Nam sinh 17 tuổi sáng tạo trợ lý ảo nhắc nhở nên ăn gì, uống gì
Phạm Vũ Tuấn Đạt là tác giả sinh năm 2003 của dự án ứng dụng trí tuệ nhân tạo xây dựng hệ thống đề xuất thực đơn hỗ trợ sức khỏe con người, đoạt Giải thưởng “Tuổi trẻ sáng tạo” 2020.
Nam sinh Điện Biên 17 tuổi sáng tạo trợ lý ảo nhắc nhở nên ăn gì, uống gì
Hành trình nghiên cứu của cậu học sinh 17 tuổi
Phạm Vũ Tuấn Đạt (học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Điện Biên) có sở trường là 3 môn Toán, Lý, Tin. Nam sinh sinh năm 2003 nhen nhóm ý tưởng nghiên cứu sản phẩm ứng dụng trí thông minh nhân tạo từ khi đang học lớp 10.
Vốn có năng khiếu về lập trình, Tuấn Đạt mạnh dạn tham khảo ý kiến thầy cô về cách triển khai ý tưởng về “ Trợ lý ảo Fara”.
Tuấn Đạt trong cuộc thi “Khoa học kỹ thuật” cấp tỉnh năm 2020
Được sự góp ý của thầy cô và gia đình, Tuấn Đạt đã bắt đầu hành trình 2 năm, mỗi tuần dành 14 tiếng cho dự án.
Khi mới bắt đầu, Tuấn Đạt chỉ có kiến thức về lập trình cơ bản, tư duy thuật toán ở mức trung bình. Để giải quyết vấn đề Tuấn Đạt học hỏi về Machine Learning (một thuật ngữ chỉ khả năng học tập của máy móc bằng cách sử dụng các bộ dữ liệu lớn thay vì những quy tắc không thể sửa đổi – PV ).
Tuấn Đạt cũng mất 1 năm để tìm hiểu các kiến thức về toán cao cấp, các tài liệu liên quan đến dinh dưỡng, cách xây dựng thực đơn với từng nhóm đối tượng.
Nhiều dữ liệu về dinh dưỡng không được công khai hoàn chỉnh nên Tuấn Đạt đã gặp một số trở ngại. Em đã mất nhiều thời gian để thu thập, xây dựng bộ dữ liệu và thông tin thành phần dinh dưỡng (nguyên liệu, cách chế biến…) theo hình thức thủ công.
Để đảm bảo cân bằng được thời gian vừa học văn hóa, vừa nghiên cứu dự án, Tuấn Đạt đã có một kế hoạch cho thời gian biểu tương đối khoa học. Em dành ngày nghỉ cuối tuần để giải quyết bài tập cho một tuần học tới, hoặc giải quyết vào thời gian trống trên trường nếu là bài dễ.
Không tham gia các khóa học thêm, Tuấn Đạt có thể tự do xếp lịch nghiên cứu sau lịch học chính trên trường. Mỗi tối em dành 2 tiếng để học kiến thức phục vụ cho dự án đồng thời Tuấn Đạt còn nằm trong đội tuyển thi học sinh giỏi Lý cấp quốc gia.
Tuấn Đạt bên giáo viên chủ nhiệm năm lớp 10, 11
Tuấn Đạt chia sẻ: “Động lực lớn nhất khiến em dành phần lớn quỹ thời gian của mình với Trợ lý ảo Fara đó là niềm đam mê với lập trình và mong muốn đóng góp giá trị cho cộng đồng”.
Ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ sức khỏe con người
Tác giả Phạm Vũ Tuấn Đạt chia sẻ về ý tưởng dự án “Trợ lý ảo Fara” – Ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong xây dựng hệ thống đề xuất thực đơn hỗ trợ sức khỏe con người:
“Em nhận thấy trong cuộc sống của các gia đình, người nội trợ thường băn khoăn và tốn thời gian trong việc chọn lựa thực đơn hằng ngày. Cùng với nhiều thông tin về người nhập viện do sử dụng thuốc giảm cân đã khiến em nghĩ tìm một giải pháp để giải quyết các vấn đề về ăn uống và dinh dưỡng”.
