Nam sinh Yên Bái trở thành thực tập sinh tại công ty top đầu thế giới: Tiết lộ kỹ năng cần để thành công và yêu cầu của nhà tuyển dụng
“Đừng ngại thử và trải nghiệm thật nhiều khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bởi từng kinh nghiệm nhỏ nhất đều là một viên gạch trên con đường dẫn bạn tới mơ ước”, Đức Mạnh chia sẻ.
Đỗ Đức Mạnh, 21 tuổi, quê gốc tại tỉnh Yên Bái. Hiện Mạnh đang là sinh viên năm ba, chuyên ngành Marketing, trường Đại học Anh Quốc Việt Nam (British University Vietnam – BUV). Vượt qua nhiều ứng viên sáng giá, vừa qua, nam sinh Yên Bái đã giành được cơ hội làm việc tại Boston Consulting Group (BCG) – Công ty lớn thứ 2 về tư vấn chiến lược trên thế giới. Hiện mức lương với vai trò là thực tập sinh của Đức Mạnh khoảng 1.000 USD/tháng.
Chân dung nam sinh Đỗ Đức Mạnh.
Thành tích học tập đáng ngưỡng mộ của nam sinh Đỗ Đức Mạnh:
1 trong 4 Quán quân Học Bổng President – BUV
7.5 IELTS
Học bổng Đại học Drexel với mức $48.000/năm, Đại học Temple với mức $15.000/năm
Á Quân NielsenIQ Case Competition 2021
Top 10 Finalist – Vietnam Business Case Competition
Cựu Chủ tịch BUV Dance Club với dự án nổi bật là Choreography và góp mặt cho MV GPS – Pixel Neko ft Mỹ Anh, LostOwl, Nam Ngô
Core Team Member – Research and Development Team – Z Marketer 2021
Lifestyle Reporter tạp chí The Little UK
Thực tập sinh khối Operations Vietnam Grand Prix LLC.
HỌC HẾT SỨC, CHƠI HẾT MÌNH – TRẢI NGHIỆM THẬT NHIỀU ĐỂ TRƯỞNG THÀNH
Đỗ Đức Mạnh theo học chuyên ngành Marketing bao gồm nhiều môn thú vị như: Digital Marketing, Socical Marketing, Content Marketing,… Ngay từ khi nhập học, nam sinh đã đạt suất học bổng 75% của nhà trường.
Ngoài học tập trên trường, Mạnh còn thử thách bản thân trong nhiều cuộc thi lớn, mang về thành tích ấn tượng. Nam sinh từng lọt Top 10 chung cuộc Vietnam Business Case Competition 2021, Á quân NielsenIQ Case Competition 2021. Đây đều là sân chơi lớn để sinh viên thể hiện tài năng.
Cậu bạn đến từ Yên Bái này có thành tích học tập xếp hạng “khủng”.
“2 cuộc thi đều đưa ra những tình huống mà doanh nghiệp có thể gặp phải, từ đó thí sinh sẽ tư vấn chiến lược và đưa ra biện pháp giải quyết. Cuộc thi cung cấp rất nhiều số liệu về: Kênh bán hàng, tệp khách hàng,… Công việc chúng em phải làm là lập bảng biểu đánh giá thị trường, khách hàng và giải quyết vướng mắc cho doanh nghiệp. Qua cuộc thi, em học được nhiều kiến thức bổ ích và mở ra cơ hội làm việc trong những tập đoàn tầm cỡ”, Mạnh chia sẻ.
Được biết, chương trình đào tạo của Đại học Anh Quốc Việt Nam gồm 3 tháng học, sau đó sẽ được nghỉ 3 tháng và tiếp tục quay vòng như vậy. Thời gian nghỉ học, sinh viên có thể tham gia các hoạt động ngoại khóa hoặc đăng ký thực tập. Đây là điều kiện tiên quyết tích đủ điểm số để ra trường. Ngoài ra, nhà trường còn tổ chức miễn phí nhiều lớp học cho sinh viên tham gia trong kỳ nghỉ như: Các lớp học ngôn ngữ, edit video, tâm lý học, thiết kế đồ họa,…
Video đang HOT
Nam sinh luôn đặt việc học tập lên hàng đầu.
