Nam Phi tự vấn sau cái chết của 34 thợ mỏ
Nam Phi đã mở cuộc điều tra đầu tiên về trách nhiệm của cảnh sát trong vụ xả súng làm 34 người chết tại mỏ bạch kim ở Marikana ngày 16-8, trong khi đất nước này đang tự hỏi về những nguyên nhân bất ổn sâu xa đã dẫn đến thảm kịch này
Những phụ nữ có người thân là thợ mỏ tại Marikana biểu tình phản đối cảnh sát sau khi vụ đụng độ xảy ra – Ảnh: CNN
Các nhà điều tra đã có mặt tại khu khai thác mỏ ngày 18-8 để xác định liệu phản ứng của cảnh sát khi xả súng bắn đạn thật làm 34 thợ mỏ thiệt mạng và 78 người bị thương có chính đáng hay không trước mối đe dọa của các thợ mỏ, như khẳng định của ban lãnh đạo lực lượng cảnh sát.
Một cuộc điều tra trong nội bộ cảnh sát cũng đã được bắt đầu. Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma loan báo đã cho thành lập một ủy ban điều tra mở rộng để làm sáng tỏ các sự việc.
Trong khi đó, rất nhiều gia đình của các thợ mỏ mất tích vẫn đang tìm kiếm người thân tại bệnh viện địa phương. Nhiều phụ nữ vẫn đang chạy tìm kiếm người thân, có thể em trai hay chồng mình, trong số 78 người bị thương hay trong số 259 người bị bắt giữ sau cuộc xung đột.
Theo các chuyên gia, nguyên nhân sâu xa nhất dẫn đến thảm kịch này chính là sự bất lực của chính phủ trong việc cải thiện các điều kiện sống của tầng lớp công nhân sau 18 năm chấm dứt chủ nghĩa apartheid. Adam Habib, chuyên gia phân tích thuộc ĐH Johannesburg, cho rằng: “100 năm kể từ sau khi bắt đầu khai thác mỏ tại Nam Phi, thợ mỏ vẫn sống trong những điều kiện giống như vào đầu thế kỷ 20″.
Video đang HOT
Nhà chính trị học Ebrahim Fakir thuộc ĐH Nam Phi dự báo loại thảm họa này sẽ còn trở nên thường xuyên hơn ở Nam Phi, bởi “chính phủ chẳng làm gì để thu hẹp những bất công, những chênh lệch về thu nhập, cải thiện các điều kiện lao động, sức khỏe, y tế trong các khu mỏ”.
Mặc dù đảng cầm quyền Đại hội dân tộc Phi (ANC) đã chi hàng trăm tỉ USD xóa đói giảm nghèo nhưng chênh lệch giàu nghèo tại quốc gia này vẫn cao nhất nhì thế giới. GDP bình quân đầu người của Nam Phi là trên 8.000 USD/ năm, nhưng vẫn có 40% dân số sống với mức thu nhập thấp hơn 3 USD/ngày.
Theo Tuổi Trẻ
Nam Phi: Xả súng tại mỏ bạch kim, 18 người chết
Cảnh sát Nam Phi đã phải nổ súng trong một cuộc đụng độ với công nhân biểu tình ở mỏ bạch kim Marikana, khiến ít nhất 18 người chết.
Nhiều người bị thương sau vụ đụng độ. Ảnh: Reuters
BBC dẫn lời nhân chứng cho biết cảnh sát buộc phải nổ súng sau khi các thợ mỏ vác dao phay, giáo và gây gộc biểu tình và nhất định không chịu bỏ vũ khí.
Một nhân chứng nói rằng sau vụ xả súng có 18 thi thể nằm tại hiện trường.
Mỏ bạch kim Marikana thuộc sở hữu của công ty nổi tiếng về khai thác bạch kim Lonmin, đã trở thành tâm điểm của những tranh chấp bạo lực do căng thẳng từ hai đối thủ thương mại gồm có Liên hiệp các thợ mỏ (NUM) tồn tại lâu đời và Liên hiệp xây dựng và thợ mỏ (AMCU) vừa thành lập.
Nhân chứng cho biết khoảng 18 thi thể nằm tại hiện trường
Trong cuộc đụng độ trước đó bắt đầu từ hôm 10-8, ít nhất 10 người đã thiệt mạng.
Các thợ mỏ tập trung tại một ngọn đồi nhìn về phía Marikana, mỏ bạch kim lớn thứ 3 thế giới.
Lãnh đạo của NUM, AMCU và cảnh sát nỗ lực giải tán đám người biểu tình - trong đó có những người tuyên bố rằng họ đã sẵn sàng chết trên ngọn đồi.
Theo các nhân chứng, trong các cuộc đụng độ, người biểu tình dùng bom xăng và lựu đạn ném về phía cảnh sát và lực lượng này đáp trả bằng cách nổ súng vào đám đông.
Một nhân chứng tên là Molaole Montsho từ hãng thông tấn Nam Phi Sapa cho biết lúc đầu cảnh sát cho dùng hơi cay đối phó với nhóm thợ mỏ biểu tình. Và sau đó hàng loạt tiếng súng nổ ra kéo dài trng khoảng 2 phút.
Bộ Công an Nam Phi thừa nhận có đổ máu trong vụ đụng độ nhưng vẫn một mực bảo vệ hành động của cảnh sát.
"Biểu tình là quyền hợp pháp của mọi công dân, nhưng điều đó không có nghĩa là người dân được dùng vũ khí và tụ tập bất hợp pháp. Chúng tôi gọi trường hợp này là các phần tử được vũ trang tận răng và tấn công giết người", phát ngôn viên Bộ Công an Zweli Mnisi cho biết.
Tổng thống Nam Phi Jacob Zuma cho biết ông "rất sốc và mất hết tinh thần vì vụ bạo lực vô nghĩa này".
Nam Phi là nước khai thác bạch kim lớn nhất thế giới, chiếm 3/4 sản lượng toàn cầu. Gần đây làn sóng bạo lực thường xuyên nổ ra ở các mỏ khắp nước này giữa các nhóm thợ mỏ.
Đầu tháng này, công ty Aquarius Platinum đã buộc phải tạm ngưng một thời gian sau vụ đụng độ làm 3 người chết và ít nhất 20 người bị thương. Hôm 11-8, một vụ đụng độ làm rúng động nước này nổ ra tại mỏ Western Platinum, trong đó hai nhân viên bảo vệ bị giết và 2 người bị thiêu sống.
Theo NLD
Sập hầm mỏ, 60 người chết Khoảng 60 thợ mỏ đã thiệt mạng, sau khi một hầm lò sập xuống tại vùng Đông Bắc Cộng hòa Dân chủ Congo. Ảnh minh họa. Reuters dẫn nguồn tin từ đài phát thanh Okapi hôm qua cho biết, vụ tai nạn xảy ra hôm 13/8, khi các thợ mỏ đang làm việc ở căn hầm sâu 100m tại khu vực Mambasa, tỉnh...