Nâm Nung- Căn cứ địa cách mạng huyền thoại!
Căn cứ địa cách mạng Nâm Nung, nay thuộc xã Nâm Nung, huyện Krông Nô, tỉnh Đắk Nông, được coi là một địa danh huyền thoại trong thời kỳ kháng chiến chống thực dân Pháp và Đế quốc Mỹ xâm lược.
Vượt qua bao nhiêu khó khăn, gian khổ, đồng bào các dân tộc nơi đây đang ra sức xây dựng quê hương cách mạng ngày càng giàu mạnh, cuộc sống ấm no hạnh phúc.
Địa danh huyền thoại
Căn cứ địa cách mạng huyền thoại Nâm Nung (còn gọi là căn cứ kháng chiến B4 – Liên tỉnh IV) gồm hai địa điểm Bắc Nâm Nung và Nam Nâm Nung thuộc địa bàn huyện Krông Nô và huyện Đắk Glong.
Tượng đài đoàn kết, chiến thắng tại căn cứ địa Cách mạng Nam Nung
Căn cứ kháng chiến Nâm Nung thuộc vùng đất Cao Nguyên có địa hình hiểm trở, nhiều đồi núi, rừng rậm nguyên sinh, với đỉnh cao nhất 1.546m so với mực nước biển, tạo thế liên hoàn theo hướng Đông Nam. Từ Nâm Nung nối liền xã Nâm Xoni (căn cứ vững chắc của huyện Khuyên Đức) nối liền dãy núi Tà Đùng, phía tây dãy Tà Đùng là xã Quảng Khê (huyện Đắk Glong), phía nam là căn cứ kháng chiến của tỉnh Lâm Đồng, tạo thành một địa thế hiểm trở, vững chắc, thuận lợi cho việc xây dựng, đóng quân và bảo toàn lực lượng cách mạng.
Những ngôi trường khang trang, sạch sẽ đảm bảo nhu cầu dạy và học cho đồng bào trong thời kỳ đổi mới
Địa bàn căn cứ Nâm Nung tập trung nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó dân tộc M’nông chiếm đa số, họ là người bản địa và sống quần tụ lâu đời nhất ở đây.
Năm 1905, thực dân Pháp chính thức bãi bỏ chế độ “Sơn phòng” của triều đình nhà Nguyễn, trực tiếp đảm nhiệm các vấn đề về kinh tế, chính trị và an ninh trên địa bàn lãnh thổ các tỉnh Tây Nguyên.
Dưới những chính sách bóc lột trắng trợn của thực dân Pháp, trên mọi lĩnh vực đã vấp phải sự kháng cự, chống trả quyết liệt của các dân tộc trên toàn miền sơn nguyên. Trước nguy cơ bị cướp đi cuộc sống tự do, độc lập mà tổ tiên gìn giữ các dân tộc tại đây đã lẻ tẻ, hoặc liên minh với nhau chống lại bọn thực dân xâm lược.
Video đang HOT
Người Phụ nữ M’nông tươi cười bên cánh đồng lúa xanh ngát
Tiêu biểu cho phong trào chống thực dân xâm lược, là cuộc khởi nghĩa do N’Trang Gưh lãnh đạo (1900-1914) và đỉnh cao phong trào chống thực dân Pháp xâm lược của đồng bào M’nông dưới sự lãnh đạo của N’Trang Lơng kéo dài từ (1912-1936).
Từ khi lãnh đạo phong trào chống Pháp N’Trang Lơng đã xây dựng căn cứ địa kháng chiến tại thung lũng rừng già Bu Siết, thuộc núi Nâm Nung. Căn cứ Nâm Nung trở thành nơi tập hợp quân lực, huấn luyện và xây dựng lực lượng vững chắc.
Những cánh đồng lúa xanh mướt, phủ xanh khắp Bon làng
Với phong trào do N’Trang Lơng lãnh đạo đã dành được nhiều chiến thắng vang dội, vì thế quân Pháp đã có âm mưu tập trung lực lượng ra sức tìm kiếm để tiêu diệt bằng được N’Trang Lơng, nhằm dập tắt phong trào đấu tranh chống Pháp.
Tháng 10/1931, quân Pháp tập hợp lực lượng đông đảo nhằm tiêu diệt phong trào do N’Trang Lơng lãnh đạo, trước tình thế bất lợi đó, nhằm bảo toàn lực lượng, nghĩa quân quyết định rút sâu về dãy núi Nâm Nung lập căn cứ. Tại đây, nghĩa quân đã đào hầm chông, giếng chông làm bẫy đá…tạo thành một địa bàn “bất khả xâm phạm”.
