Nam Phi phát hiện các ca nhiễm biến chủng B.1.1.529 nguy hiểm
Các nhà khoa học Nam Phi đã ghi nhận sự xuất hiện của biến chủng Covid-19 mới tên gọi B.1.1.529, vốn có khả năng chống lại miễn dịch của cơ thể, và đang tích cực nghiên cứu để tìm hiểu về nó.
Xét nghiệm Covid-q9 tại Nam Phi (Ảnh: FT).
Trong cuộc họp báo ngày 25/11 tại Johannesburg, Nam Phi, các nhà khoa học nói với phóng viên rằng họ đã phát hiện biến chủng B.1.1.529 ở nước này.
Các dấu hiệu chẩn đoán ban đầu tại các phòng thí nghiệm cho thấy biến chủng này đã gia tăng nhanh chóng ở tỉnh Gauteng, một tỉnh đông dân nhất ở Nam Phi, và có khả năng đã có mặt ở 8 tỉnh thành khác.
Video đang HOT
Trước đó, các nhà khoa học cho biết, biến chủng B.1.1.529 được phát hiện lần đầu ở Botswana có tới 32 đột biến ở protein gai. Các đột biến ở protein gai có thể làm thay đổi khả năng của virus truyền bệnh cho các tế bào cơ thể người và lây lan, hoặc cũng có thể làm cho các tế bào miễn dịch khó tấn công lại mầm bệnh.
Nam Phi đã xác nhận khoảng 100 mẫu xét nghiệm B.1.1.529, tuy nhiên trước đó, biến chủng này đã được tìm thấy ở Botswana và Hong Kong (trường hợp Hong Kong được phát hiện ở một du khách đến từ Nam Phi). Các nhà khoa học tin rằng khoảng 90% số ca mắc mới ở tỉnh Gauteng có thể là do biến chủng B.1.1.529.
Trong tuyên bố mới nhất, viện Quốc gia về Các bệnh Truyền nhiễm của Nam Phi cho biết: “Mặc dù dữ liệu có hạn, các chuyên gia của chúng tôi vẫn đang làm việc rất tích cực để tìm ra những tác động tiềm ẩn của biến chủng mới”.
Ngay sau thông tin trên, chính phủ Nam Phi đã đề nghị một nhóm làm việc khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) họp vào ngày 26/11 để thảo luận về biến chủng B.1.1.529.
Bộ trưởng Bộ Y tế Joe Phaahla cho biết: “Còn quá sớm để nói rằng liệu chính phủ có áp đặt các hạn chế cứng rắn hơn nhằm đối phó với biến chủng mới hay không”.
Vào năm ngoái, Nam Phi là quốc gia đầu tiên phát hiện ra biến chủng Beta. Biến chủng này là một trong bốn loại được WHO dán nhãn “cần quan tâm” vì nó dễ lây lan hơn và khiến vaccine hoạt động kém hiệu quả.
Đầu năm nay, Nam Phi cũng đã phát hiện một biến chủng khác với tên gọi C.1.2 nhưng nó không gây nguy hiểm như biến chủng Delta và chỉ chiếm một phần nhỏ trong số các bộ gen được giải mã trong những tháng gần đây.
6.850 USD cho chiếc sừng tê giác kỹ thuật số đầu tiên được đấu giá tại Nam Phi
Ngày 11/11, phiên bản kỹ thuật số (NFT) của sừng tê giác đã được bán đấu giá tại Nam Phi.
Lợi nhuận thu được từ cuộc đấu giá này sẽ được dùng để bảo tồn những con tê giác thật.
Chiếc sừng tê giác đầu tiên trên thế giới NFT sẽ được bán đấu giá ở Nam Phi để gây quỹ cho các nỗ lực bảo tồn. Ảnh: thestar
NFT là một loại tài sản kỹ thuật số dùng công nghệ chuỗi khối (blockchain) để mã hóa quyền sở hữu.
Doanh nhân Charl Jacobs, tới từ Cape Town, đã trả 105.000 rand (6.850 USD) cho chiếc sừng kỹ thuật số này. Ông cho biết, trong trường hợp tê giác thực sự tuyệt chủng, thì ông vẫn sở hữu một chiếc sừng, bởi NFT là đại diện cho sừng của con tê giác thật.
Số tiền thu được từ đấu giá sẽ được trao cho tổ chức bảo tồn tư nhân Black Rock Rhino, nơi 200 con tê giác đang được bảo vệ khỏi những kẻ săn bắt. Nhà hoạt động Derek Lewitton, đại diện của Black Rock Rhino, cho biết, đây là một dự báo tồn rất quan trọng, bởi số lượng tê giác mà tổ chức này bảo tồn cứ 4 năm một lần lại tăng gấp đôi. Tuy nhiên, chi phí bảo vệ và nuôi chúng là rất lớn và việc bán đấu giá mô hình kỹ thuật số của sừng tê giác là cách để gây quỹ.
Việc buôn tê giác là hợp pháp tại Nam Phi. Trong trường hợp này, con tê giác thực sự đang được bảo vệ an toàn một nơi khác và vật phẩm đấu giá chỉ là quyền sở hữu kỹ thuật số.
Chỉ riêng trong 6 tháng đầu năm nay, ít nhất 249 con tê giác tại Nam Phi đã chết do bị săn bắt, nhiều hơn 83 con so với cùng kỳ năm ngoái. Tê giác thường bị giết để lấy sừng và buôn lậu tới châu Á, nơi chúng được trả giá cao vì được cho là có tác dụng chữa bệnh dù giới khoa học khẳng định điều này là không có cơ sở.
NFT - viết tắt từ thuật ngữ "Non-Fungible Token" - là loại tài sản kỹ thuật số, sử dụng công nghệ chuỗi khối để khẳng định giá trị độc bản, không thể sao chép và tính sở hữu của chủ sở hữu tác phẩm này. NFT có thể là hình ảnh, video, âm thanh, hình động... và được công nhận là tác phẩm nghệ thuật.
NFT là loại tài sản mang tính độc nhất, không thể thay thế, không thể sao chép hay làm giả. Các NFT có giá trị sở hữu được ghi nhận, đảm bảo tính sở hữu và nguyên gốc của tác phẩm, khác với hầu hết những tác phẩm khác có thể được chia sẻ rộng rãi trên internet và dễ dàng sao chép.
Sao chép vaccine COVID-19 Cách châu Phi giải quyết bất bình đẳng vaccine Trong căn nhà kho được chuyển đổi thành phòng thí nghiệm vô trùng tại thành phố Cape Town, các nhà khoa học trẻ đang tìm cách sao chép công nghệ của một loại vaccine COVID-19 vẫn chưa đến được Nam Phi và hầu hết những người nghèo nhất thế giới. Các nhà khoa học tái hiện quy trình hiệu chuẩn thiết bị tại...