Trong thời gian nghỉ học, Đức Mạnh thử sức ở nhiều vai trò khác nhau như: Chủ tịch BUV Dance Club nhiệm kỳ 2020 – 2021; Thành viên BTC Z – Marketer 2021 – Cuộc thi Marketing hoàn toàn bằng Tiếng Anh do sinh viên BUV tổ chức; Cây viết chủ lực chuyên mục Lifestyle của The Little UK – Tạp chí song ngữ do sinh viên BUV sản xuất. Nhờ đó, Mạnh trưởng thành hơn, trở nên tự tin, năng động và khám phá ra nhiều tiềm năng của bản thân.
“Đừng ngại thử và trải nghiệm thật nhiều khi còn ngồi trên ghế nhà trường, bởi từng kinh nghiệm nhỏ nhất đều là một viên gạch trên con đường dẫn bạn tới mơ ước”, nam sinh nói.
Ngoài ra, Mạnh còn đăng ký đi thực tập khi còn là sinh viên năm nhất đại học. Công ty đầu tiên nam sinh làm là 1 tổ chức giải đua tại Việt Nam. Lần đầu đi làm, nam sinh làm sai rất nhiều nhưng may mắn có sếp luôn ân cần chỉ bảo từng ly từng tý.
“Em làm sai nhiều nhưng sếp không mắng mà sửa lại giúp em vào buổi tối. Sáng hôm sau đến công ty, chị ấy sẽ chỉ cho em những lỗi sai và cách khắc phục. Cách giải quyết vấn đề này khiến em có động lực để tiếp tục làm và sẵn sàng nhận thêm việc. Sếp em quan điểm rằng: Bản chất của việc thực tập là đi học hỏi chứ không phải đi kiếm tiền. Chị sếp không yêu cầu em phải làm việc như một nhân viên thực thụ. Nhờ gặp người sếp có tâm có tầm nên em học được rất nhiều thứ: Kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán với khách,…”, Đức Mạnh cho biết.
Ngay từ năm nhất đại học, nam sinh đã đăng ký đi làm thêm để có nhiều trải nghiệm
CHUẨN BỊ THẬT KỸ TRƯỚC KHI APPLY, HÃY LUYỆN CÁCH DÙNG EXCEL KHÔNG CẦN CHUỘT
Năm cuối đại học, Mạnh muốn bản thân đạt được những mục tiêu cao hơn nên tự đặt ra thách thức. Nam sinh quyết định nộp vào BCG và thấp thỏm chờ đợi trong lo âu. Đến khi nhận được thông báo, Mạnh không ngờ mình đã vượt qua hàng trăm đối thủ mạnh để được làm việc tại tập đoàn lớn. Mạnh cho biết, hồ sơ của ứng viên khác toàn là du học sinh các trường hàng đầu thế giới như: Đại học Harvard, Đại học Stanford,…
Ngoài ra, BCG còn tổ chức một cuộc phỏng vấn để tìm kiếm ứng viên tài năng. Trong vòng thi này, nhà tuyển dụng sẽ đưa ra câu hỏi tình huống nhằm đánh giá khả năng xử lý vấn đề. Họ không yêu cầu ứng viên đưa ra đáp số chính xác mà cần sự lập luận logic. Đáp án không có đúng – sai, mỗi ứng viên sẽ đưa ra câu trả lời khác nhau. Từ đó, nhà tuyển dụng sẽ đánh giá khả năng tư duy. Qua câu hỏi, nhà tuyển dụng còn quan sát được các kỹ năng mềm như: Giao tiếp, phân tích và tìm kiếm dữ liệu, ý thức trách nhiệm.
Đỗ Đức Mạnh không thể ngờ việc mình đỗ vào BCG.