Không những thế N’Trang Lơng đã kêu gọi đồng bào bản địa cùng tham gia kháng chiến, bỏ làng vào rừng, bất hợp tác với giặc Pháp. Với sự kêu gọi đó đồng bào đã hăng hái tham gia, sẵn sàng bỏ làng, quyên ghóp lương thực, thực phẩm để cùng nghĩa quân chống kẻ thù.
Những cơ sở kinh doanh, buôn bán mọc san sát đang từng bước làm thay đổi cuộc sống nơi vùng đất căn cứ Cách mạng
Sau khi Cách mạng tháng Tám 1945 thắng lợi vẻ vang, nhân dân Tây Nguyên ngày càng củng cố thêm niềm tin dưới sự lãnh đạo của Đảng.
Căn cứ huyền thoại Nâm Nung, một lần nữa cùng cả nước tiếp tục cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1946-1954) và cuộc kháng chiến chống Mỹ xâm lược (1954-1975). Với lợi thế về rừng núi hiểm trở, địa bàn Nâm Nung là nơi tiến công, bám ấp, đóng, trú quân an toàn và bí mật. Đồng bào nơi đây một lòng hướng về sự lãnh đạo của Đảng, sẵn sàng chiến đấu, sản xuất cung cấp lương thực cho lực lượng quân đội đóng trên địa bàn.
Có thể thấy, địa thế căn cứ kháng chiến Nâm Nung đã đảm bảo hội tụ được các yếu tố “địa lợi và nhân hòa”, vững chắc trong bố phòng, thuận lợi trong công tác chỉ đạo tiến công, phát triển chiến tranh nhân dân, là yếu tố mang tính sống còn cho Đảng bộ và nhân dân qua các thời kỳ kháng chiến chống các cường quốc xâm lược.
Nâm Nung vươn mình trong thời kỳ mới
Những ngày đầu tháng 4, dưới tiết trời Tây Nguyên nắng gắt chúng tôi có dịp đặt chân lên mảnh đất sơn nguyên huyền thoại với nhiều câu chuyện khởi sắc về cuộc sống người dân nơi đây trong thời kỳ đổi mới.
Những cánh đồng lúa xanh mướt, căng tràn sức sống đang tô đẹp thêm vùng đất Cách mạng Nâm Nung “huyền thoại”.
Cuộc sống kinh tế, xã hội, văn hóa của nhân dân, đồng bào nơi đây ngày càng thay da đổi thịt. Những cánh đồng lúa xanh mướt, nương rẫy cà phê trồng xen lẫn những trụ Tiêu, sầu riêng bạt ngàn phủ xanh khắp một vùng trời cách mạng.
Đón tiếp phóng viên bằng nụ cười nồng hậu, ông Dương Thành Chung, Phó chủ tịch UBND xã Nâm Nung, phấn khởi cho biết, toàn xã hiện có 1907 hộ, với hơn 7935 nhân khẩu, ( trong đó có 428 hộ, với 1917 nhân khẩu là đồng bào M’Nông), thu nhập bình quân đầu người 40 triệu đồng/người. Cuộc sống nhân dân trong xã không ngừng thay đổi, bởi được Đảng nhà nước đặc biệt quan tâm, hỗ trợ.
Hệ thống cơ sở hạ tầng, điện, đường, trường trạm, các đường giao thông liên thôn, bon được trải nhựa, đổ bê tông 100%. “Bên cạnh phát triển kinh tế xã hội, mảng bảo tồn văn hóa, tín ngưỡng của người đồng bào tại chỗ được chính quyền các cấp đặc biệt quan tâm. Văn hóa cồng chiêng, các điệu múa mang bản sắc dân tộc, đan lát thổ cẩm được gìn giữ, có kế hoạch thúc đẩy phát triển để tránh mai một.” ông Chung thông tin.
Những ngôi nhà xây mọc lên như nấm, sạch đẹp trên căn cứ Cách mạng Nam Nung
Dẫn chúng tôi tham quan một vòng quanh xã, ông Chung không ngớt lời “khoe” sự ấm cúng, nhộn nhịp về tình hình kinh doanh, buôn bán, đặc biệt về cách làm kinh tế giỏi của các hộ dân đồng bào tại chỗ.
