Nam sinh thuyết trình xong để lại một câu “chí mạng” trên màn hình, tụi bạn hay lăm le phản biện, tranh luận chắc tức lắm!
Thế này thì còn ai dám đứng dậy đòi đặt câu hỏi nữa?
Thuyết trình là một trong những hoạt động mà ai cũng đều quen thuộc thời còn đi học. Đến sau này, khi đi làm, việc thuyết trình còn quan trọng hơn nữa. Nghe “thuyết trình”, tưởng là chỉ cần soạn đầy đủ tư liệu, thiết kế slide đẹp đẽ, nói thật trôi chảy và đúng bài thế là hết. Nhưng không, công việc này còn bao gồm cả lắng nghe ý kiến nhận xét của người khác, nhận câu hỏi, thắc mắc rồi sau đó trả lời, cố gắng bảo vệ quan điểm cho bài làm của mình giữa “búa rìu”dư luận,…
Nghe những điều trên mới thấy áp lực của việc thuyết trình như thế nào. Bởi thế, mới đây, một anh chàng học sinh cũng có buổi trình bày phần bài tập nhóm của mình thông qua phần mềm trình chiếu. Như đoán được sau phần nói của mình sẽ có rất nhiều cánh tay giơ lên đòi tranh luận, thế nên anh chàng nhanh chóng chặn họng bằng một slide có nội dung: “If you have any questions, please keep it for yourself. I’m not Google” (Tạm dịch: Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, hãy giữ nó cho riêng mình. Tôi không phải là Google).
Ảnh: Internet
Video đang HOT
Quả thực, ở phần tranh luận, nhiều học sinh lém lỉnh dùng khoảng thời gian này để “chặt chém” bạn học hơn là để xây dựng nội dung cho bài tập. May mắn thì nhóm nhận về ít câu hỏi hoặc chỉ là những lời nhận xét qua loa, còn ngược lại thì là một cơn mưa những màn phát hiện lỗ hổng trong bài, từ phần kiến thức hay đến lỗi chính tả đều nằm trong tầm ngắm. Và không phải ai cũng đủ bình tĩnh, tỉnh táo để giải quyết hết đống “chất vấn” từ trên trời rơi xuống này.
Tất nhiên, với những đóng góp mang tính xây dựng thì đều được đón nhận nhưng học trò nào cũng mong được cả lớp “nương tay” sau mỗi phần thuyết trình của mình. Vậy, trong các buổi thuyết trình thì nên phản biện, tranh luận thế nào cho sang và văn minh?
Trước tiên, đừng tranh luận vô cớ, đưa ra những lý lẽ cụt ngủn hay không có tính logic và nhất là không liên quan tới các nội dung nằm trong bài nói của người thuyết trình. Cũng đừng dùng những giây phút này để “đánh trả” bạn bè vì những xích mích trước đó hay chỉ vì muốn “troll”, vì như thế rõ ràng thể hiện bạn không phải là một người chuyên nghiệp. Ngoài ra, hãy luôn giữ sự tôn trọng thầy cô, bạn bè và người nói bằng thái độ điềm tĩnh, khách quan,…
Nam sinh soạn hẳn văn mẫu để chê bài thuyết trình của đội bạn, soi ra 1 chi tiết vô lý khiến dân tình cười lăn
Đọc góp ý mà tức giùm luôn đấy!
Một trong những hoạt động không thể thiếu thời đi học là thuyết trình bài tập. Thông thường đây là hoạt động làm theo nhóm khi cùng thảo luận về một vấn đề, sau đó sẽ trình bày ý tưởng và nội dung trước cả lớp.
Các giáo viên thường thử thách học sinh bằng cách yêu cầu thành viên nhóm khác sẽ nhận xét, đánh giá, cho điểm nhóm thuyết trình. Càng chỉ ra được thiếu sót của đội khác thì nhóm bạn lại càng được nhiều điểm cộng hơn.
Vậy nên cứ đến tiết thực hành là tụi học trò hứng thú lắm. Nhưng liệu bạn đã thực sự biết cách nhận xét nhóm khác chưa?
Một nam sinh đã soạn hẳn văn mẫu để chê đội bạn (Ảnh: Duc Minh)
Mới đây, 1 đoạn văn mẫu góp ý cho bài thuyết trình đang được tụi học trò truyền tay nhau. Nếu không biết đóng góp ý kiến cho nhóm bạn thế nào, cứ thử bản văn mẫu này nhé!
"Em thấy là bài thuyết trình của các bạn khá đầy đủ nhưng khi thuyết trình, các bạn còn chưa được trôi chảy. Khi đi học trực tiếp đã rất khó để có thể thu hút sự chú ý và khơi dậy hứng thú của người nghe khi thuyết trình, vậy mà bạn đang thuyết trình online, ý tưởng của các bạn và cách nói chuyện chưa gây được đột phá và thu hút mọi người nghe các bạn trình bày.
Về mặt powerpoint, em thấy các bạn làm slide còn hơi màu mè/hơi nhạt nhòa, khiến cho người khác nhìn vào có thể mất thiện cảm, cảm thấy không có sự chỉn chu trong khâu chuẩn bị. Slide có quá nhiều chữ, trình bày quá nhiều làm cho người nhìn, người nghe khó tiếp thu được trọn vẹn những ý tưởng, những mong muốn của các bạn đang truyền tải.
Nếu phải cho điểm tổ bạn thì em xin phép cho điểm 6 - 7,5".
Song đọc kĩ có thể thấy bản văn mẫu này chỉ mới nhận xét được về giọng của người dẫn lẫn powerpoint thôi. Với nhiều nhóm đầu tư kỳ công thì chắc hẳn sẽ không mắc những lỗi cơ bản thế đâu.
Chưa kể khoản chấm điểm cũng "gắt" quá, chỉ vì 2 lỗi trên mà cho nhóm người ta có 6 - 7,5 thì thật không công bằng tẹo nào! Hơn nữa, việc đưa ra lý do góp ý không thuyết phục đôi khi còn dễ bị phản tác dụng, khiến bài thuyết trình sau của nhóm bạn dễ bị các nhóm khác "tấn công" hơn.
Thế mới thấy làm bài tập nhóm chẳng hề đơn giản, ngay đến cả câu góp ý cho đội bạn sao cho hợp lý nhất cũng tốn công phết đấy!
Cô gái bóc phốt người bán hàng thiếu tử tế dù chủ shop đã "ạ" khách rõ ràng, dân mạng "nổi đoá" kéo nhau phẫn nộ dữ dội Cô gái trở thành cái tên tìm kiếm phổ biến trên mạng xã hội nhưng là tâm điểm phẫn nộ của dân mạng. Cô gái đăng bài "kể tội" thái độ của người bán hàng đối với mình, nhận được hàng nghìn lượt tương tác của cư dân mạng, tưởng được bênh vực nhưng hóa ra bị phẫn nộ dữ dội. Cụ thể,...