Nam thanh niên 22 tuổi nhiễm HIV/AIDS do “quan hệ” không an toàn: “Em không xác định được ai là nguồn lây”!?
Cơ thể mệt mỏi, sưng hạch và sụt cân nhiều dù ăn uống bình thường, nam thanh niên được bác sĩ chỉ định làm xét nghiệm HIV. Đến khi nhận kết quả thì còn đau lòng hơn, cậu đã bị AIDS.
Nam thanh niên 22 tuổi bị HIV/AIDS do quan hệ tình dục không an toàn với nhiều bạn tình
Mai Anh Quyền (chuyên viên tư vấn HIV – hỗ trợ cộng đồng tại TP.HCM) chia sẻ, gần đây, anh mới tiếp nhận một nam thanh niên sinh năm 1999 tại TP.HCM đến khám HIV. Kết quả vô cùng kinh hãi – bạn nam này đã bị AIDS.
Chuyên viên Mai Anh Quyền cho biết, một tuần trước, nhận thấy cơ thể suy yếu, mệt mỏi, sưng hạch, nổi phát ban và sụt cân nhiều dù ăn uống bình thường, nam thanh niên này quyết định đi khám tổng quát tại bệnh viện thì được bác sĩ chỉ định xét nghiệm HIV. Sau đó, bệnh nhân tìm đến chuyên viên Mai Anh Quyền để làm xét nghiệm HIV thì nhận được kết quả có phản ứng.
Nam thanh niên đi xét nghiệm HIV thì đã bị AIDS.
Chưa dừng lại ở đó, tình trạng bệnh của cậu tiến triển sang AIDS, thậm chí số lượng tế bào CD4 giảm xuống chỉ còn 11. Trong khi số lượng tế bào CD4 của một người không nhiễm HIV nằm trong khoảng 600-1200. Những người nhiễm HIV có số lượng tế bào CD4 dưới 200 đồng nghĩa với bệnh HIV chuyển sang giai đoạn AIDS và sẽ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nghiêm trọng. Lúc này, phác đồ điều trị HIV cần được khuyến nghị cho tất cả những người nhiễm HIV. Điều này càng đặc biệt quan trọng đối với những người có số lượng CD4 thấp như nam thanh niên sinh năm 1999.
Khi được hỏi để truy vết bạn tình, xác định nguồn lây nhiễm HIV/AIDS, chuyên viên Mai Anh Quyền nhận được câu trả lời khá buồn: “Từ mấy năm trở lại đây, em có quan hệ tình dục không an toàn, không dùng bao cao su với nhiều bạn tình nên khi nhận được tin sét đánh này em không xác định được ai là nguồn lây, không biết mình lây nhiễm HIV từ đâu”.
Nam thanh niên đã bị AIDS và thậm chí bị từ rất lâu rồi nên chỉ số mới xuống thấp như vậy.
Nam thanh niên chia sẻ rằng, 4 năm trước có xét nghiệm HIV một lần và nhận kết quả âm tính. Thế nên, nhiều năm trôi qua cậu khá chủ quan trong quan hệ tình dục. Đến khi gặp chuyên viên Mai Anh Quyền thì CD4 chỉ còn 11. “Em ấy đã bị AIDS và thậm chí bị từ rất lâu rồi nên chỉ số mới xuống thấp như vậy”, vị chuyên viên khẳng định.
Đây là trường hợp nhiễm HIV chuyển sang giai đoạn AIDS vô cùng đáng tiếc mà chuyên viên Mai Anh Quyền xét nghiệm trong thời gian qua. Thông qua trường hợp này, anh muốn nhắn nhủ đến những bạn trẻ nên đi xét nghiệm HIV theo định kỳ. Nếu phát hiện bệnh sớm thì điều trị sớm. Điều này giúp bạn nhanh ổn định sức khỏe, tiếp tục cuộc sống bình thường. “Đừng để đến khi bệnh chuyển sang giai đoạn AIDS rồi mới đi điều trị vì sẽ rất khó khăn và tốn kém”, chuyên viên Mai Anh Quyền nhận định.
Bạn trẻ nên đi xét nghiệm HIV theo định kỳ.
