Nam thanh niên bị chém gần đứt lìa bàn tay được phẫu thuật nối thành công
Hai thanh niên được chuyển đến Bệnh viện Quân y 175 trong tình trạng bàn tay bị đứt lìa do cưa máy và bị chém, các bác sĩ đã khẩn cấp thực hiện các ca phẫu thuật, cứu thành công bàn tay của các bệnh nhân.
Bác lấy tĩnh mạch chân để nối bàn tay đứt lìa cho bệnh nhân.
Ngày 17/3, Bệnh viện Quân Y 175 ( Bộ Quốc phòng) cho biết, đơn vị vừa phẫu thuật kịp thời cứu hai bàn tay bị đứt lìa và gần lìa của hai thanh niên. Trong đó, một người bị tai nạn lao động và một người bị chém bằng rựa.
Theo hồ sơ bệnh án, khoảng 21h tối hôm trước, do mâu thuẫn cá nhân nên nam thanh niên 26 tuổi, ở tỉnh Bình Phước bị người khác dùng rựa chém đứt gần lìa bàn tay trái. Bệnh nhân được bệnh viện địa phương sơ cứu và chuyển đến Bệnh viện Quân y 175 khoảng 6 tiếng sau khi bị nạn.
Bệnh nhân nhập viện trong tình trạng hai xương cổ tay bị đứt lìa, mất máu nặng, đầu ngón tay lạnh. Qua thăm khám, các bác sĩ xác định vẫn còn khả năng cứu bàn tay của bệnh nhân nên tiến hành mổ cấp cứu ngay sau khi tiếp nhận khoảng 20 phút.
Video đang HOT
Cánh tay đứt gần lìa được nối thành công.
Trước đó, rạng sáng 12/3, bệnh viện cũng tiếp nhận nam thanh niên 20 tuổi, ở tỉnh Bình Dương bị máy cưa cắt đứt gần lìa bàn tay trái. Các bác sĩ thuộc nhiều chuyên khoa của bệnh viện đã được huy động để thực hiện ca phẫu thuật khẩn cấp trong đêm để nối thành công bàn tay cho bệnh nhân.
Bác sĩ Bùi Văn Phúc, khoa Chi trên, Bệnh viện Quân y 175 cho biết, bệnh nhân bị tổn thương khá phức tạp, mất đoạn động mạch nên các bác sĩ phải lấy tĩnh mạch ở chân lên ghép. Sau khi nối thông mạch máu, các phần còn lại như dây thần kinh, gân, cơ cũng được nối thành công.
Theo bác sĩ, điều may mắn cho bệnh nhân là sau khi bị thương đã được sơ cứu ban đầu rất tốt. Cụ thể, bệnh nhân đã được băng ép, cầm máu, phần bàn tay bị đứt được bọc kín trong túi nilong và cho vào chậu nước đá và chuyển đến bệnh viện sớm (khoảng 1h sau khi bị tai nạn).
Bàn tay của thanh niên bị chém đứt được nối thành công.
Sau khi phẫu thuật, cả hai bệnh nhân đều ổn định, có thể cử động được các ngón tay. Tuy nhiên, tùy vào khả năng đáp ứng của bệnh nhân cũng như trải qua thời gian tập vật lý trị liệu thì bệnh nhân có thể phục hồi sức cơ khoảng 60%-90%. Thời gian phục hồi cũng mất từ 3 đến 6 tháng.
Nhau cài răng lược - Nguy hiểm cho sản phụ
Rau cài răng lược là một biến chứng hiếm gặp của thai kỳ có khả năng đe dọa đến tính mạng người mẹ và thai nhi.
Ảnh minh họa
Bình thường khi thai làm tổ trong lớp niêm mạc tử cung (lớp màng rụng) sẽ hình thành bánh nhau để cung cấp dinh dưỡng cho thai nhi. Sau khi sinh, bánh nhau sẽ bong ra một cách dễ dàng.
Nhau cài răng lược là sự bám bất thường hoặc xâm lấn một phần hay toàn bộ bánh nhau vào lớp cơ tử cung. Về mô học cho thấy có sự thiếu vắng một phần hay toàn bộ màng rụng đáy do gai nhau bám vào cơ tử cung.
Vì trong trường hợp nhau cài răng lược, nhau không bám như bình thường, vượt quá lớp niêm mạc tử cung bám quá sâu vào tử cung, có thể bám rất chắc vào cơ tử cung, thậm chí xuyên thủng cả lớp cơ tử cung, lớp thanh mạc tử cung để xâm lấn vào cơ quan lân cận như bàng quang, ruột nên nhau cài răng lược không tróc được một cách tự nhiên hay chỉ tróc một phần gây băng huyết sau sinh (ra máu nhiều ngay sau xổ thai hay sau khi cố gắng bóc nhau bằng tay).
Những trường hợp nhau cài răng lược sau khi sinh nhau sẽ không bong và ra máu không cầm nên có thể có những nguy cơ sau: băng huyết sau sinh phải truyền máu, đe dọa đến tính mạng sản phụ. Sót nhau gây nhiễm trùng sau sinh. Sinh non do chảy nhiều máu.
Phải cắt tử cung. Nếu nhau cài đến bàng quang hay trực tràng thì đôi khi phải cắt bỏ 1 phần bàng quang hay trực tràng thì mới cầm máu được. Gây hậu quả nặng nề như dò bàng quang, âm đạo, trực tràng,...
Nhau cài răng lược là một bệnh hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm. Bệnh đã được ghi nhận chiếm 7% trong các nguyên nhân tử vong trong và sau mổ liên quan đến tình trạng mất máu.
Đây cũng là nguyên nhân cần phải truyền máu, gây nhiễm trùng hậu phẫu và những lỗ dò sau mổ. Tình trạng bệnh lý bánh nhau này có khả năng đe dọa tính mạng sản phụ và thai nhi nhất là khi sinh ở một cơ sở không có điều kiện hồi sức, truyền máu hay phẫu thuật sản khoa.
Thai phụ bị nhau cài răng lược cần tuyệt đối thực hiện theo chỉ định của bác sĩ để tránh các tai biến nguy hiểm khác.
Phẫu thuật xuyên đêm cứu bàn tay bị đứt mạch máu cho chàng trai Các bác sĩ thuộc Trung tâm y tế TP.Phú Quốc (Kiên Giang) đã phẫu thuật suốt 4 giờ hồ để cứu bệnh nhân bị thương nặng ở tay phải, có nguy cơ mất bàn tay. Bác sĩ Lê Quang Minh Thuộc thăm khám cho bệnh nhân H. vào sáng 10.3 - ẢNH: HOÀNG TRUNG Ngày 10.3, bác sĩ Lê Công Lĩnh, Giám đốc...