Nam nhi hành xử tựa “sở khanh”, chị em vẫn đua nhau… giành giật
Nam nhi hành xử bất chấp đạo đức nhưng vẫn được dung túng bởi quan niệm bất bình đẳng giới “đàn ông tứ đổ tường”. Người dung túng cho đàn ông nhiều nhất lại chính là… phụ nữ.
Chị em đánh nhau vì… kẻ không ra gì
Cuộc “hỗn chiến” giữa các tình địch là… 3 cô gái ngay tại nhà chàng trai tại một thị trấn ở Nghệ An cách đây không lâu. Cả ba cô gái cùng có quan hệ với anh chàng tên Thông, 26 tuổi, có tiếng đào hoa sát gái.
(Ảnh minh họa)
Một cô ở tận Sài Gòn, lớn hơn Thông 3 tuổi, ôm đứa con nhỏ 4 tháng về gặp… ông bà nội. Cô này có con với Thông nhưng lại yếu thế nhất khi “ông bố” thừa nhận con chứ không nhận mẹ. Anh chàng tỉnh bơ nói, đó chỉ là quan hệ qua đường, chứ không yêu đương ràng buộc gì hết.
Một cô là mối tình đầu cùng quê, ai cũng tưởng đã chia tay từ lâu hóa ra vẫn qua lại với nhau. Và một cô trẻ nhất, 21 tuổi là bạn gái hiện tại.
Ba cô gái từ to tiếng qua lại, người này xỉ vả người kia, có lúc lao vào cắn xé nhau. Người nào cũng khoe… ưu thế của mình.
Cô thì “Con anh ấy đây!”. Cô mối tình đầu đắc ý: “Các người hỏi đi, anh ấy yêu ai nhất, anh ấy từng đánh đập các người thế nào nhưng không dám động đến sợi tóc của tôi”. Cô thứ ba không vừa: “Hiện tại, anh ấy là của tôi, đang sống chung với tôi”.
Nhiều chị em, cho đến các nữ sinh lột đồ, xỉ xả nhau vì một người đàn ông không ra gì (Ảnh cắt từ clip)
Video đang HOT
Đây chỉ mới là ba cô gái lộ diện. Một thanh niên lang chạ khắp nơi, có con không nhận trách nhiệm, một lúc qua lại vài ba người, vũ phu… lại được các cô gái lại lao vào cắn xé, giành giật.
Đám đông xung quanh tò mò, thương hại các cô gái nhưng cũng xuýt xoa, ngưỡng mộ “tay Thông đào hoa”.
Rất nhiều cuộc cuộc đánh ghen, chị em dằn mặt nhau, hành hạ nhau, bôi nhọ nhau, thậm chí tạt axit vào nhau để giành cho bằng được về mình người đàn ông không ra gì.
Ngay cả các nữ sinh cấp 2, cấp 3 nhiều vụ bạo hành, lột đồ, bắt quỳ gối bạn học cũng xuất phát vì giành nhau một anh chàng.
“Lấy thằng nghiện còn hơn ở không” (!?)
Sự dung túng phái nam tồn tại ngay trong quan niệm trọng nam kinh nữ của mỗi người. Nhiều anh chàng sống thác loạn, hành vi bỉ ổi nhưng vẫn cho mình cái quyền chọn vợ phải thế này, thế kia. Nhiều cô gái biết chồng tương lai của mình như vậy nhưng… chính họ cho là bình thường.
Võ sư ở Hà Nội đánh vợ gây phẫn nộ, sau đó người vợ chủ động rút đơn tố cáo, xin hòa giải
Không ít ông bố bà mẹ, con gái đến lớn là hối thúc bằng được chuyện chồng con, bất chấp ông chồng đó như thế nào, miễn là… có chồng.
Đàn ông cũng cần “Công dung ngôn hạnh”
Trong lần chia sẻ với các bạn trẻ ở TPHCM, Giáo sư triết học Thái Kim Lan chia sẻ, chúng ta chỉ nhắc đến “Công dung ngôn hạnh” của người con gái mà quên mất rằng con trai cũng phải có “Công dung ngôn hạnh”.
Qua đó, rèn họ ý thức về cách ứng xử đẹp, lối sống đẹp, có phẩm hạnh, đạo đức, nhất là trong ứng xử với phụ nữ. Như vậy, mới có những thanh niên khỏe mạnh về thể chất, tinh thần, để có những gia đình, đứa con hạnh phúc, khỏe mạnh.
Có cô gái là nhân viên ngân hàng, giỏi giang, thu nhập cao, tốt tính…, hơn 30 tuổi, cô vẫn chưa có ý định lập gia đình.
Nhiều năm qua, cô gái không về thăm nhà sau yêu cầu của bố mẹ: “Kiểu gì cũng phải lấy chồng, lấy thằng nghiện cũng được”.
Đàn ông không ra gì nhưng lại có quá nhiều chốn… để dung thân.
Có không ít người vợ trẻ, chồng bồ bịch, vũ phu đánh cho lên bờ xuống ruộng… Nhưng khi họ quay về với bố mẹ thì bị đẩy đi: “Về làm lành đi con. Đàn ông… ai chả vậy”.
Nhiều cô gái trẻ sống trong cảnh khốn cùng nhưng không tự giải thoát được cho mình cũng do đề nặng các quan niệm dung dưỡng thói hư tật xấu cho nam nhi.
