Nam Sudan chìm trong khủng hoảng, hàng triệu người cần viện trợ nhân đạo
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 4/7, cơ quan nhân đạo của Liên hợp quốc (LHQ) đã kêu gọi khoản viện trợ 400 triệu USD để cung cấp các dịch vụ nhân đạo tối thiểu cho Nam Sudan nhằm đáp ứng các nhu cầu cấp thiết của nước này trong bối cảnh nhiều cuộc khủng hoảng liên tiếp xảy ra.
Kiểm tra sức khỏe cho trẻ em suy dinh dưỡng tại Panthau, Nam Sudan. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong một tuyên bố tại thủ đô Juba, điều phối viên nhân đạo của LHQ cho Nam Sudan Sara Beysolow Nyanti cho biết: “Chúng tôi cần nguồn vốn khẩn cấp và kêu gọi thế giới nghĩ đến những người dễ bị tổn thương nhất ở Nam Sudan”. Bà nhấn mạnh quốc gia châu Phi này đang trải qua cuộc khủng hoảng nhân đạo hết sức khó khăn và tồi tệ nhất từ trước đến nay.
Quan chức LHQ cảnh báo rằng nếu nhu cầu nhân đạo không được giải quyết, những thiếu hụt về tài chính sẽ khiến hàng triệu người dễ bị tổn thương nhất ở Nam Sudan có nguy cơ không được tiếp cận sự hỗ trợ và bảo vệ nhân đạo thiết yếu.
Bà Nyanti cho biết việc bảo vệ phụ nữ và trẻ em gái, cung cấp thực phẩm, dinh dưỡng và nơi ở là cần thiết, đồng thời cảnh báo rằng việc thiếu đảm bảo về an ninh sẽ làm gia tăng những nguy cơ này. Bà đồng thời lưu ý rằng có hơn 2 triệu người ở Nam Sudan phải rời bỏ nhà cửa đi lánh nạn và việc không có kinh phí khiến những người trong các trại tị nạn có nguy cơ bị bỏ lại trong tình trạng thiếu nước, dịch vụ vệ sinh và y tế.
Cũng theo điều phối viên của LHQ, khoảng 8,9 triệu người ở Nam Sudan cần được hỗ trợ và bảo vệ nhân đạo vào năm 2022. Kế hoạch ứng phó nhân đạo ở nước này đòi hỏi khoản hỗ trợ 1,7 tỷ USD cho 6,8 triệu người với các dịch vụ hỗ trợ và bảo vệ tính mạng. Tuy nhiên, hiện kế hoạch này chỉ được đáp ứng tài chính ở mức 27%.
WB hỗ trợ các nước nghèo vượt qua khó khăn
Ngân hàng Thế giới (WB) ngày 26/1 đã công bố gói cứu trợ 100 triệu USD cho nạn nhân lũ lụt ở Nam Sudan.
Ông Ousmane Dione, Giám đốc khu vực của WB phụ trách Eritrea, Ethiopia, Nam Sudan và Sudan ở khu vực Đông và Nam Phi nói với các nhà báo rằng các gói tài trợ được phê duyệt sẽ được cung cấp cho Chính phủ Nam Sudan vào giữa năm 2022.
Người dân nhận lương thực cứu trợ tại Gumuruk, Nam Sudan, ngày 10/6/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Dione, WB tin rằng chương trình nghị sự về lũ lụt ở Nam Sudan cần được thực hiện nghiêm túc và gói tài trợ đã được phê duyệt hy vọng sẽ được giải ngân. Theo các cơ quan của Liên hợp quốc, lũ lụt đã làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng nhân đạo, vốn đã rất thảm khốc tại quốc gia châu Phi này, với 7,2 triệu người, trong đó hàng triệu trẻ em đang phải đối mặt với nạn đói. Lũ lụt nặng nề kể từ tháng 5/2021 đã ảnh hưởng đến hơn 840.000 người trên bảy bang của Nam Sudan.
WB đã hỗ trợ một số dự án tích cực trong các lĩnh vực nông nghiệp, y tế, bảo trợ xã hội và hỗ trợ cộng đồng với tổng số tiền là 265 triệu USD. Ông Dione cho biết tổ chức này đã huy động thêm 38 triệu USD để hỗ trợ những người dân tị nạn ở Nam Sudan và các cộng đồng tiếp nhận. Ngoài ra, ông Dione còn nhấn mạnh rằng WB không chỉ hỗ trợ các chương trình phát triển mà còn tài trợ cho việc nâng cao năng lực ở quốc gia châu Phi này.
Nam Sudan đang nỗ lực ổn định nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá, trong bối cảnh lạm phát cao do gián đoạn sản xuất dầu trong nhiều năm xung đột kể từ tháng 12/2013. Việc giá dầu quốc tế suy giảm cũng ảnh hưởng nặng nề đến nguồn thu cho chi tiêu tài chính vốn phụ thuộc 95% vào dầu mỏ của nước này.
Trước đó, các chuyên gia của WB cho biết, các quốc gia nghèo nhất thế giới trong năm nay sẽ phải tăng mạnh các khoản thanh toán cho các chủ nợ, với khoảng 60% các quốc gia có thu nhập thấp đang cần tái cơ cấu nợ.
Theo WB, 74 quốc gia có thu nhập thấp trên thế giới trong năm 2022 sẽ phải thanh toán tổng cộng 35 tỷ USD, tăng 45% so với số tiền họ đã trả vào năm 2020 theo số liệu mới nhất hiện có. Một trong những nước có nguy cơ vỡ nợ nhất là Sri Lanka, trong khi giới đầu tư đặc biệt lo ngại về nguy cơ vỡ nợ của Ghana, El Salvador và Honduras.
Nỗi sợ hãi bao trùm các ngôi làng Ukraine gần Nga Khi cuộc khủng hoảng tiếp tục, người dân đang mất hy vọng ở các khu vực gần chiến tuyến giữa lực lượng ly khai và lực lượng Ukraine. Hai cụ Alexandra và Ivan đã gần 90 tuổi. Ảnh Alzaeera Slovyansk, miền Đông Ukraine - "Tôi không muốn sống thêm nữa", Olga- một "babushka" (bà ngoại) người Ukraine, nói khi chuẩn bị kỷ niệm...