Trước Fara đã có một số sản phẩm có tính năng tương tự nhưng tính mới của dự án này đó là thực đơn được đề xuất phù hợp với mùa vụ, vùng miền, thời tiết, giới tính chế độ ăn, văn hóa, giá cả, tình trạng sức khỏe hiện tại… Các món ăn đều được cung cấp chi tiết về nguyên liệu, thời gian, cách chế biến.
Tuấn Đạt nhận bằng khen trong Liên hoan Tuổi trẻ sáng tạo toàn quốc năm 2020.
Tuấn Đạt dựa trên mô hình trí tuệ nhân tạo, kết nối các đơn vị cung cấp nguyên liệu, thực phẩm với khách hàng để làm nên tính thực tế của dự án. Giúp người nội trợ có thể dễ dàng trong lựa chọn, sắp xếp thực đơn hằng vừa đảm bảo dinh dưỡng vừa hợp khẩu vị với các thành viên trong gia đình.
Nhờ thực đơn đề xuất, trợ lý ảo có tên Fara này có thể cải thiện tầm vóc và thể trạng của con người, giảm thiểu khả năng mắc các căn bệnh thường gặp nguy hiểm bằng cách thực hiện chế độ dinh dưỡng phù hợp, kết hợp rèn luyện sức khỏe thường xuyên.
Tác giả 17 tuổi mong muốn trong tương lai trợ lý ảo này sẽ hỗ trợ nhà hàng, quán ăn quản lý menu, đề xuất các món ăn, xây dựng thực đơn phù hợp với nhu cầu của khách hàng, nhóm khách hàng.
Hiệu quả của dự án
Đánh giá sau 6 tháng triển khai thử nghiệm “Trợ lý ảo Fara” với phiên bản beta 200 người dùng đánh giá: 34% người dùng đánh giá trên 9/10 điểm; Từ 7 đến 9 điểm chiếm 43%; Còn lại 23% người dùng đánh giá 5 đến 7 điểm.
Tác giả tự nhận xét rằng Fara đáp ứng những tiêu chí cơ bản theo tháp nhu cầu Maslow, hỗ trợ đối tượng đa dạng. Nâng cao nhận thức, hạn chế tình trạng giảm cân cấp tốc thiếu khoa học, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của một số bạn trẻ hiện nay.
Tuấn Đạt chia sẻ: “Đối với Trợ lý ảo Fara, em rất khó khăn để thực hiện dự án đúng nghĩa mang tầm vóc lớn bởi trình độ của em vẫn là một học sinh. Về mặt tổng quan thì sản phẩm đã có thể sử dụng được trong đời sống hằng ngày nhưng theo góc nhìn của các chuyên gia thì vẫn còn khá nhiều phần cần cải thiện.
Điều đáng trân trọng với em là kinh nghiệm, kỹ năng để góp nhặt thêm cho hành trang quý giá trong chặng hành trình phía trước. Qua đó, em có thêm nền tảng để thời gian tới sẽ nâng cấp, bổ sung và đưa ra phiên bản hoàn thiện hơn cho sản phẩm, hoàn thành bản beta trên mobile”.
Chia sẻ thêm với PV Dân Trí ,Trương Quỳnh Anh (học sinh trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn, Điện Biên) nói: “Học với Tuấn Đạt từ lớp 6, em biết cả quá trình bạn làm nên Fara đều rất tâm huyết, bạn ấy xây dựng ứng dụng và hỏi các bác sĩ bệnh viện dinh dưỡng sao cho phù hợp. Khi được trải nghiệm, em cảm thấy đây là một ứng dụng khá thực tế, giúp ích nhiều cho việc đảm bảo dinh dưỡng một cách khoa học”.