Nam sinh BUV chia sẻ: “Để trúng tuyển vào tập đoàn lớn cần sự chuẩn bị kỹ lưỡng. Đầu tiên, bạn phải có CV đẹp. Thành tích học tập, kinh nghiệm thực tập và giải thưởng các cuộc thi là 3 tiêu chí để nhà tuyển dụng dựa vào đó và đánh giá.
Tiếp theo, bạn phải có kỹ năng sử dụng Word, Excel, Powerpoint. Nhiều người thường coi thường kỹ năng này nhưng thật ra, có nhiều thứ mà chúng ta không biết. Những người làm trong Big4 sử dụng Excel mà không cần dùng chuột. Mọi người cần tập luyện để đạt đến trình độ đó. Ngoài ra, cần tổng hợp những sản phẩm mình đã thực hiện, chẳng hạn như: Những video từng làm, những bài từng viết,…”.
Hiện Đức Mạnh đang giữ vị trí CTA (Trợ lý nghiên cứu). Công việc một ngày của nam sinh là nghiên cứu, tìm kiếm, phân tích các thông tin để nắm bắt vấn đề và đưa ra giải pháp cho khách hàng. Thời gian đầu mới vào làm, nam sinh bị sốc bởi độ khó của công việc. Công ty yêu cầu Mạnh vào guồng quay, triển khai luôn những dự án lớn. Khối lượng công việc nhiều khiến nam sinh thường xuyên làm từ 7h30 sáng đến 9 – 10h tối.
Nam sinh cùng những thành viên tài năng trong BUV Dance Club.
Nam sinh chia sẻ về khó khăn mà bản thân đang gặp phải: “Thật ra, công việc em đang làm hơi trái ngành. Em học Marketing nhưng giờ phải đối mặt với nhiều số liệu bên ngành Tài chính. Mặc dù Marketing cũng phải xử lý số liệu nhưng số liệu 2 ngành là hoàn toàn khác nhau. Vì vậy, em không hiểu nhiều chỗ và chưa bắt nhịp được tiến độ. Chỗ nào vướng mắc, em hỏi đồng nghiệp và bạn bè trong ngành này để được trợ giúp. Đến nay, sau khi làm hơn 2 tháng tại BCG, em đã tiến bộ hơn những ngày đầu rất nhiều”.
Sau khi tốt nghiệp đại học, Mạnh dự định chưa đi làm ngay. Nam sinh muốn dành thời gian chuẩn bị kỹ lưỡng về kiến thức và kỹ năng trước khi bắt đầu công việc. Mạnh cho biết bản thân sẽ đi học thêm Excel, đồ họa,… để tự tin hơn. Sau đó sẽ ứng tuyển vào những tập đoàn lớn trong lĩnh vực Marketing hoặc ứng tuyển lại vào BCG. Mạnh cũng muốn vừa làm vừa học chương trình thạc sĩ bên đất nước Anh.
Nữ sinh Việt làm trong Big4, lương 120 triệu/tháng khi làm 160 tiếng: Không phải ngoại hình, đây là thứ ấn tượng số 1 với nhà tuyển dụng!
Năm 3 đại học mới bẻ lái sang ngành Kiểm toán, chưa có nhiều kinh nghiệm chuyên ngành nhưng nữ sinh Việt đã thành công chinh phục công ty kiểm toán Big4.
Nếu là dân Kinh tế (đặc biệt là dân trường Ngoại thương, Kinh tế Quốc dân...) bạn nhất định sẽ biết đến cụm từ "trong mơ". Đó là BIG 4.
Big4 là tên gọi chung cho 4 công ty kiểm toán đa quốc gia hàng đầu thế giới bao gồm: Deloitte, Ernst and Young (EY), KPMG và Price Waterhouse Cooper (PwC).
Để được làm ở đây, các ứng viên sẽ phải trải qua những vòng tuyển dụng gay gắt. Thậm chí đi làm rồi vẫn phải "cày" học hành mỗi ngày thì mới có cơ hội được tiếp tục làm việc lâu dài. Tuy nhiên đãi ngộ đi làm cũng rất tốt khi có những thực tập sinh đã kiếm được lương tháng lên đến 100 triệu!
