Năm nào cũng lỗ, không ngại quay lưng với Alibaba, công ty này vẫn trở thành đế chế ship đồ ăn “khủng” nhất Trung Quốc
Từ thời điểm thành lập đến nay, gần như năm nào Meituan cũng báo lỗ. Dẫu vậy, đây chính là công ty đã góp phần thay đổi cuộc sống của người dân Trung Quốc.
Có một điều thường thấy ở Bắc Kinh, đó là: Gọi đồ ăn về nhà thậm chí còn rẻ hơn việc bạn ăn ở nhà hàng hay tự nấu ở nhà. Abey Lin, 19 tuổi, hay sử dụng điện thoại để đặt món vịt quay yêu thích tại một nhà hàng, với giá 20 tệ (2,99 USD), tức là rẻ hơn khoảng 80% so với giá thanh toán khi ăn tại chỗ. Tất cả đều được thực hiện qua ứng dụng giao hàng Meituan. Hơn nữa, anh còn nhận được mã giảm giá 40% cho 2 chiếc pizza có khoai tây vàng và hải sản nướng. Lin cho biết việc nấu nướng ở nhà rất khó để có được mức giá hợp lý như vậy.
Trận chiến giữa hai “gã khổng lồ”
Trên cả nước, hàng trăm người như Lin cũng đặt hàng cho 2 hoặc 3 bữa ăn mỗi ngày. Không chỉ có vậy, họ còn “gọi ship” cả đồ tạp hoá, đồ dùng văn phòng, mã giảm giá cắt tóc, massage hay bất cứ thứ gì họ có nhu cầu. Tuy nhiên, đằng sau thị trường giao hàng trị giá 35 tỷ USD này lại không hề “tuyệt vời” đến vậy. Bởi đó là một trận chiến giữa hai “ông hoàng” Meituan và Alibaba.
Đồ ăn nóng hổi, nhanh chóng giao tận tay là điều các khách hàng rất hài lòng ở Meituan.
Alibaba và các công ty con khác thống trị thị trường bán lẻ trực tuyến toàn quốc về các loại hàng hoá, nhưng Meituan vẫn là công ty dẫn đầu về dịch vụ. Ứng dụng này có tới hơn 600 nghìn người giao hàng, phục vụ 400 triệu khách hàng mỗi năm tại 2.800 thành phố. Bởi vậy, Alibaba đang có tham vọng “lật đổ” Meituan. Cả hai công ty này đang chi hàng tỷ USD để lao vào một trận chiến mà thậm chí đến Jeff Bezos còn muốn cắt lỗ nếu ông tham gia.
Đây không chỉ là trận chiến trong kinh doanh, mà nó còn về vấn đề cá nhân. Alibaba đóng vai trò hậu thuẫn cho Meituan trong những năm đầu tiên. Tuy nhiên, mối quan hệ đối tác của họ đã kết thúc sau khi CEO của Meituan – Wang Xing, muốn chấm dứt nó, điều khiến Jack Ma và Joe Tsai không hài lòng. Nỗ lực của Wang trong việc kiểm soát thị trường ứng dụng dịch vụ của Trung Quốc có thể sẽ gây tổn hại đến doanh số của các nhà bán lẻ trực tuyến thông thường, đặc biệt là Alibaba.
Không ngại “quay lưng” với Alibaba
Wang từng học tại Trường Đại học Thanh Hoa danh tiếng, sau đó theo học bằng tiến sĩ kỹ thuật máy tính tại Đại học Delwar. Tuy nhiên, đến năm 2003 thì ông ngừng học giữa chừng. Lấy cảm hứng từ Friendster, tiền thân của Facebook, ông tạo ra một mạng xã hội riêng của Trung Quốc cùng một người bạn. Tuy nhiên, trang web có tên Xiaonei này lại không đạt được thành công như mong đợi, bởi ông phải chi tới 800 nghìn NDT kiếm được từ đây để hỗ trợ gia đình.
Năm 2010, Wang thành lập Meituan giống với mô hình mua chung của Groupon. Rút kinh nghiệm từ những kế hoạch start-up trước đó, Wang nhanh chóng mở rộng hoạt động của Meituan, có mặt ở hàng trăm thành phố trong năm 2011. Tuy vậy, chiến lược lần này lại là chi tiêu an toàn hơn so với các đối thủ. Khi 2 trang web đăng tải mã giảm giá hàng đầu bùng nổ và Groupon cũng “đóng cửa” tại Trung Quốc, Wang thừa thắng xông lên và tập trung vào lĩnh vực thực phẩm, ăn uống để phát triển nhóm khách hàng quen, ổn định.
