Nam Phi đề xuất cho phụ nữ lấy nhiều chồng
Chính phủ Nam Phi đề xuất hợp pháp hóa chế độ đa phu, nhằm cân bằng với chính sách đa thê, làm dấy lên tranh cãi trong dư luận.
Trong nỗ lực cải cách Luật Hôn nhân, Bộ Nội vụ Nam Phi đề xuất chính sách đa phu, cho phép một phụ nữ lấy nhiều chồng, với hy vọng tạo ra sự bình đẳng với chính sách đa thê ở nước này. Tại Nam Phi, pháp luật cho phép một người đàn ông được cưới nhiều vợ.
Tuy nhiên, đề xuất đa thê này đã làm dấy lên tranh cãi quyết liệt trong dư luận. Lãnh đạo đảng Dân chủ Cơ đốc giáo châu Phi (ACDP) Kenneth Meshoe cho biết nếu được thông qua, đề xuất đa phu sẽ “phá hủy xã hội” nước này.
“Đề xuất này sẽ hủy hoại văn hóa châu Phi. Nữ giới không thể đảm nhận vai trò của đàn ông. Rồi cô dâu có trả sính lễ cho các chú rể hay không? Liệu người đàn ông có phải lấy họ vợ hay không?”, ngôi sao truyền hình thực tế Musa Mseleku, người có 4 vợ, bày tỏ quan điểm về đề xuất đa phu.
Video đang HOT
Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi Aaron Motsoaledi phát biểu trong một cuộc họp hồi tháng 3/2020. Ảnh: Polity.
Giáo sư Collis Machoko, một học giả đã nghiên cứu vấn đề đa phu thê, nhận định những ý kiến phản đối đề xuất đa phu ở Nam Phi cho thấy các xã hội châu Phi “chưa sẵn sàng cho sự bình đẳng giới thực sự”.
Bộ trưởng Nội vụ Nam Phi Aaron Motsoaledi trong khi đó cho biết các cuộc tranh luận về đề xuất đa phu đã thành “khẩu chiến”. Ông nói thêm đề xuất này chưa phải quan điểm cuối cùng của chính phủ và vẫn khuyến khích người dân tham gia thảo luận.
Hạn chót để người dân tham gia thảo luận về đề xuất đa phu ở Nam Phi là vào ngày 30/6.
Hoàng tử Zulu tranh đoạt ngôi báu
Misuzulu tuyên bố là tân Quốc vương Zulu sau khi vua cha qua đời, nhưng một hoàng tử khác phản đối ngay trong lễ công bố di chúc.
Quốc vương Goodwill Zwelithini, người trị vì Vương quốc Zulu ở Nam Phi, hồi tháng 3 băng hà và để lại di chúc chỉ định hoàng hậu Mantfombi Shiyiwe Dlamini Zulu giữ vai trò nhiếp chính. Tuy nhiên, bà Mantfombi cũng qua đời sau đó một tháng, khiến việc kế vị ngai vàng Zulu rơi vào hỗn loạn.
Tối 7/5, vài giờ sau khi tang lễ của bà Mantfombi diễn ra, hoàng gia Zulu tổ chức buổi lễ công bố di chúc của bà. Theo di chúc, Mantfombi chỉ định hoàng tử Misuzulu, 46 tuổi, con trai cả của bà với cố vương Zwelithini, làm quốc vương Zulu tiếp theo.
Misuzulu (thứ ba từ phải sang) cùng các chiến binh Zulu mặc trang phục truyền thống trong buổi lễ ở Cung điện Hoàng gia KwaKhangelamankengane, Nam Phi, ngày 7/5. Ảnh: AP .
Tuy nhiên, hỗn loạn xảy ra khi một hoàng tử khác lên tiếng phản đối và làm gián đoạn buổi lễ tại Cung điện Hoàng gia KwaKhangelamankengane ở tỉnh KwaZulu-Natal của Nam Phi. Hai công chúa khác cũng đặt câu hỏi liệu cố vương Zwelithini có trao quyền chỉ định người kế vị cho Mantfombi hay không.
Các vệ sĩ hoàng gia lập tức có mặt và lôi hoàng tử phản đối vương vị của Misuzulu ra ngoài để buổi lễ có thể tiếp tục.
Cố vương Zwelithini lấy nhiều vợ và có tổng cộng 28 người con. Mantfombi không phải vợ cả của Zwelithini.
Vấn đề được quan tâm nhất trong vụ tranh chấp ngôi báu là tài sản của quốc vương Zulu và lượng lớn đất đai thuộc quyền sở hữu truyền thống của người Zulu, đang được một quỹ ủy thác giữ. Quỹ này được cho đang kiểm soát gần 30% diện tích đất đai tại tỉnh KwaZulu-Natal, tương đương khoảng 28.000 km2. Quốc vương Zulu là người được ủy thác duy nhất với số tài sản này.
Trước khi thông báo lên ngôi, Misuzulu mặc áo da báo truyền thống dành riêng cho thành viên hoàng gia và các tù trưởng tham gia lễ tưởng niệm hoàng hậu Mantfombi. Ông kêu gọi các thành viên hoàng gia Zulu đoàn kết.
Quốc vương Zulu không có ảnh hưởng chính trị hoặc vị trí được hiến pháp công nhận ở Nam Phi, song quyền lực truyền thống của ông được công nhận ở KwaZulu-Natal, nơi ông được cho là "trị vì những không cai trị". Quốc vương Zulu còn đóng vai trò quan trọng trong thu hẹp khoảng cách giữa phong tục tập quán truyền thống và thể chế hiện đại ở Nam Phi. Zulu là nhóm dân tộc lớn nhất trong số 60 triệu dân của Nam Phi.
Forbes ước tính tài sản ròng của Zwelithini là gần 20 triệu USD. Chính phủ Nam Phi hàng năm cấp khoảng 5 triệu USD ngân sách cho hoàng gia Zulu. Quốc vương Zwelithini lên ngôi năm 1968 và qua đời hồi hai tháng trước, được cho là do biến chứng vì nhiễm nCoV.
Nam Phi chạy đua với thời gian để đối phó với nguy cơ bùng phát làn sóng dịch mới Nam Phi đang đứng trước nguy cơ đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh COVID-19 thứ 3, trong mùa Đông bắt đầu từ tháng 6 tới với số ca nhiễm và tử vong không kém làn sóng thứ hai diễn ra từ tháng 11/2020 đến 2/2021. Nhân viên y tế Nam Phi kiểm tra thân nhiệt trước khi được tiêm vaccine ngừa...