Đó là câu chuyện của nữ sinh Thái Doanh Nghi (sinh năm 1999). Cô bạn đã thành công vào làm ở Deloitte trụ sở Singapore khi mới chỉ là sinh viên năm 3 ngành kiểm toán ở đại học DePaul. Cô bạn là du học sinh Mỹ và suốt 3 năm đại học, Nghi luôn đạt thành tích tối đa GPA 4.0/4.0 ở các học kỳ.
Nữ sinh Thái Doanh Nghi (SN 1999) hiện đang là du học sinh Mỹ ngành Kiểm toán
Bí quyết đỗ phỏng vấn công ty top đầu thế giới
Năm 3 đại học, khi đặt mục tiêu thi tuyển vào Big 4, Doanh Nghi đã lên "dây cót" chuẩn bị tham gia thi tuyển. Cô bạn tham gia các sự kiện nghề nghiệp online ở trường. Nhờ những buổi event đó, Doanh Nghi học hỏi được rất nhiều tips hay để viết hồ sơ và trả lời phỏng vấn.
Trong thời gian này, cô bạn đi tạo các mối quan hệ với các anh, chị đã tốt nghiệp từ DePaul mà đang làm ở Big4 thông qua thầy cô ở trường. Từ đó, Doanh Nghi mở rộng các mối quan hệ của mình cũng như học thêm các kỹ năng nghề nghiệp khác.
Cô nàng thấy việc thi tuyển vào Big 4 rất áp lực. Vì có đến hơn 5.000 hồ sơ nộp vào nhưng công ty chỉ nhận 100 bạn nên tỉ lệ chọi rất cao. Doanh Nghi cho hay trong quá trình ứng tuyển Big 4, các bạn ứng viên cần phải chuẩn bị hồ sơ cẩn thận. Vì khi chưa phỏng vấn, đây chính là thứ mà nhà tuyển dụng chú ý đến.
Một nhà tuyển dụng từng tiết lộ với Doanh Nghi rằng họ chỉ xem hồ sơ tầm 5 giây nên BẮT BUỘC: Hồ sơ phải ngắn và thể hiện hết khả năng của ứng viên. Nghi học được tips rất hay khi viết hồ sơ là sử dụng các từ mạnh ở đầu câu liên quan tới ngành mà bạn ứng tuyển. Điều này rất hiệu quả đối với những bạn chưa có kinh nghiệm chuyên ngành.
"Ví dụ như thay vì nói Làm trưởng nhóm của một câu lạc bộ gồm 5 người, mình có thể thay thế bằng Dẫn dắt nhóm gồm 5 thành viên để tổ chức các sự kiện liên quan đến văn hoá ở trường đại học. Như vậy khi nhà tuyển dụng đọc lướt qua, sẽ đọc được ngay các động từ chỉ hành động mà họ tìm kiếm ở một ứng cử viên.
Ngoài ra, việc làm quen và mở rộng các mối quan hệ công việc với các anh, chị đi trước đã và đang làm ở công ty lớn cũng giúp rất nhiều trong việc học tập kinh nghiệm và được giới thiệu công việc" - Doanh Nghi cho hay.
Doanh Nghi cho rằng hồ sơ nên viết thật ngắn và thể hiện được bản thân mình
Để trúng tuyển vào công ty Big4 Doanh Nghi cùng các bạn ứng viên khác đều phải vượt qua 2 vòng phỏng vấn khó nhằn. Cô bạn nhớ lại: "Vòng 1, mình phỏng vấn với một chú trưởng phòng đã làm việc lâu năm. Chú ấy hỏi mình các câu hỏi liên quan tới kinh nghiệm mình ghi trong hồ sơ và một vài tình huống liên quan. Chú không cười đến cuối buổi luôn nên mình cũng nghĩ là tiêu rồi.