Đồng hành cùng Tuấn Đạt trong quá trình nghiên cứu, cô Trần Thị Hải Lý, giáo viên Tin học trường THPT Chuyên Lê Quý Đôn chia sẻ: “Gắn bó với Đạt ở vai trò là cố vấn chuyên môn, tôi cảm thấy khá ấn tượng bởi Đạt là một cậu bé quyết tâm cao. Trong quá trình nghiên cứu dự án, Đạt gặp vấn đề khó không từ bỏ, khả năng tự học tốt, do vậy tôi rất ủng hộ em Đạt”.
Các hình thức khen thưởng Phạm Vũ Tuấn Đạt đã nhận được:
- Giấy Chứng nhận Đề tài tham dự cuộc thi “Khoa học kĩ thuật” cấp quốc gia 2019-2020.
- Giải Nhất cuộc thi “Khoa học kĩ thuật” cấp tỉnh 2019-2020
- Giải A, cuộc thi “Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng 2020″ tỉnh Điện Biên.
- Sản phẩm tham dự vòng bán kết toàn quốc cuộc thi “Học sinh, sinh viên với ý tưởng khởi nghiệp 2020″.
Microsoft ra mắt ứng dụng 'máy học' phân loại hình ảnh mới
Tên ứng dụng là Lobe, có phiên bản desktop trên hệ điều hành Windows và Mac, cung cấp tính năng đào tạo mô hình "machine learning" (máy học) phân loại hình ảnh, sau đó xuất sản phẩm ra nền tảng mong muốn của người dùng.
Microsoft kỳ vọng sẽ mở rộng thêm khả năng phân loại dữ liệu cho Lobe
Theo TheNextWeb, Microsoft vừa tung ra bản xem trước công khai của một ứng dụng miễn phí tên Lobe, cho phép người dùng đào tạo các mô hình máy học mà không cần phải viết code.
Phiên bản desktop của Lobe cho Windows và Mac hiện chỉ hỗ trợ phân loại hình ảnh, nhưng Microsoft dự định mở rộng khả năng của nó đối với những dạng mẫu và dữ liệu khác trong tương lai.
Website Lobe giải thích: "Chỉ cần đưa ví dụ về điều bạn muốn Lobe học, và nó sẽ tự động đào tạo một mô hình machine learning tùy chỉnh để phục vụ yêu cầu, và có thể được đưa vào ứng dụng riêng của bạn".
Trước tiên, người dùng cần nhập vào và dán nhãn hình ảnh về nội dung họ muốn Lobe nhận diện. Ứng dụng sẽ chọn một kiến trúc machine learning mã nguồn mở phù hợp để áp dụng cho tập dữ liệu và bắt đầu đào tạo mô hình trên thiết bị của người dùng.
Bạn cũng có thể đánh giá hiệu năng của mô hình thông qua kết quả trực quan thời gian thực, đưa ra phản hồi về khả năng dự đoán của nó, và sửa lại những nhãn dán chưa chính xác.
Sau quá trình đào tạo, các mô hình có thể được xuất ra nhiều định dạng theo tiêu chuẩn ngành và gửi đến nền tảng do người dùng lựa chọn.
Microsoft nói những người dùng sớm nhất đã dùng Lobe để tạo ra ứng dụng giúp nhận diện thực vật có hại, nhận diện sinh vật xâm hại như ong bắp cày, hoặc gửi thông báo nếu người dùng vô tình để cửa gara mở.
Gặp gỡ "Chú lính chì dũng cảm" và "Nữ thủ lĩnh năng động" Kỳ thi tốt nghiệp THPT vừa qua, 2 thủ khoa khối Khoa học Tự nhiên và Khoa học Xã hội của tỉnh đều là học sinh trường THPT chuyên Lê Quý Đôn. Mỗi người một cá tính riêng, nhưng điểm chung của các em là sự cần cù, ham học và sống có trách nhiệm. Cô Lữ Thị Trà Giang, Hiệu trưởng Trường...