Riêng với trường hợp của cậu thanh niên này, chuyên viên Mai Anh Quyền sau đó đã kêu gọi cộng đồng, trực tiếp qua thăm bệnh nhân cùng gia đình, trao tặng em 5.000.000 VNĐ để điều trị HIV, mua luôn bảo hiểm y tế và chịu phí xét nghiệm CD4 cho em.
“Vấn đề hiện tại của em ấy là cần sức khỏe để vượt qua khoảng thời gian này” , chuyên viên chia sẻ. Anh cũng bày tỏ lời cảm ơn chân thành đến những người đã đồng hành cùng mình, giúp đỡ vô số các trường hợp nhiễm HIV thuộc cộng đồng LGBT trong thời gian qua.
Quan hệ tình dục đồng giới có tỷ lệ lây nhiễm HIV rất cao, bắt buộc phải dùng bao cao su khi quan hệ
Quan hệ tình dục đồng giới có tỷ lệ lây nhiễm bệnh cao đến 75%. Ngoài nguy cơ nhiễm HIV, quan hệ đồng giới còn dễ mắc các bệnh lây truyền qua đường tình dục như lậu, giang mai, mụn rộp sinh dục. Do đó, khi quan hệ tình dục nói chung, quan hệ tình dục đồng giới nói riêng, nhất định phải sử dụng bao cao su để phòng tránh nguy cơ lây nhiễm những bệnh lây truyền qua đường tình dục nguy hiểm trên.
“Sử dụng bao cao su đúng cách khi quan hệ tình dục sẽ có nguy cơ giảm tối đa mắc bệnh lây truyền qua đường tình dục, thậm chí ngăn chặn nguy cơ lây nhiễm HIV-AIDS, đối với cặp đôi nam nữ còn giúp tránh thai hiệu quả gần như tuyệt đối…”, BS sản phụ khoa Lê Thị Kim Dung (Bệnh viện Đa khoa Nông nghiệp) khẳng định.
Để tránh nguy cơ lây nhiễm HIV/AIDS khi quan hệ tình dục, bạn cũng có thể tiến hành điều trị dự phòng trước phơi nhiễm PrEP. Điều trị dự phòng trước phơi nhiễm với HIV – PrEP là việc sử dụng (uống) thuốc kháng HIV (ARV) để dự phòng lây nhiễm HIV cho người chưa nhiễm HIV nhưng có các hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV cao. PrEP được giới chuyên gia đánh giá có hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV rất cao. Thử nghiệm lâm sàng chứng minh sử dụng PrEP có thể làm giảm nguy cơ nhiễm HIV đến hơn 90%.
Giới chuyên gia khuyến cáo thêm, hiện nay không thiếu những trường hợp quan hệ tình dục bị nhiễm HIV mà không hay biết, để đến khi phát hiện thì bệnh đã chuyển biến sang giai đoạn khó khăn hơn. Do đó, sau khi quan hệ tình dục không dùng bao cao su, tốt nhất bạn trẻ nên đi xét nghiệm HIV để sàng lọc. Tuyệt đối không được chủ quan để tránh những hậu quả không mong muốn.
Dấu hiệu nhận biết Rubella giai đoạn phát bệnh
Bệnh Rubella giai đoạn phát bệnh thường biểu hiện bằng các triệu chứng tương đối điển hình như sốt, phát ban, sưng hạch,...
Do đó, nhận biết được các triệu chứng của bệnh một cách chính xác có thể chẩn đoán, xử trí và điều trị kịp thời, tránh các hậu quả lâu dài do bệnh gây nên.
Quá trình virus Rubella xâm nhập và gây bệnh trên cơ thể người sẽ trải qua các giai đoạn bao gồm giai đoạn ủ bệnh, giai đoạn phát bệnh và giai đoạn lui bệnh. Trong đó, giai đoạn phát bệnh của bệnh Rubella là giai đoạn mà các triệu chứng của bệnh xuất hiện rõ ràng và điển hình nhất, thường cũng là giai đoạn nguy hiểm nhất của bệnh.
Do đó, phát hiện và nhận thức đúng về các triệu chứng Rubella giai đoạn phát bệnh cung cấp cơ sở để có hướng xử trí đúng đắn và kịp thời.
