Nam Phi đánh giá cao quan hệ đối tác với Mỹ
Ngày 8/8, Bộ trưởng Hợp tác và Quan hệ quốc tế Nam Phi (DIRCO) Naledi Pandor tuyên bố Mỹ là một trong những đối tác quan trọng nhất của đất nước cực Nam châu Phi này.
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken tới sân bay Lanseria ở Johannesburg, Nam Phi ngày 7/8/2022. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Nam Phi, phát biểu tại cuộc họp báo với Ngoại trưởng Mỹ Antony John Blinken tại Pretoria, bà Pandor đánh giá cao cam kết mà Mỹ đã thể hiện trong việc mở rộng quan hệ song phương giữa hai nước. Theo bà, mối quan hệ này vẫn luôn bền chặt và tạo nền tảng vững chắc cho việc thúc đẩy hợp tác nhân dân giữa hai nước, bao gồm cả trong các lĩnh vực giao lưu giáo dục, văn hóa và du lịch.
Bà Pandor bày tỏ sự cảm kích của Chính phủ Nam Phi trước “sự hỗ trợ to lớn” của các công ty Mỹ đối với các chương trình kêu gọi đầu tư của Tổng thống Cyril Ramaphosa. Bà cho biết điều này thể hiện niềm tin rằng Mỹ vẫn coi trọng tương lai của Nam Phi “và đề xuất giá trị mà chúng tôi đưa ra như một điểm đến đầu tư và đối tác thương mại chính, bất chấp tác động của đại dịch COVID-19″.
Video đang HOT
Bộ trưởng Naledi Pandor cho biết: “Chúng tôi hoan nghênh sự tăng trưởng tích cực trong thương mại hàng hóa hai chiều từ 13,9 tỷ USD năm 2010 lên 21 tỷ USD năm 2021. Năm 2021, Mỹ được xếp hạng là điểm đến lớn thứ hai cho hàng hóa xuất khẩu của Nam Phi trên toàn cầu. Các công ty Nam Phi cũng đã trở thành những nhà đầu tư nước ngoài quan trọng”.
Theo bà Pandor, đầu tư từ Nam Phi vào Mỹ đang gia tăng, trong đó Mỹ chiếm 17,4% tổng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài của Nam Phi ra thế giới. Tuy nhiên, bà Pandor nhấn mạnh hai nước còn nhiều tiềm năng phát triển trong quan hệ thương mại song phương. Bà nêu rõ: “Như đã được thảo luận vào đầu năm nay tại cuộc họp của Diễn đàn song phương thường niên (ABF) lần thứ 12, mục tiêu của chúng ta là mở rộng đáng kể thương mại và đầu tư hai chiều, góp phần vào sự tăng trưởng và thịnh vượng chung cho người dân Nam Phi và Mỹ”.
Bà Pandor cho biết khởi đầu tốt đẹp cho nỗ lực này là giải quyết nhanh chóng các vấn đề thương mại còn tồn đọng lâu nay liên quan việc tiếp cận thị trường, bao gồm việc dỡ bỏ thuế quan Mục 232 đối với thép và nhôm nhập khẩu của Nam Phi vào Mỹ.
Mỹ hiện là đối tác thương mại lớn thứ 3 của Nam Phi với hơn 600 công ty Mỹ hoạt động trên lãnh thổ Nam Phi. Đầu tư trực tiếp của Mỹ vào Nam Phi dẫn đầu là lĩnh vực sản xuất, tài chính, bảo hiểm và thương mại bán buôn. Trong khi đó, đầu tư của Nam Phi vào Mỹ đạt trị giá 4,1 tỷ USD trong năm 2019, tăng 1,2% so với năm 2018.