Wang Xi – CEO của Meituan.
Video đang HOT
Ông nói về các đối thủ: “Họ nghĩ rằng ngành kinh doanh này là mô hình mua chung. Còn chúng tôi cho rằng đây là thương mại điện tử đối với các dịch vụ.” Đến năm 2013, các công ty đối thủ tiếp tục “biến mất”, ông thay đổi chiến lược từ cung cấp các mã giảm giá ở nhà hàng sang giao đồ ăn trực tiếp. Chính vì vậy, phần thắng đã về tay Wang, các nhà hàng vật lý phải “chào thua” trước công nghệ miễn phí, tin cậy, có thể bảo quản và lưu giữ các món đồ và nhận đơn đặt hàng.
Khi đã giành được lợi thế trong thị trường giao đồ ăn, Wang bắt đầu có những chiến lược mạnh mẽ hơn, giảm giá đồ ăn, sử dụng thủ thuật “upsell” đối với việc đặt phòng khách sạn và vé máy bay. Meituan là ứng dụng đầu tiên giúp cho việc đặt vé xem phim online dễ dàng đến vậy. Chỉ trong một vài năm, Wang đã đưa thị trường này chỉ sử dụng 10% là công nghệ kỹ thuật số, lên tới 60%. Đến giữa năm 2015, ngay sau khi huy động được hơn 700 triệu USD vốn đầu tư mạo hiểm từ Alibaba và các công ty khác, Wang đã chi khá nhiều tiền và sau đó lại cần một vòng huy động vốn mạo hiểm khác.
Tuy nhiên, Alibaba từ chối rót thêm vốn cho Meituan bởi một công ty non trẻ sẽ không thể tích hợp hoàn toàn ứng dụng của họ với Alibaba. Wang bắt đầu lo lắng rằng ông sẽ mất quyền kiểm soát nếu việc đó xảy ra. Ngay sau đó, Meituan đã “bắt tay” với đối thủ lâu năm của Alibaba, là Tencent. Tencent đồng ý đầu tư 1 tỷ USD, sáp nhập ứng dụng giao hàng riêng của họ với Meituan và cho phép công ty này hoạt động độc lập. Vậy là, Wang đã có được cái ông cần và tạo ra một đối thủ nguy hiểm – là Alibaba.
Meituan có một vị CEO luôn sáng tạo và mạo hiểm
Ngay cả tại quận Triều Dương – nơi đặt trụ sở của Meituan, thì dịch vụ giao hàng của họ vẫn được thực hiện trên những chiếc xe tay ga, chạy vòng quanh những người đi bộ để mang đồ ăn tới cho nhân viên văn phòng. Trả lời phỏng vấn của Bloomberg trong sự vội vã, một người giao hàng cho biết anh kiếm được khoảng 15 đến 30 USD một ngày. Trung bình, mỗi tài xế thực hiện 25 lượt giao hàng mỗi ngày, là khoảng 20 triệu lượt mỗi ngày trên toàn hệ thống.
Bên trong trụ sở, màn hình kỹ thuật số “lấp đầy” các bức tường xung quanh trung tâm điều hành. Ở đó hiển thị các bản đồ màu xanh và trắng, chú thích là các đơn đặt, giao hàng, chủ nhà hàng và khách hàng với thời gian thực. Một bản đồ cho thấy cả Trung Quốc “loé sáng” bởi các hoạt động giao hàng trên mỗi tỉnh, thành phố. Còn một màn hình khác cho thấy những bức ảnh trực tiếp về một nhân viên giao hàng tại Bắc Kinh, đang dừng ở điểm này và điểm khác. Phần mềm AI giúp xác định hành trình di chuyển.
Meituan có đội ngũ shipper hùng hậu cùng lượng khách ổn định.
Tính đến cuối năm 2018, Meituan nắm giữ khoảng 63% thị trường giao đồ ăn của Trung Quốc, trong khi Alibaba phải chi hàng tỷ USD trong vài năm chỉ để “thống trị” số còn lại. Mâu thuẫn ngày càng tăng và “cái giá” của nó đã gây khó khăn cho một số ý tưởng mới của Wang. Ông đã phải trì hoãn kế hoạch phát triển ứng dụng gọi xe sau một số chiến dịch thất bại, tốn kém ở 2 thành phố. Theo đó, hiện tại Meituan sẽ tập trung vào ứng dụng giao đồ ăn và cung cấp mã giảm giá 40% mỗi đơn hàng.