Các dấu hiệu nhận biết bệnh Rubella giai đoạn phát bệnh:
1. Sốt
Sốt là triệu chứng rất thường gặp và là một trong các triệu chứng đầu tiên xuất hiện đầu tiên của bệnh Rubella giai đoạn phát bệnh. Sốt do bệnh Rubella thường là sốt nhẹ khoảng 38-39 độ C, ít khi sốt cao liên tục.
Thời gian sốt kéo dài có thể dao động từ 1 ngày đến 4 ngày tùy từng bệnh nhân nhưng cũng ít khi kéo dài quá lâu. Thông thường, sốt do Rubella giai đoạn phát bệnh sẽ bắt đầu thuyên giảm dần sau khi bệnh nhân có tình trạng phát ban trên da xuất hiện.
Để hạ sốt do triệu chứng Rubella trong thời kỳ phát bệnh, bệnh nhân có thể sử dụng thuốc hạ sốt (thường hay dùng nhất là paracetamol, do thuốc an toàn với cả phụ nữ có thai), hoặc các biện pháp hạ sốt không sử dụng thuốc như lau nước ấm, tắm nước ấm,...
Sốt là triệu chứng rất thường gặp ở bệnh nhân Rubella giai đoạn phát bệnh (Ảnh: Internet)
2. Sưng hạch
Sưng hạch cũng được coi là một trong các triệu chứng lâm sàng thường thấy của một bệnh nhân Rubella giai đoạn phát bệnh điển hình. Sau khi virus xâm nhập cơ thể sẽ kích thích các hạch lympho đáp ứng để tạo hàng rào miễn dịch cho cơ thể nên khiến hạch bị sưng to và có thể sờ thấy chỉ bằng tay.
Sưng hạch do Rubella giai đoạn phát bệnh thường xuất hiện từ khá sớm, đôi khi có nó có thể xuất hiện hàng tuần trước khi có biểu hiện phát ban trên da. Các hạch bị sưng do Rubella giai đoạn phát bệnh thường gặp là hạch nách, hạch cổ, hạch sau tai, hạch dưới chẩm,... với các tính chất điển hình bao gồm hạch sưng lớn vừa phải, mật độ mềm, bờ hạch rõ, bề mặt hạch nhẵn, hạch di động tốt và có giới hạn rõ với các tổ chức xung quanh.
Hạch bị sưng do Rubella giai đoạn phát bệnh thường không tồn tại quá lâu, thời gian kéo dài của biểu hiện này chỉ diễn ra trong khoảng vài ngày trước khi chúng biến mất hoàn toàn. Sưng hạch khỏi hoàn toàn tự nhiên mà không cần phải tiến hành điều trị gì.
Trong trường hợp, hạch vẫn còn tồn tại lâu sau khi bị bệnh, cứng chắc, bề mặt hạch xù xì, da che phủ hạch đổi màu,... thì người bệnh nên đi khám ngay để phát hiện sớm các căn bệnh nguy hiểm hơn.
Bệnh Rubella giai đoạn phát bệnh có thể gây nên tình trạng nổi hạch ở các vị trí như cổ, sau tai, dưới chẩm,... (Ảnh: Internet)
3. Phát ban trên da
Cùng với sốt và nổi hạch thì phát ban trên da cũng là một triệu chứng kinh điển của Rubella giai đoạn phát bệnh.
Ban trên da do Rubella giai đoạn phát bệnh có đặc điểm thường bắt đầu xuất hiện tại mặt, sau đó xuất hiện rộng rãi ra các bộ phận khác của cơ thể. Tuy nhiên, phát ban trên da do bệnh Rubella ít xuất hiện theo thứ tự cố định như phát ban do bệnh sởi. Đặc điểm các ban trên da gây nên do bệnh Rubella giai đoạn phát bệnh là các ban thường có dạng dát sẩn, nhỏ hơn ban do bệnh sởi gây nên và có màu sắc sáng hơn.
Tình trạng phát ban trên da của bệnh nhân có thể kéo dài 1 đến 5 ngày rồi hết, tuy nhiên hay gặp nhất là ban sẽ hết trong vòng ba ngày sau khi xuất hiện, chính vì thế bệnh Rubella ngoài được biết với tên gọi bệnh sởi Đức thì còn được gọi là sởi ba ngày. Sau khi ban bay hết, hầu như trong tất cả các trường hợp đều sẽ không để lại bất kỳ dấu vết nào trên da của bệnh nhân.
