Nam Phi tính nhờ Trung Quốc tổ chức Thượng đỉnh BRICS vì ông Putin
Chính phủ Nam Phi vẫn đang cân nhắc các lựa chọn pháp lý khác nhau về cách xử lý chuyến thăm của ông Putin trong bối cảnh lệnh bắt giữ của ICC vẫn treo lơ lửng.
Nam Phi đang xem xét chuyển địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh sắp tới của các nhà lãnh đạo BRICS sang một quốc gia khác, Bloomberg dẫn nguồn thạo tin cho biết hôm 1/6.
Động thái này được cho là sẽ giúp chính quyền của Tổng thống Cyril Ramaphosa giải quyết tình trạng khó xử của Nam Phi về việc có nên thực hiện lệnh bắt giữ quốc tế đối với Tổng thống Nga Vladimir Putin hay không.
Chính phủ Nam Phi đang cân nhắc nhờ Trung Quốc hoặc nước láng giềng Mozambique tổ chức cuộc họp của các Nguyên thủ Quốc gia BRICS, nguồn tin của Bloomberg cho biết.
Ông Lunga Ngqengelele, người phát ngôn của Bộ trưởng Quan hệ và Hợp tác Quốc tế Nam Phi, cho biết Hội nghị Thượng đỉnh dự kiến sẽ được tổ chức tại tỉnh Gauteng, nơi có trung tâm thương mại Johannesburg và thủ đô Pretoria.
“Theo như chúng tôi được biết, chúng tôi đã công bố địa điểm tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh là ở Gauteng, Nam Phi”, ông Ngqengelele nói. “Đó là những gì chúng tôi biết cho đến ngày hôm nay”.
Lựa chọn thay thế
Nam Phi đã mời ông Putin, cùng với các nhà lãnh đạo của Brazil, Ấn Độ và Trung Quốc, tham dự Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, dự kiến diễn ra từ ngày 22-24/8.
Video đang HOT
Bởi vì Nam Phi là thành viên của Tòa án Hình sự Quốc tế (ICC), nên nước này sẽ có nghĩa vụ thi hành lệnh bắt giữ ông Putin mà ICC đã ban hành hồi tháng 3 nếu nhà lãnh đạo Nga đến Nam Phi. Đây là một tình huống mà quốc gia giàu có nhất châu Phi muốn tránh.
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Tổng thống Nam Phi Cyril Ramaphosa và Tổng thống Nga Vladimir Putin trong Hội nghị Thượng đỉnh BRICS năm 2018 ở Johannesburg. Ảnh: IOL
Cả Trung Quốc và Mozambique đều không phải là các bên tham gia Quy chế Rome thành lập ICC. Do đó, các nước này không có nghĩa vụ tuân theo lệnh bắt giữ Tổng thống Nga do ICC ban hành.
Mozambique dường như không phải là một địa điểm thích hợp vì nước này không có khả năng tổ chức một sự kiện ở quy mô của Hội nghị Thượng đỉnh BRICS, một nguồn tin của Bloomberg cho biết.
Khả năng Trung Quốc được coi là một địa điểm khả thi cho Hội nghị Thượng đỉnh BRICS đã được Reuters đưa tin trước đó hôm 1/6.
Chính phủ Nam Phi vẫn đang cân nhắc các lựa chọn pháp lý khác nhau về cách xử lý chuyến thăm của ông Putin, Bộ trưởng Quan hệ và Hợp tác Quốc tế Nam Phi Naledi Pandor nói với các phóng viên tại cuộc họp của các Ngoại trưởng BRICS ở Cape Town hôm 1/6. Tổng thống Ramaphosa sẽ thông báo “quyết định cuối cùng” sau khi các lựa chọn đó đã được đánh giá, bà Pandor cho biết.
Nhưng Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cho biết hôm 1/6 rằng thông tin Hội nghị Thượng đỉnh BRICS sẽ được chuyển đến Trung Quốc từ Nam Phi là giả mạo, Interfax đưa tin.
Trước đó, Điện Kremlin hôm 30/5 đã tuyên bố rằng Nga sẽ tham gia Hội nghị Thượng đỉnh BRICS ở “cấp độ thích hợp”.
Căng thẳng địa chính trị
BRICS là một nhóm gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi, đóng vai trò là đối trọng với G7 (Pháp, Anh, Đức, Italy, Canada, Mỹ và Nhật Bản).
Chuyến thăm dự kiến của ông Putin đã khiến các nhà đầu tư lo ngại rằng mối quan hệ chặt chẽ của Nam Phi với Nga đe dọa mối quan hệ của nước này với một số đối tác thương mại lớn nhất, bao gồm cả Mỹ.
Đại sứ Mỹ tại Nam Phi vào tháng trước đã cáo buộc Pretoria mâu thuẫn với “lập trường không liên kết” của chính họ về xung đột Nga-Ukraine bằng cách cung cấp vũ khí cho Moscow. Chính phủ Nam Phi đã bác cáo buộc trên.
