Năm sai lầm lớn khi dùng rau, củ, quả
Bạn không nên đẩy lùi cơn đói bằng món salad cà chua, bởi loại quả này khi vào dạ dày rỗng sẽ gây đầy bụng, khó tiêu, thậm chí xót ruột, đau bụng.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, các thói quen sử dụng rau quả dưới đây rất phổ biến, nhưng thực tế có hại hơn là bạn tưởng:
Dùng cà chua trước bữa cơm
Cà chua rất giàu vitamin A và C nên được phụ nữ dùng nhiều để nấu nướng, ăn sống, xay sinh tố, đắp mặt nạ, làm món salad khai vị hoặc thay thế bữa trưa trong đợt ăn kiêng… Tuy vậy, các chuyên gia khuyên không nên ăn cà chua trước bữa cơm vì sẽ làm tăng axit cho dạ dày, dẫn đến nóng ruột, đau bụng. Cà chua chứa một số thành phần phản ứng với axit dạ dày, gây đầy bụng, khó tiêu. Vì vậy, không nên dùng nó khi đói.
Ảnh: Corbis.
Cà chua hay được dùng chung với dưa chuột trong món salad. Sự kết hợp này không có lợi về mặt dinh dưỡng vì dưa chuột chứa chất dung môi, có thể phân giải và phá hủy vitamin C trong cà chua.
Xào giá đỗ không chín
Người phụ nữ sẽ bị chê là đoảng nếu lỡ tay xào giá đỗ hơi chín. Nhưng các bác sĩ dinh dưỡng lại khuyên rằng nên xào chín giá trước khi ăn. Nếu không, một số chất bất lợi trong thực phẩm này có thể gây buồn nôn, đi ngoài, chóng mặt…
Uống sinh tố cà rốt gần với thời gian uống rượu
Video đang HOT
Các nhà khoa học Mỹ phát hiện rằng, nếu mới uống nước cà rốt với hàm lượng caroten cao đã uống rượu thì trong gan sẽ sản sinh chất độc gây bệnh cho cơ quan này. Vì vậy, các chuyên gia khuyên không nên uống nước cà rốt trước và sau khi nhậu nhẹt.
Không chần mướp đắng trước khi xào
Trong mướp đắng có chất axit oxalic, ảnh hưởng đến việc hấp thu canxi trong thức ăn. Nếu xào mướp đắng mà không chần qua nước sôi, bạn đã vô tình để cho axit oxalic có chỗ trú ngụ trong thực phẩm của mình.
Ăn chuối tiêu khi đói
Đang đói mà chưa có gì để cho vào bụng, thấy có sẵn chuối tiêu, bạn tạm lấp đầy dạ dày bằng thứ quả bổ dưỡng này. Thực ra, việc ăn chuối khi đói sẽ gây mất cân bằng magiê – canxi trong máu, ảnh hưởng xấu tới tim mạch.
Theo VNE
Mẹo rửa rau thật sạch và an toàn
Chị em đã biết rửa rau như thế nào mới đúng cách chưa?
Hiện tại, nhiều chị em vẫn cho rằng, rau chỉ cần rửa từ 2 - 3 nước là sạch rồi. Khi nấu lên các vi khuẩn và kí sinh trùng sẽ chết hết. Tuy nhiên, thực tế, để rau thực sự sạch thì cách rửa rau phải cầu kì hơn thế rất nhiều. Chị em có thể tham khảo thông tin về cách rửa rau an toàn dưới đây nhé:
Nước rửa, ngâm
Phải đảm bảo là nước thật sạch. Hiện nay có nhiều địa phương vẫn còn rửa rau trong nước ao, hồ, sông, ngòi... vì thế không đảm bảo vệ sinh và an toàn sức khỏe.
Rau, củ, quả
Rau ăn lá
- Với rau lá to: Đó là những loại rau như cải, xà lách... thì phải bẻ ra từng nhánh, từng lá, để dưới vòi nước chảy mạnh một hồi lâu cho sạch hết ký sinh trùng nếu có. Lật tiếp qua bề kia rửa tương tự như vậy.
- Các cành rau nhỏ như rau muống, xà lách xoong, rau đắng... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước.
Các cành rau nhỏ như rau muống, xà lách xoong, rau đắng... phải rửa làm nhiều lần, sau đó rửa từng mớ nhỏ bằng nắm tay dưới vòi nước (Ảnh: Internet)
Sau khi rửa rau dưới vòi nước xong có thể đem rửa lại rau trong chậu 1 - 2 nước nữa.
Để loại bỏ các khuẩn tả thì sau khi rửa, có thể ngâm rau qua nước. Một chậu nước khoảng 10 lít chỉ cho lưng thìa cà phê (một thìa nhỏ) muối ngâm trong vòng 5 phút.
Chị em lưu ý, không nên ngâm rau trong nước quá lâu vì sẽ làm mất một lượng lớn vitamin và khoáng chất (căn cứ vào nguyên lý thẩm thấu, nếu ngâm lâu rau trong nước sẽ khiến nước bên ngoài xâm nhập vào rau để đạt trạng thái dung dịch cân bằng. Đến khi vách tế bào bị phá vỡ do lượng nước thẩm thấu quá nhiều thì dung dịch trong tế bào chất sẽ hoà tan với môi trường nước bên ngoài. Vì vậy, các chất dinhdưỡng trong rau cũng bị hoà tan).
Rau ăn quả
Các loại rau ăn quả như cà chua, dưa chuột... Khi mua về không nên ăn liền mà rửa sạch từng quả rồi bọc nilon cho vào tủ lạnh, ăn sau 2 ngày. Với cách này, rau quả vẫn đảm bảo độ tươi ngon, vừa có thời gian để thuốc (có thể là thuốc trừ sâu) phân hủy.
Còn nếu các loại rau quả cần ăn ngay thì nên rửa sạch dưới dòng nước rồi ngâm nước muối. Tuy nhiên, tránh ngâm nước muối rồi cho vào tủ lạnh để cách ngày vì quả dễ bị hỏng.
Rau ăn củ
Khi chế biếnrau củ như khoai tây, cà rốt, su hào... nên rửa sạch vỏ sau đó gọt và rửa lại lần nữa. Cách này hạn chế các chất bẩn dính ngoài vỏ củ vào phần thịt củ đã gọt.
Rau ăn hoa
Có nhiều loại rau ăn hoa như: Hoa bí, nụ mướp, hoa thiên lý, hoa so đũa, hoa điên điển... Hoa thường ở trên cao và rất kỵ với các loại thuốc bảo vệ thực vật hay phân phun trực tiếp vào, khó dính bẩn hơn. Khi phun, người trồng phải dùng lá đậy mặt hoa nên chế biến chỉ cần rửa hoa sạch dưới vòi nước là đảm bảo an toàn.
Theo VNE
Phong phú salad Một món ăn ngon, đầy đủ calo với thực phẩm tươi mới, giải phóng năng lượng thừa trong khoảng thời gian nhanh nhất, đó là salad. Đầu bếp Văn Thành Tài (Trường hướng nghiệp Á - Âu) chia sẻ: Món salad khởi nguồn từ các nước châu Âu, gồm các loại rau, củ, quả hay mì ống và thịt cá, hải sản trộn...