Đàn ông cần phải có “Công dung ngôn hành” để rèn luyện đạo đức, phâm chất (Ảnh minh họa)
Một chuyên gia tâm lý cho hay, các bạn nữ trẻ sau này đã bắt đầu hiểu hơn về quyền của mình so với thế hệ các mẹ, các bà. Nhiều bạn không chấp nhận một người đàn ông được phép làm tổn thương.
Tuy nhiên, suy nghĩ đàn ông hành xử bỉ ổi, vũ phu vẫn được bao bọc với nhiều lý do như “có yêu mới đánh”, đàn ông ai chả hư… vẫn ăn sâu trong trong tiềm thức nhiều người. Điều này tiếp tục dung dưỡng cho thói hư tật xấu của cánh nam nhi.
Trải nghiệm bị quấy rối tình dục, phân biệt chủng tộc nhờ VR
Thông qua các kính thực tế ảo (VR), người dùng nhập vai, đối mặt với những tình huống bất bình đẳng giới, kỳ thị LGBT hay phân biệt chủng tộc, từ đó đưa ra phương án giải quyết.
Được thành lập tại Los Angeles (Mỹ) vào năm 2017, công ty Vantage Point cung cấp các khóa đào tạo nhân viên dựa trên văn hóa đa dạng, hội nhập và không thiên vị.
Thông qua các kính thực tế ảo (VR), người dùng nhập vai những nhân vật trong câu chuyện được xây dựng trên sự việc có thật. Họ sẽ đối mặt với những tình huống phân biệt đối xử vô lý và phải đưa ra câu trả lời hoặc hành động phù hợp.
Nhà sáng lập công ty Vantage Point Morgan Mercer. Ảnh: CNN.
Morgan Mercer, người sáng lập công ty, cho biết cô từng bị phân biệt chủng tộc và giới tính. Cô muốn những người chưa từng rơi vào tình huống không mấy vui vẻ ấy được trải nghiệm và công nghệ VR sẽ giúp truyền tải thông điệp đó trọn vẹn.
"Đặt bản thân vào vị trí của người khác là cách hiệu quả để thấu hiểu hoàn cảnh của họ. Bạn sẽ được trải nghiệm cảm giác ai đó dùng ngôn từ tục tĩu để gọi bạn, hoặc khiến bạn cảm thấy rùng mình mỗi khi đi qua hoặc đứng gần", Mercer nói.
Theo kết quả nghiên cứu từ trang web tuyển dụng Glassdoor, hơn 1/3 số người tham gia khảo sát đến từ các quốc gia như Mỹ, Anh, Pháp và Đức đều từng trải nghiệm hoặc chứng kiến nạn phân biệt đối xử tại nơi làm việc.
Những môi trường như vậy khó lòng giữ chân được nhân viên lâu dài, nhất là đối với cộng đồng thiểu số. Trong khi đó, công ty nào có lực lượng lao động đa dạng lại càng thành công hơn.
Theo khảo sát trên 1.000 doanh nghiệp ở 15 quốc gia của công ty tư vấn chiến lược McKinsey, các tập đoàn có tỷ lệ đa dạng sắc tộc hàng đầu thu được lợi nhuận cao hơn 36% so với những công ty còn lại. Ngoài ra, doanh nghiệp nào có hơn 30% lãnh đạo điều hành là nữ giới cũng có xu hướng thành công hơn.
Công nghệ thực tế ảo cho phép các công ty đào tạo nhân viên chống quấy rối tình dục, bất bình đẳng giới, phân biệt chủng tộc và kỳ thị cộng đồng LGBT. Ảnh: CNN.
Ban đầu, Vantage Point chỉ tập trung vào việc cung cấp khóa đào tạo chống quấy rối tình dục cho các tập đoàn. Sau một thời gian, doanh nghiệp mở rộng sang những loại thành kiến khác, bao gồm bất bình đẳng giới, kỳ thị cộng đồng LGBT hay phân biệt chủng tộc.
Mô hình khởi nghiệp này đã huy động được hơn 4 triệu USD đầu tư và hợp tác với nhiều công ty ở Mỹ, Anh, Pháp, Ireland, trong đó có cả "gã khổng lồ" truyền thông Comcast, Tập đoàn luật quốc tế Latham and Watkins và Looker, công ty phân tích dữ liệu mới được Google mua lại hồi tháng 2.
Cornell Verdeja-Woodson, người đứng đầu Looker, khẳng định công ty đang hướng đến việc đa dạng hóa lực lượng lao động. Anh muốn thoát khỏi các phương pháp đào tạo nhân lực truyền thống để loại bỏ sự thiên vị vô thức vốn tồn tại lâu đời trong quá trình tuyển dụng.
"Chúng ta có thể ngồi và nói về vấn đề này cả ngày cũng được. Nhưng tới khi được tận mắt trải nghiệm, họ mới nhận ra rằng điều đó có ý nghĩa như thế nào", Verdeja-Woodson nói.
Bên cạnh đó, anh cũng cho biết phản hồi từ nhân viên rất tích cực. Cả nhận thức về những định kiến xã hội và sự tự tin trong việc giải quyết vấn đề đều được nâng cao.
Vợ cũ tỷ phú Amazon lần đầu "chơi lớn" từ sau khi ly hôn, kết hợp cùng vợ Bill Gates tạo ra sự đổi thay tích cực cho nước Mỹ Sau một thời gian im hơi lặng tiếng, mới đây vợ cũ của tỷ phú Amazon đã tham gia vào một dự án giá trị, kết hợp cùng với một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới. Trang Forbes đưa tin, một trong những người phụ nữ quyền lực nhất thế giới đang hợp tác với một trong những người...