đông, khi nhiệt độ xuống cực thấp, rét cắt da cắt thịt. Hoặc những loại chỉ có vào mùa hè, khi cái nắng chói chang thiêu đốt thân thể.
Những loại dược liệu này sau khi hái về đều được Hiếu xử lý qua rất nhiều công đoạn rồi mới thành thuốc. Hiện nay, những bệnh nhân tìm đến Hiếu nhờ chữa bệnh trải rộng khắp cả 3 miền Bắc, Trung, Nam.
Anh Mã Văn Hùng cho biết: “Ở đây, chúng tôi rất tôn trọng quyền cá nhân của mỗi người. Việc Hiếu mong muốn được tham gia sinh hoạt trong tổ chức hội phụ nữ tuy có khác lạ nhưng không ảnh hưởng gì tới cuộc sống của người dân nên chính quyền không có ý ngăn cấm mà chỉ vận động bà con trong thôn bản tránh tình trạng kỳ thị, xa lánh đối với Hiếu”.
Theo Nongthonngaynay
"Chảo lậu" tràn ngập vùng cao xứ Thanh
Địa hình phức tạp khiến sóng truyền hình không thể phủ tới được. Người dân ở các huyện vùng cao của tỉnh Thanh Hóa muốn xem được các kênh truyền hình TW chỉ còn cách sử dụng "chảo lậu".
Huyện miền núi Mường Lát là huyện xa xôi nhất của tỉnh Thanh Hóa, đời sống của người dân nơi đây còn nhiều khó khăn. Nhiều bản nằm cách xa trung tâm huyện sóng Phát thanh - Truyền (PT-TH) hình vẫn chưa thể đến được với người dân nơi đây.
Chảo lậu không có nguồn gốc xuất xứ tràn ngập các bản làng ở các huyện vùng cao xứ Thanh.
Lâu nay, người dân ở các xã vùng cao này muốn xem được truyền hình phải dùng hệ thống chảo thu có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng. Hầu hết các loại chảo thu này đều được bán trôi nổi trên thị trường mà không có cơ quan chức năng nào kiểm tra xử lý.
Ông Phạm Bá Điểm, Phó chủ tịch UBND huyện Mường Lát, cho biết: "Hầu hết người dân ở đây muốn xem được truyền hình đều phải dùng chảo để thu sóng. Các loại chảo này đều không có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Huyện Mường Lát có một đài PT-TH với 5 trạm thu phát lại là: Pù Nhi, Trung Lý, Tén Tằn, Quang Chiểu và đài Trung tâm đặt tại thị trấn. Trong 5 trạm này thì chỉ có trạm trung tâm huyện mới phát được nhiều kênh truyền hình của TW như: VTV1, VTV2, VTV3, Đài PT-TH Thanh Hóa, còn các trạm khác chỉ phát được một kênh duy nhất".
"Đài trung tâm của huyện phát được nhiều kênh truyền hình TW nhưng bán kính cũng không được rộng do địa hình có nhiều đồi núi hiểm trở, nhiều vùng lõm khiến cho sóng không phủ tới hết được. Còn các đài khác thì chỉ xem được một kênh thường xuyên nhất và VTV1. Trên địa bàn huyện Mường Lát hiện tại có 35 nghìn dân với hơn 6 nghìn hộ thì chỉ có 60% dân số là xem được các đài trên", ông Điểm cho biết thêm.
Ngay tại trị trấn Mường Lát nơi có sóng PT-TH "chảo lậu" cũng được sử dụng rộng rãi.
Theo tìm hiểu của Dân trí tại một số xã như: Mường Lý, Pù Nhi, Trung Lý... hầu hết những hộ có tivi ở đây đều mua và sử dụng các loại chảo rẻ tiền để xem truyền hình.
Ông Bùi Văn Nhân, Phó chủ tịch xã Mường Lý, cho biết: "Do sóng truyền hình chưa phủ được tới đây nên bà con trong xã muốn xem được truyền hình thì chỉ còn cách sử dụng chảo để thu sóng. Các loại chảo này đều có nguồn gốc không rõ ràng. Loại chảo này không chỉ có giá rẻ, mua một lần rồi được sử dụng miễn phí mà còn có rất nhiều kênh khác nhau".
Chảo khi mới mua có khi lên tới hàng trăm kênh, và ít nhất cũng thu được khoảng 30 kênh khác nhau. Xen lẫn những kênh truyền hình trong nước có cả một hệ thống những kênh truyền hình nước ngoài cũng có trong "danh sách kênh" của những loại chảo thu này.
Dọc theo con đường liên xã Trung Lý, có thể dễ dàng nhận thấy rất nhiều "chảo lậu" được các hộ dân ở đây sử dụng. Hay tại thị trấn Mường Lát, chảo lậu được dựng phía trên mái nhà của hàng trăm hộ dân.
Ông Hoàng Văn Dũng, Trưởng Đài PT-TH huyện Mường Lát, cho biết: "Do các trạm thu phát lại sóng PT-TH của huyện không phủ đi xa và rộng được nên các hộ có ti vi đều phải sử dụng đầu chảo. Chỉ có khoảng 10% các hộ dân dùng đầu chảo trả phí như K , VTC HD... Còn lại đều là đầu chảo không có nguồn gốc xuất xứ".
Theo ông Dũng: "Hiện nay trên thị trường, không thấy có bán các loại "chảo lậu" mà người dân đang dùng lâu nay. Những chiếc chảo mà người dân đang dùng đều được mua từ khá lâu".
Không chỉ người dân ở huyện Mường Lát mà hầu hết các huyện miền núi ở Thanh Hóa như: Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước... phải dùng "chảo lậu" khi muốn xem tivi. Chính vì điều này mà có thể dẫn đến rất nhiều những hệ lụy khi nhận thức của người dân còn hạn chế, không biết chọn lọc các kênh truyền hình để xem dẫn đến xem lẫn lộn các kênh truyền hình nước ngoài mà không được cập nhập tin tức, thông tin thời sự chính trị, kinh tế - xã hội trong nước đang diễn ra.
Việc người dân sử dụng chảo lậu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ gây ra những hệ lụy khó lường.
Một thực tế nữa là các loại "chảo lậu" này có thể thu và phát được hàng trăm kênh truyền hình. Trong đó có nhiều kênh từ nước ngoài nên khó có thể quản lý được hết những thông tin với nội dung xấu, xuyên tạc đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước ta, hay những kênh sex, bảo lực... gây tâm lý cho không chỉ người lớn và cả nhưng em học sinh nhỏ tuổi khi người dân ở đây trình độ nhận thức còn nhiều hạn chế.
Ông Điểm chia sẻ: "Để tránh những hệ luỵ từ các loại chảo lậu mang đến, chúng tôi rất mong các ngành chức năng sớm vào cuộc sống để có biện pháp xử lý kịp thời tình trạng buôn bán chảo lậu. Đầu tư thêm để mở rộng sóng PT-TH của nhà nước, phủ thêm nhiều kênh tông tin đến với bà con vùng cao để tránh những hệ lụy từ việc sử dụng "chảo lậu" trên.
Theo Dantri
Hà Nội "vỡ mộng" dự án đổi đất lấy hạ tầng Hàng loạt tuyến đường quan trọng của Hà Nội làm theo hình thức đổi đất lấy hạ tầng, sau nhiều năm thi công cầm chừng, đến nay có nguy cơ phải điều chỉnh tổng mức đầu tư hoặc lập lại dự án, đàm phán lại hợp đồng. Sở Kế hoạch và Đầu tư Hà Nội cho biết, thành phố có 63 dự án...