Ngày hôm sau, mình phỏng vấn lần 2 với chú làm quản lý cấp cao. Chú ấy hỏi về các câu hỏi tình huống như là: Bạn đã từng gặp khó khăn trong việc làm nhóm chưa? Và bạn giải quyết việc đó như thế nào?. Chú ấy thì ngược lại, cười mỉm cả buổi nên mình không nhìn ra được chú ấy đang cảm thấy như thế nào về câu trả lời của mình hết.
Sau 2 vòng phỏng vấn thì mình được nhận" - Cô bạn hào hứng chia sẻ.
Tin vui đỗ Big4 đến với Nghi cũng rất bất ngờ. Thông thường, các công ty sẽ thông báo kết quả trong vòng 1-3 ngày là ít nhất. Nhưng chỉ ngay chiều hôm đó, khi đang ngồi trên xe để đi ăn vì hoàn thành phỏng vấn, cô bạn đã nhận được cuộc điện thoại thông báo trúng tuyển.
"Do mình có bật mí với người phỏng vấn là ngay ngày hôm sau mình sẽ bay về Việt Nam thăm gia đình (cuối tháng 3/2021), nên chú ấy nói chú ấy gọi sớm để thông báo kết quả luôn vì sợ mình về Việt Nam lại không nhận điện thoại được" - nữ sinh Gen Z kể lại.
Lời khuyên dành cho buổi phỏng vấn: Hãy trả lời như đang trò chuyện với người đối diện
Doanh Nghi cho rằng, để thành công vượt qua vòng phỏng vấn và lọt vào mắt xanh của nhà tuyển dụng, các ứng viên cần có tâm thế thoải mái. Lời khuyên là: Hãy trả lời phỏng vấn như đang trò chuyện với người đối diện, chứ không phải hỏi đáp.
"Lúc phỏng vấn, mình lúc nào cũng nên có nụ cười nhẹ trên môi để thể hiện phong thái tự tin, chịu được áp lực cao và thân thiện. Về phần trả lời, càng luyện tập nhiều sẽ giúp câu trả lời của mình càng trôi chảy và tự nhiên hơn.
Trước khi phỏng vấn, mình đã lên mạng và chọn ra 10 câu hỏi cơ bản khi phỏng vấn để luyện tập và quay lại bằng điện thoại nhiều lần để thoải mái hơn. Và nhất là, đối với câu hỏi sau cùng: Bạn có còn câu hỏi nào cho chúng tôi không?, phải chắc chắn là mình đã chuẩn bị sẵn 2-3 câu hỏi cho họ liên quan đến văn hoá của công ty hay là về người phỏng vấn.
Ở cuối buổi phỏng vấn 2, mình đã hỏi người phỏng vấn là Nếu chú được quay về độ tuổi như con, thì chú sẽ cho bản thân lời khuyên gì? - Và chú ấy đã rất hào hứng khi trả lời câu hỏi đó!" - Nghi hào hứng kể lại.
Thực tập sinh tại Big4 làm 160 tiếng nhận lương 5.000 USD/tháng
Nữ sinh gen Z tâm sự, cô bạn rất hào hứng và mong chờ được trải nghiệm môi trường trong Big4, một phần đây cũng là công việc văn phòng đầu tiên của Nghi. Theo như kế hoạch, Doanh Nghi sẽ thực tập vào tháng 1, nhưng vì tình hình dịch và có lý do cá nhân nên cô bạn quyết định dời kỳ thực tập vào tháng 6 năm nay.
"Mình chưa bắt đầu kỳ thực tập nhưng đã ký hợp đồng với công ty. Thực tập sinh được trả $33/h cho full-time intern chưa gồm lương tăng ca và các phúc lợi khác. Thực tập tại Deloitte làm việc 8 tiếng, từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều. Một tháng sẽ làm khoảng 160h".
Theo chia sẻ của Doanh Nghi, mức lương full-time intern sẽ rơi vào khoảng $5280/tháng (khoảng hơn 120 triệu/tháng). Nhân viên đa phần sẽ làm online tại nhà, chỉ một vài ngày mới phải lên văn phòng.