Wang cho biết, vai trò của ông là đối thủ sừng sỏ của Jack Ma, tương tự như Jeff Bezos – một người luôn tạm bỏ qua phần lợi nhuận và tái đầu tư vào các hoạt động kinh doanh mới. Wang có kế hoạch như vậy. Ông dự định sẽ cho ra mắt một ứng dụng gần giống với Amazon Prime, trong đó các thành viên đăng ký sẽ được hưởng ưu đãi khi sử dụng Mobike.
Ở thời điểm hiện tại, các cổ đông của Meituan vẫn phải tiếp tục giữ tâm lý “kiên nhẫn”, bởi lợi nhuận với công ty này như một giấc mơ xa vời. Meituan gần như năm nào cũng báo lỗ kể từ khi thành lập, dù nắm giữ 8,6 tỷ USD tiền mặt nhưng tham vọng bành trướng của Wang lại cực kỳ tốn kém. Năm ngoái, ông đã chi 3 tỷ USD cho Mobike và báo lỗ khủng ngay trước thềm IPO.
Dẫu vậy, Meituan là công ty đã thay đổi cuộc sống của hàng trăm hàng triệu người trên khắp các thành phố ở Trung Quốc, cung cấp cho họ sự tiện lợi khi sử dụng đồ ăn. Luo Rui, một nhân viên văn phòng, cho hay: “Tôi không còn hay ghé siêu thị như trước đây nữa”, thay vào đó cô sử dụng Meituan mỗi ngày. Cô nói: “Bạn đặt hàng online và trong khoảng thời gian từ văn phòng trở về nhà, sản phẩm của bạn đã có mặt ở đó.”
Theo GenK
Dân Trung Quốc ngày càng mua nhiều loa thông minh nhưng không hề sử dụng chúng
Doanh số Alibaba, Baidu, và Xiaomi chỉ xếp sau Amazon và Google, nhưng lượng người dùng thực sự tận dụng những thiết bị của họ lại rất ít.
Người ta từng nói rằng 2018 sẽ là năm của loa thông minh tại Trung Quốc.
Dự báo đó không hề sai: số lượng người Trung Quốc rút hầu bao tậu loa thông minh về nhà là cực kỳ lớn. Vấn đề là, họ mua về để... trưng chứ chẳng mấy ai thực sự sử dụng.
Ivy Sun từng rất hào hứng khi bố mẹ cô sắm được một chiếc loa thông minh Tmall từ bạn bè họ vào năm ngoái. " Tôi trở về Thượng Hải với kỳ vọng thấy được nó thông minh đến mức nào" - cô nói.
Thế nhưng chỉ vài tuần sau đó, cả nhà Sun chẳng còn quan tâm đến món đồ công nghệ cao kia nữa, và chiếc loa thông minh nay chỉ đóng một vai trò duy nhất: làm máy nghe nhạc.
Họ biết rằng nó có thể điều khiển một số thiết bị gia dụng trong nhà, và thậm chí còn cho phép họ mua sắm trực tuyến thông qua câu lệnh giọng nói nữa. Nhưng Sun cho biết trong nhà cô làm gì có món đồ gia dụng thông minh nào để điều khiển, và bản thân chiếc loa thông minh đôi lúc còn chẳng thèm phản ứng lại câu lệnh của cô!
Dữ liệu từ công ty phân tích thị trường Canalys cho thấy thị trường loa thông minh Trung Quốc tăng trưởng gần...100 lần trong năm 2018, trở thành thị trường lớn thứ hai trên thế giới sau Mỹ vào năm ngoái. Tốc độ tăng trưởng khủng khiếp này đồng nghĩa với việc trong Quý 4, Alibaba, Baidu và Xiaomi chỉ đứng sau Amazon và Google về doanh số bán ra trên toàn cầu (ảnh dưới).
Nhưng chuyên viên phân tích Mengmeng Zhang từ Counterpoint cho biết doanh số cao không có nghĩa những chiếc loa thông minh đến từ các hãng này phổ biến trong cộng đồng người tiêu dùng, đặc biệt khi xét đến mức giá rẻ không tưởng của loa thông minh tại Trung Quốc.
Zhang cho biết: " Trong đợt khuyến mãi Ngày Độc thân năm 2017, Alibaba đã giảm giá khủng cho các loại loa thông minh để kích cầu". Loa Genius X1 của Alibaba có giá chỉ 15 USD, tức thấp hơn giá gốc đến gần 80%.