Cũng phát biểu tại cuộc họp báo, Ngoại trưởng Mỹ Blinken cho biết Tổng thống Mỹ Joe Biden mong muốn được đón tiếp Tổng thống Cyril Ramaphosa tại thủ đô Washington vào tháng tới, trong bối cảnh hai nước nỗ lực nâng cao quan hệ kinh tế và thương mại. Ông Blinken cho biết: “Ngay cả khi đại dịch COVID-19 hoành hành, thương mại và đầu tư giữa Nam Phi và Mỹ vẫn đạt mức kỷ lục 21 tỷ USD vào năm ngoái… Với tư cách là đối tác thương mại lớn thứ hai của Nam Phi, chúng tôi cam kết tiếp tục duy trì mối quan hệ đối tác mạnh mẽ, năng động và cùng có lợi này”.
Theo kế hoạch, Ngoại trưởng Mỹ Blinken sẽ công du CHDC Congo và Rwanda ngay sau chuyến thăm Nam Phi.
LHQ kêu gọi châu Phi tận dụng công nghệ để đa dạng hóa nguồn thu nhập
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 14/7, Liên hợp quốc (LHQ) kêu gọi các chính phủ châu Phi tận dụng công nghệ để đa dạng hóa nền kinh tế, giảm nguy cơ tổn thương trước các cú sốc về lương thực, năng lượng và tài chính do xung đột tại Ukraine gây ra.
Người dân xếp hàng nhận thức ăn cứu trợ tại Johannesburg, Nam Phi ngày 5/6/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Một báo cáo mới nhất của LHQ về châu Phi cho biết châu Phi và đặc biệt là khu vực cận Sahara hiện là một trong những khu vực trên thế giới chịu nhiều ảnh hưởng nhất từ cuộc khủng hoảng hiện nay. Tổng thư ký của Hội nghị LHQ về thương mại và phát triển (UNCTAD), bà Rebeca Grynspan cho biết: "Một nửa dân số châu Phi (tức hơn 600 triệu người) dễ bị tổn thương nghiêm trọng trước các cú sốc về lương thực, năng lượng và tài chính".
Vì vậy, báo cáo trên khuyến nghị cần đa dạng hóa các nguồn thu nhập ở các quốc gia vẫn còn phụ thuộc nhiều vào xuất khẩu nguyên liệu thô (dầu, khí đốt, vàng, bông...) và các ngành dịch vụ truyền thống như vận tải, vì lợi ích của các lĩnh vực sử dụng nhiều kiến thức.
Về phần mình, Giám đốc UNCTAD Paul Akiwumi cho biết: "Chúng tôi luôn nói về đa dạng hóa và cách châu Phi có thể đa dạng hóa nền kinh tế của mình, và thực tế là chúng tôi đã nhìn nhận từ góc độ đa dạng hóa trong lĩnh vực hàng hóa". Theo ông, giờ là thời điểm thuận lợi để các nước châu Phi tiếp cận công nghệ với sự xuất hiện ngày càng nhiều của fintech, healthtech, agritech hay di động ở các quốc gia này. Châu Phi có bộ phận dân số trung lưu có trình độ học vấn ngày càng tăng và họ cần những công việc như thế này.
Ông Akiwumi khuyến khích các chính phủ châu Phi cung cấp cho các doanh nhân các khuôn khổ pháp lý cần thiết, cũng như các chương trình đào tạo và nâng cao năng lực. Ông cũng ủng hộ việc thực hiện Hiệp định Khu vực Thương mại Tự do Lục địa châu Phi (AfCFTA), vốn có hiệu lực từ năm ngoái, nhằm thúc đẩy sự hội nhập và phát triển của các nền kinh tế châu Phi.
Xả súng đẫm máu tại Nam Phi khiến ít nhất 14 người thiệt mạng Ngày 10/7, các phương tiện truyền thông đưa tin đã xảy ra một vụ xả súng đẫm máu tại Nam Phi khiến ít nhất 14 người thiệt mạng và nhiều người khác bị thương. Theo Reuters, vụ xả súng xảy ra tại một quán bar đông người đã khiến 14 người thiệt mạng và trên 10 người bị thương. Cảnh sát Nam Phi...