Hiện tại, Nghi đang có kế hoạch sẽ vừa đi làm vừa ôn thi CPA để cuối năm hoặc đầu năm sau sẽ lấy được bằng. Ngoài ra, cô bạn cũng hy vọng tương lai tầm 5-6 năm nữa, sau khi đã có nhiều kinh nghiệm, sẽ được chính thực làm việc tại cơ sở của Việt Nam.
Liên tiếp đạt GPA tối đa 4.0/4.0 và cú bẻ lái ngoạn mục sang chuyên ngành Kiểm toán
Lựa chọn theo học ngành Kiểm toán hay thi tuyển vào Big4 không phải dự định ngay từ ban đầu khi bước chân vào giảng đường Đại học của Doanh Nghi. Trong 2 năm đầu đại học, để tìm ra ngành mà bản thân thật sự yêu thích, cô bạn trải nghiệm nhiều lớp khác nhau trong ngành Business. Đến cuối năm 2, cô bạn tình cờ học một lớp Kiểm Toán.
Lúc học lớp này, Nghi thấy hào hứng mỗi khi giải bài tập, giáo sư cũng hỏi có dự định chuyển ngành sang Kiểm Toán không. Đến đầu năm ba thì DePaul mời cô bạn vào chương trình học miễn phí mùa hè của ngành Kiểm Toán, nữ sinh quyết định nắm bắt cơ hội này và theo học luôn ngành này.
Trong suốt 3 năm học tại DePaul, Doanh Nghi đều đạt thành tích tối đa GPA 4.0 ở các học kỳ. Đó là điểm số mà sinh viên nào cũng mơ ước. Để đạt được thành tích ấn tượng như vậy, cô nữ sinh gen Z có 3 phương pháp học tập chính:
- Một là, ghi chép bài tập cho các môn có công thức và cần tính toán. Khi thầy cô giảng bài, Nghi sẽ ghi chú lại lời giảng trong lúc nghe theo cách hiểu của mình thay vì chép lại slides powerpoint hoặc bảng. Sau đó, trong ngày hôm đó hoặc ngày hôm sau, cô bạn sẽ làm bài tập của môn đó để ôn lại kiến thức.
- Hai là, khi làm bài mà gặp câu khó, cô bạn sẽ ghi chép cách giải lại vào trong tập dưới dạng ví dụ và chú thích cả cách mình hiểu để ra được đáp án. Đối với môn thiên về tự luận và ghi nhớ, Nghi sẽ nghe giảng và ghi chú theo cách chị hiểu bằng sơ đồ tư duy hoặc sơ đồ tóm tắt. Khi gần ngày kiểm tra, cô sinh viên Depaul học theo sơ đồ và lúc làm bài, cô bạn sẽ khai triển ý từ sơ đồ thành câu trả lời hoàn chỉnh.
Bí quyết cuối cùng là không để bản thân mệt mỏi quá mức với việc học. Cô bạn Gen Z cho rằng khi mệt sẽ không thể học tập hiệu quả như bình thường và tốn thời gian hơn. Nên cô nàng thường sắp xếp học từ 9h sáng đến 5h chiều từ thứ 2 đến thứ 6 và dành thời gian còn lại để nghỉ ngơi và thư giãn.
Nguồn: Nhân vật cung cấp
Nữ sinh Ngoại thương trở thành SẾP từ năm 3 đại học: Tiết lộ điều chí mạng khiến bằng Giỏi có thể thất thế trước bằng Trung bình Đảm nhiệm vị trí Trưởng phòng Kinh doanh từ khi còn là sinh viên năm ba đại học khiến Ngô Lan Hương phải nỗ lực 100% năng lượng để hoàn thành xuất sắc cả công việc lẫn chương trình học trên trường. Ngô Lan Hương (SN 2000), quê gốc ở Thanh Hoá, hiện đang là sinh viên năm cuối chuyên ngành Kế toán...