Baidu và Xiaomi cũng đi theo trào lưu giá rẻ trong năm tiếp theo, khiến doanh số của hai hãng này tăng lên đáng kể.
" Việc giảm giá đóng một vai trò quan trọng trong thúc đẩy sự phát triển của loa thông minh, đặc biệt tại thị trường Trung Quốc, nơi người tiêu dùng rất coi trọng vấn đề giá cả" - Zhang nói.
Loa thông minh được mua về rất nhiều, nhưng chúng được sử dụng ra sao?
Công ty nghiên cứu Jiguang đã nghiên cứu số liệu thống kê về các ứng dụng smartphone dành cho loa thông minh - bởi nếu bạn dùng loa thông minh, bạn sẽ cần những ứng dụng như vậy để thiết lập và cấu hình chúng.
Có 829 triệu người dùng Internet ở Trung Quốc tính đến cuối năm 2018, nhưng chỉ khoảng 11 triệu trong số đó cài đặt các ứng dụng loa thông minh lên điện thoại - tức chỉ có 1,3% người dùng thực sự sử dụng loa thông minh mà thôi.
Số người dùng Internet tại Mỹ thấp hơn nhiều, nhưng ở đây lại có đến 53 triệu người dùng loa thông minh (ảnh dưới).
Vậy tại sao người dùng Trung Quốc mua loa thông minh về rồi lại không đụng đến chúng?
Điều này có lẽ là bởi hệ sinh thái loa thông minh tại đất nước đông dân nhất thế giới vẫn còn quá nhỏ, và hiệu năng các thiết bị loa thông minh cũng không mấy ấn tượng.
Theo khảo sát tại Trung Quốc, có 3 rào cản lớn nhất đối với sự phát triển của loa thông minh, bao gồm: tương tác AI nghèo nàn, không đủ nhu cầu trong đời sống thực tế, và hệ sinh thái các thiết bị gia dụng thông minh chưa phát triển.
Các chuyên gia tin rằng sẽ cần thời gian để các nhà phát triển loa thông minh gây dựng được một cơ sở dữ liệu về thói quen và các câu lệnh giọng nói của người dùng.
" Công nghệ này chưa bao giờ thu hút được sự chú ý rộng rãi tại Trung Quốc cho đến cuối năm 2017. Rất không công bằng khi so sánh thị trường Trung Quốc với Mỹ, nơi người tiêu dùng đã được tiếp cận với công nghệ này từ nhiều năm trước" - Sophie Pan, một nhà phân tích tại IDC cho biết.
Lấy chiếc loa thông minh bán chạy hàng đầu thế giới làm ví dụ. Chiếc Echo Dot của Amazon là em út trong một dòng sản phẩm loa thông minh được giới thiệu từ năm 2015, trong khi loa thông minh Tmall Genie của Alibaba đến tận 2017 mới xuất hiện.
Nói đơn giản, loa thông minh của Amazon đã tồn tại trong thời gian lâu gấp đôi so với của Alibaba - nhờ đó nó có cơ hội trưởng thành và có thêm các kỹ năng, các add-on bên thứ ba (hiện Echo có hơn 70.000 câu lệnh), cho phép Echo làm những việc như gọi xe Uber. Trong khi đó, Tmall Genie chỉ có chưa đến 1.000 câu lệnh.
Chính sự thiếu hụt chức năng đã dẫn đến tình trạng thiếu hụt người dùng. Nhưng nếu không có đủ số người dùng mong muốn, thì liệu có lý do gì để các nhà phát triển bỏ công sức trang bị cho nền tảng này thêm nhiều kỹ năng mới? Quả là một vòng luẩn quẩn. Liệu thị trường loa thông minh của Trung Quốc có phá vỡ được vòng lặp này hay không?
Tham khảo: AbacusNews
Thực trạng đen tối nhân lực ngành công nghệ Trung Quốc: không ngủ, không căng thẳng tới mức đột quỵ Đã qua rồi thời kỳ start-up có thể hái ra tiền, giờ là lúc ai cũng có thể là đối thủ. Áp lực từ nhiều phía ép người trẻ Trung Quốc phải gạt bỏ cuộc sống riêng để giữ cho ước mơ làm giàu tiếp tục nhen nhóm. Toàn bộ tâm trí chàng trai trẻ dồn vào việc giữ cho start-up mới thành...