Căng thẳng địa chính trị làm tăng thêm lo ngại về tác động đối với triển vọng kinh tế của Nam Phi do mất điện hàng ngày và hạn chế hậu cần đang cản trở xuất khẩu, với đồng Rand (tiền Nam Phi) giảm xuống mức thấp kỷ lục liên tiếp trong tháng qua.
Chính phủ Nam Phi trước đây đã bị quốc tế chỉ trích vào năm 2015, khi họ từ chối thực hiện lệnh bắt giữ của ICC đối với Tổng thống Sudan khi đó là Omar al-Bashir, người đã bị truy tố về tội ác chiến tranh và tội diệt chủng, trong khi ông đang tham dự một cuộc họp của các nhà lãnh đạo châu Phi ở Johannesburg.
Hồi đó, Tòa Phúc thẩm Tối cao của Nam Phi đã ra phán quyết rằng Chính phủ Nam Phi đã hành động trái pháp luật và ICC nhận thấy rằng Nam Phi đã không tuân thủ các nghĩa vụ quốc tế của mình.
Nga xúc tiến rút hoàn toàn khỏi Hiệp ước quân sự ở châu Âu
Nga đang tính tới khả năng sẽ chính thức rút lui hoàn toàn khỏi Hiệp ước về các lực lượng vũ trang thông thường ở châu Âu (CFE).
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: Sputnik
Tổng thống Nga Vladimir Putin ngày 10/5 đã ký sắc lệnh bổ nhiệm Thứ trưởng Ngoại giao Sergei Ryabkov làm đại diện giám sát các thủ tục tại Quốc hội liên quan đến quá trình bãi bỏ CFE, một hiệp ước vốn nhằm điều chỉnh số lượng lực lượng được triển khai theo Hiệp ước Warsaw và của các nước thành viên Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO), cũng như thiết lập các cơ chế minh bạch khác nhau, chẳng hạn như kiểm tra xác minh tại chỗ.
Trong một thông báo từ Điện Kremlin, ông Ryabkov sẽ đại diện cho chính phủ ở cả hai viện của Quốc hội liên quan đến đề xuất rút hoàn toàn khỏi hiệp ước trên.
CFE, được ký kết năm 1990, là một trong những nền tảng của nỗ lực giảm thiểu căng thẳng giữa khối Hiệp ước Warsaw và NATO trong những ngày cuối cùng trước khi Liên Xô sụp đổ.
Moskva từ lâu đã phàn nàn rằng việc mở rộng liên minh quân sự do Mỹ dẫn đầu, bao gồm việc kết nạp một số thành viên cũ của tổ chức Hiệp ước Warsaw, đang làm suy yếu CFE.
Năm 2007, Nga tuyên bố đình chỉ một phần CFE, với lý do các thành viên NATO mới không đưa lực lượng quân sự của họ vào các giới hạn theo hiệp ước. Sau đó, Moskva đã rút hoàn toàn khỏi các cơ chế CFE vào năm 2015, cho rằng họ không thấy mục đích gì trong việc tiếp tục tham gia.
Hồi tháng 2, Nga cũng đình chỉ việc tham gia New START, thỏa thuận cắt giảm vũ khí hạt nhân song phương cuối cùng với Mỹ. Chính phủ Nga cáo buộc Washington sử dụng quân đội Ukraine như một lực lượng ủy nhiệm để tấn công các sân bay chứa máy bay ném bom có khả năng hạt nhân tầm xa của Nga và ngăn chặn các cuộc giám sát của Nga đối với các cơ sở hạt nhân của Mỹ.
Trước đó, Mỹ đã rút khỏi một số hiệp ước khác với Nga nhằm đảm bảo ổn định chiến lược. Năm 2002, Tổng thống George W Bush đã rút khỏi Hiệp ước chống tên lửa đạn đạo, tuyên bố Mỹ cần một hệ thống phòng thủ quốc gia để tự vệ trước "các quốc gia thù địch".
Chính quyền Tổng thống Donald Trump cũng đã chấm dứt Hiệp ước Bầu trời mở, cho phép những người tham gia tiến hành giám sát trên không đối với quân đội nước ngoài. Mỹ cũng rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng hạt nhân tầm trung, trong đó cấm một số tên lửa phóng từ đất liền, được coi là có nguy cơ xung đột hạt nhân không chủ ý.
Nga: Đình chỉ New START không ảnh hưởng tới an ninh quốc gia Ngày 10/3, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov khẳng định việc Nga đình chỉ Hiệp ước cắt giảm vũ khí tấn công chiến lược mới (New START) với Mỹ sẽ không ảnh hưởng đến khả năng đảm bảo an ninh quốc gia của Moskva. Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov. Ảnh: AFP/TTXVN Theo hãng thông tấn RIA Novosti, trả lời phỏng...