Trao đổi với chúng tôi, ông Trương Văn Hồng, trưởng Bon (Buôn) Jarah, cho biết trong Bon có 182 hộ đồng bào dân tộc tại chỗ (người M’nông), với 789 nhân khẩu. Bon Jarah có 71 hộ gia đình được hưởng chế độ, là Bon trước đây có nhiều người con ưu tú tham gia hoạt động cách mạng. “Cuộc sống đồng bào nơi đây đã có nhiều khởi sắc, ai cũng có cơm ăn áo mặc, kinh tế ngày một khấm khá, nhà xây kiên cố ngày càng nhiều. Đạt được những thành quả như hiện nay là cả sự cố gắng phấn đấu, cống hiến không biết mệt mỏi của Đảng bộ và người dân trong Bon suốt thời gian dài. Đồng bào họ đã thay đổi nhận thức, không còn phát nương làm rẫy, du canh như ngày xưa, mà thay vào đó họ tăng giá sản xuất, trồng nhiều cà phê, cao su…Những ruộng lúa xanh mướt thay cho những cách đồng bỏ hoang hóa, kinh tế vật chất cứ thế từng ngày được nâng lên.” Ông Hồng phấn khởi nói,
Chia tay xã Nâm Nung anh hùng, rong xe trên những cung đường bê tông sạch sẽ, chúng tôi không quên ngắm nhìn hai bên đường bạt ngàn cà phê, cây trái, những mái ngói, ngôi nhà khang trang nằm san sát giữa trời chiều cao nguyên gió lộng…
Thăm quan Nhà và Hầm D67 trên nền tảng công nghệ
Tour tham quan ảo 360 độ tại Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 sẽ giúp du khách hoàn toàn có thể khám phá Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 một cách cụ thể, sinh động.
Hướng tới kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm, ngày 29/4 tới, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội giới thiệu đến công chúng tour tham quan ảo 360 độ tại di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 và triển lãm online với chủ đề "Thần tốc -Táo bạo - Bất ngờ - Chắc thắng".
Toàn cảnh di tích cách mạng Nhà D67.
Tour tham quan ảo 360 độ tại Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 sẽ giúp du khách hoàn toàn có thể khám phá Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 một cách cụ thể, sinh động.
Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 là một di tích lịch sử - cách mạng có ý nghĩa quan trọng đối với lịch sử đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam.
Nơi đây, từ năm 1968 - 1975, trở thành Tổng Hành dinh của Quân đội Nhân dân Việt Nam. Cũng tại đây, Bộ Chính trị, Quân ủy Trung ương đã tổ chức nhiều cuộc họp quan trọng, phân tích đánh giá tình hình cuộc chiến và kịp thời đưa ra những sự chỉ đạo cho cách mạng miền Nam, thống nhất đất nước.
Bên cạnh đó, thông qua ứng dụng phần mềm QR Code sẽ hỗ trợ du khách trong việc tìm hiểu thêm những giá trị tiêu biểu của di tích, những thông tin về một số hiện vật tiêu biểu về các hoạt động của Bộ Chính trị và Quân ủy Trung ương, Đại tướng Võ Nguyên Giáp và Đại tướng Văn Tiến Dũng làm việc tại Nhà D67, trong giai đoạn 1967 - 1975.
Tour tham quan ảo 360 độ tại Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 sẽ giúp du khách hoàn toàn có thể khám phá Di tích cách mạng Nhà và Hầm D67 một cách cụ thể, sinh động.
Cùng với đó, với phần mềm QR Code, Trung tâm Bảo tồn di sản Thăng Long - Hà Nội giới thiệu tới công chúng 120 hình ảnh, tài liệu, hiện vật... tại triển lãm online với chủ đề "Thần tốc -Táo bạo - Bất ngờ - Chắc thắng". Triển lãm được tổ chức thành 3 chủ đề chính gồm Quá trình chỉ đạo chuẩn bị mọi mặt cho cuộc Tổng tiến công; Nét đặc sắc trong chỉ đạo cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân năm 1975 "Thần tốc - Táo bạo - Bất ngờ - Chắc thắng"; Niềm vui chiến thắng, giúp người xem hình dung một cách rõ ràng, có hệ thống về một trong những giai đoạn lịch sử của cách mạng Việt Nam...
Theo kế hoạch tour tham quan ảo và triển lãm online sẽ kéo dài đến hết tháng 5/2020.
Tình Lê
Công viên địa chất Đắk Nông: Điểm nhấn giữa đại ngàn Công viên địa chất Đắk Nông với điểm nhấn là hệ thống hang động núi lửa dài trên 25km được Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO) bước đầu công nhận là Công viên địa chất toàn cầu. Một nhánh hang C6.1 nhìn thẳng ra sẽ thấy thác D\'Rây Sáp, một kiệt tác thiên nhiên của Đắk...