Khi bị phát ban trên da do bệnh Rubella giai đoạn phát bệnh, người bệnh gần như không cần kiêng cữ gì quá đặc biệt, chỉ cần đảm bảo vệ sinh cơ thể tốt bằng cách tắm rửa hàng ngày, tránh cào gãi làm trầy xước da dễ gây bội nhiêm và không tự ý bôi đắp hay sử dụng thuốc trên vị trí da bị phát ban.
Tuy nhiên, ta cần nhớ rằng phát ban không xảy ra ở tất cả các bệnh nhân bị mắc bệnh Rubella như ta vẫn hay nhầm tưởng. Các nghiên cứu cho thấy rằng, có đến 25-50% bệnh nhân có các bằng chứng huyết thanh học cho thấy bị mắc bệnh Rubella nhưng lại hoàn toàn không có biểu hiện phát ban trên da.
Phát ban trên da gặp ở đa số các bệnh nhân Rubella giai đoạn phát bệnh (Ảnh: Internet)
4. Một số biểu hiện khác của bệnh Rubella giai đoạn phát bệnh
Ngoài các biểu hiện triệu chứng điển hình của bệnh Rubella giai đoạn phát bệnh như sốt, nổi hạch và phát ban trên đã kể ở trên, trong một số các trường hợp thì bệnh nhân còn có thể biểu hiện bằng một số triệu chứng khác, chẳng hạn như:
- Đau đầu, đau nhức cơ thể, mệt mỏi: Những biểu hiện này thường là các dấu hiệu thể hiện cho một tình trạng nhiễm virus nói chung và hay xuất hiện trong thời kỳ sớm của giai đoạn phát bệnh. Do đó, chúng ít có giá trị trong định hướng chẩn đoán bệnh Rubella.
- Đau khớp: Đau khớp cũng là một triệu chứng tương đối phổ biến ở bệnh nhân mắc bệnh Rubella, đặc biệt ở nhóm bệnh nhân là phụ nữ trẻ. Các khớp thường đau trong khoảng 1-14 ngày sau khi bệnh nhân phát ban. Tuy nhiên, nó cũng có thể kéo dài lâu hơn đến nhiều tuần sau đó, kể cả khi các triệu chứng khác đã biến mất hoàn toàn.
- Bầm tím, chảy máu: Bầm tím và chảy máu thực là chất là các dấu hiệu biến chứng của bệnh Rubella, nhưng chúng lại có thể xuất hiện ở bệnh nhân Rubella giai đoạn phát bệnh. Nguyên nhân gây nên bầm tím và chảy máu cho bệnh nhân thường là do giảm tiểu cầu tự miễn.
Bên cạnh đó, khi người bệnh Rubella có biến chứng viêm não - viêm màng não thì có thể sẽ xuất hiện thêm các triệu chứng như cổ cứng, sợ ánh sáng, liệt thần kinh, nôn ói, đau đầu, tiêu chảy hoặc táo bón,... Những triệu chứng này đều là các dấu hiệu cảnh báo các biến chứng nguy hiểm của bệnh, do đó cần phải có thái độ nhanh chóng và xử trí tích cực ngay khi phát hiện.
Trên đây là giới thiệu về một số các triệu chứng thường gặp của bệnh Rubella giai đoạn phát bệnh. Nếu có bất kỳ các dấu hiệu nghi ngờ nào mắc bệnh, đặc biệt là khi có sự xuất hiện của bộ ba triệu chứng sốt, nổi hạch và phát ban thì hãy đến cơ sở y tế thăm khám ngay để được chẩn đoán và điều trị bệnh Rubella đúng cách và kịp thời.
Số ca mắc HIV tăng mạnh ở nhóm đồng giới nam và ngày càng trẻ hóa Theo báo cáo của Bộ Y tế năm 2020, tình hình dịch HIV có xu hướng gia tăng tại 28 tỉnh, thành phố với hơn 13.000 trường hợp mắc mới. Ảnh minh họa Đáng lo ngại, đối tượng nhiễm HIV ngày càng trẻ hóa và nguyên nhân chủ yếu xuất phát từ quan hệ tình dục không an toàn ở nhóm đồng giới...