Nam Sudan: Mỹ gia tăng áp lực nhưng không can thiệp quân sự?
Mỹ đang tăng cường gây áp lực ngoại giao với Nam Sudan giữa lúc xung đột leo thang, nhưng Washington sẽ không can thiệp quân sự vào Nam Sudan, theo nhận định của các nhà phân tích.
Xung đột leo thang, hàng chục ngàn người phải đến lánh nạn tại các căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình Liên Hiệp Quốc – Ảnh: AFP
AFP ngày 23.12 dẫn lời các nhà phân tích Mỹ cho rằng Washington sẽ không tiến hành một chiến dịch quân sự quy mô lớn ở Nam Sudan, mặc dù Tổng thống Mỹ Barack Obama quyết định gửi gần 100 binh sĩ đến Nam Sudan trong tuần này để giúp sơ tán công dân Mỹ.
Trong lá thư gửi Quốc hội ngày 22.12, ông Obama cho biết Mỹ đã triển khai thêm 46 binh sĩ tới Nam Sudan và cân nhắc sẽ có thêm hành động nếu cần thiết để đảm bảo an ninh cho công dân Mỹ, người và tài sản tại Đại sứ quán Mỹ ở thủ đô Juba của Nam Sudan, sau vụ 3 máy bay vận tải CV-22 Osprey của Mỹ bị tấn công ở Nam Sudan.
Trước đó, ông Obama cảnh báo Nam Sudan có nguy cơ rơi vào tình trạng nội chiến và đảo chính, mà nếu vậy thì hậu quả là việc Washington và các đồng minh của Mỹ sẽ ngừng hỗ trợ kinh tế và ngoại giao.
Ngoại trưởng Mỹ John Kerry hồi cuối tuần rồi cũng đã “cảnh báo” Tổng thống Nam Sudan Salva Kiir rằng tình trạng bạo lực sẽ đe dọa nền độc lập của quốc gia trẻ tuổi nhất thế giới này.
Washington cũng đã cử ông Donald Booth, Đặc phái viên Mỹ về Sudan và Nam Phi, đến Nam Sudan để xúc tiến hòa đàm giữa các bên.
Video đang HOT
Những vụ đụng độ đẫm máu giữa các phe phái và quân chính phủ Sudan vốn đã kéo dài từ ngày 15.12.
Người phát ngôn quân đội Nam Sudan Philip Aguer ngày 22.12 cho biết phiến quân trung thành với cựu phó tổng thống Riek Machar đã chiếm được thủ phủ Bentiu của bang Unity giàu dầu mỏ
Bạo lực sắc tộc, bất ổn tại Nam Sudan leo thang trong những ngày qua mặc cho Tổng thống Kiir kêu gọi đàm phán với cựu Phó tổng thống Machar.
Ông Kiir trước đó cáo buộc ông Machar âm mưu đảo chính. Ông Machar đã bị bắt nhưng sau đó bỏ trốn. Tổng thống Kiir sa thải ông Machar hồi tháng 7.2013.
Nhưng ông Machar lại tố tổng thống Kiir kích ngòi những vụ bạo lực đẫm máu, nhanh chóng thành lập lực lượng phiến quânnhằm lật đổ chính quyền Nam Sudan, theo AFP.
Cố vấn An ninh Quốc gia cho Tổng thống Obama, bà Susan Rice, từng chịu trách nhiệm về vấn đề Sudan trong suốt 20 năm qua, cũng đã lên tiếng kêu gọi các bên giải quyết bất đồng trong hòa bình ở Nam Sudan.
Nam Sudan giành được độc lập, tách khỏi Sudan, trở thành quốc gia non trẻ nhất trên thế giới hồi tháng 7.2011 sau cuộc nội chiến kéo dài 2 thập kỷ, khiến 2 triệu người chết.
Mỹ từng giúp Nam Sudan giành độc lập và kết thúc nội chiến và sau khi giành được độc lập, Nam Sudan tiếp tục được Washington hỗ trợ về mặt kinh tế và chính trị, ông Richard Downie, nhà phân tích thuộc Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế Mỹ cho hay.
Tuy nhiên, cựu Đại sứ Pháp tại Sudan Michel Raimbaud cho rằng ông nghi ngờ rằng Mỹ giúp Nam Sudan tách khỏi Sudan là vì lợi ích dầu mỏ chứ không phải vì mục đích “dân chủ, tự do, kết thúc nội chiến” cho Nam Sudan.
Ông Downie, một cựu quan chức ngoại giao Mỹ cho rằng Washington sẽ không can thiệp vào Nam Sudan.
“Thử nhìn khắp châu Phi mà xem, quân đội Mỹ sẽ cực kỳ thận trọng khi đặt chân đến khu vực này”, ông Downie nhận định.
Theo TNO
Hàng trăm người chết vì những vụ đụng độ đẫm máu ở Nam Sudan
Liên Hiệp Quốc (LHQ) dẫn các báo cáo chính quyền địa phương ở Nam Sudan ngày 17.12 cho biết có khoảng 400-500 người đã thiệt mạng và 800 người bị thương trong những vụ đụng độ đẫm máu mới đây.
Người dân Nam Sudan lánh nạn tại một căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ - Ảnh: AFP
"Hai bệnh viện ở Nam Sudan đã ghi nhận 400-500 người chết và 800 người bị thương", một nhà ngoại giao LHQ giấu tên ở thành phố New York (Mỹ) dẫn lời phó Tổng thư ký LHQ phụ trách các phái bộ gìn giữ hòa bình Hervé Ladsous cho biết.
Thông tin trên được đưa ra trong cuộc họp kín của LHQ ngày 17.12, theo Reuters.
Reuters cho hay những vụ đụng độ giữa các phe phái và quân chính phủ Nam Sudan nổ ra kể từ ngày 15.12.
Chính phủ Nam Sudan cho biết họ đã đập tan một âm mưu đảo chính và bắt giữ 10 chính trị gia có liên quan, trong đó có cả một cựu phó tổng thống, theo Reuters ngày 17.12.
Tổng thống Nam Sudan, ông Salva Kiir, trong trang phục quân sự, phát biểu trên truyền hình quốc gia ngày 17.12 cho biết lực lượng trung thành với Phó tổng thống Riek Machar đã tấn công một căn cứ quân sự nhằm tiến hành đảo chính. Ông Machar bị ông Kiir sa thải hồi tháng 7.2013.
Tính đến ngày 17.12, có khoảng 16.000 thường dân phải đến lánh nạn tại các căn cứ của lực lượng gìn giữ hòa bình LHQ tại Nam Sudan, theo ước tính LHQ.
Tổng thư ký LHQ Ban Ki-moon đã có một cuộc điện đàm với ông Kiir vào ngày 17.12, kêu gọi các bên ngồi lại đối thoại, giải quyết các bất đồng trong hòa bình.
Phúc Duy
Theo Dantri
Thái Lan: Nguy cơ xảy ra nội chiến Hôm qua 22-12, hàng nghìn người biểu tình chống chính phủ đã tham gia cuộc tuần hành quy mô lớn tại Thủ đô Bangkok của Thái Lan nhằm gây sức ép buộc Thủ tướng Yingluck Shinawatra phải từ chức. Người biểu tình chiếm giữ các tuyến giao thông tại Bangkok hôm 22-12 Ít nhất 1.000 người chủ yếu là phụ nữ cũng tập...