Năm năm khủng hoảng Syria
Ngày 15-3-2011, các cuộc biểu tình phản đối chính phủ bùng phát tại Syria và dần dần chuyển biến thành một cuộc nội chiến. Theo dữ liệu do các cơ quan Liên hợp quốc (LHQ) công bố, cuộc xung đột này đã cướp đi tính mạng hơn 250 nghìn người và khiến 6,6 triệu người đang phải di dời trong nước.
Trong năm năm qua, đất nước Syria đã hứng chịu thiệt hại to lớn về kết cấu hạ tầng cũng như sự xuống cấp nghiêm trọng của các dịch vụ công cộng, phần lớn người dân nước này thường xuyên phải sống trong cảnh thiếu nguồn cung cấp lương thực.
Trong chuyến thăm Thủ đô Damascus vào tháng 12-2015, người đứng đầu cơ quan viện trợ của LHQ Stephen O”Brien cho biết, khoảng 13,5 triệu người Syria đề nghị được nhận viện trợ, trong đó 72% không có điều kiện tiếp cận nước uống và hai triệu trẻ em đã bỏ học.
Theo báo cáo của Ngân hàng Thế giới (WB), ảnh hưởng về kinh tế do cuộc xung đột tại Syria gây nên ngày càng lớn mạnh. Ước tính, GDP của Syria đã bị rút ngắn trung bình 15,4% trong giai đoạn 2011-2014 và dự kiến sẽ giảm gần 16% vào năm 2015.
Trong khi đó, tình hình tài chính công đã xấu hơn với thâm hụt ngân sách ngày càng tăng mạnh và doanh thu giảm xuống mức thấp nhất từ trước tới nay. Lạm phát nghiêm trọng, tiền mất giá mạnh và sản lượng dầu giảm đáng kể cũng là những thách thức to lớn đối với nền kinh tế bị chiến tranh tàn phá.
Video đang HOT
Cũng theo báo cáo của WB, sản lượng dầu tại Syria giảm từ 368 nghìn thùng/ngày trong năm 2010 xuống còn khoảng 40 nghìn thùng/ngày trong năm 2015, dẫn tới doanh thu từ dầu sụt giảm.
Không những vậy, ảnh hưởng của cuộc nội chiến Syria đã vượt ra khỏi biên giới quốc gia này. Khoảng 4,6 triệu người Syria đã chạy trốn để xin tị nạn ở nước ngoài, kéo theo cuộc khủng hoảng người tị nạn tại các quốc gia láng giềng và châu Âu.
Một hậu quả nghiêm trọng khác của cuộc khủng hoảng Syria là dẫn tới sự nổi dậy của các tổ chức khủng bố như tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. IS đã tận dụng tình hình hỗn loạn tại Syria để mở rộng lực lượng.
Gần đây, Tổng thống Syria Bashar al-Assad Bashar al-Assad phát biểu trước truyền thông rằng, nếu không có sự can thiệp từ bên ngoài, nước này có thể đặt dấu chấm hết cho cuộc khủng hoảng hiện nay trong chưa đầy một năm bằng cách tiến vào hai mặt trận là chống khủng bố và hoạt động chính trị. Chính phủ Syria luôn phản đối sự can thiệp từ bên ngoài và tin rằng giải pháp cho cuộc khủng hoảng nằm ngay trong tay người dân quốc gia Trung Đông này.
Sau nửa thập kỷ đổ máu, cộng đồng quốc tế đã dần ủng hộ lập trường của Chính phủ Syria. Tháng 12-2015, Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc nhất trí thông qua một nghị quyết ủng hộ tiến trình hòa bình của Syria, trong đó chỉ ra rằng giải pháp bền vững duy nhất đối với tình hình hiện nay là thông qua một tiến trình chính trị toàn diện do Syria lãnh đạo, đáp ứng được nguyện vọng của nhân dân Syria.
H.H
Tân Hoa xã
Theo_Báo Nhân Dân
EU hoan nghênh đề xuất mới nhất ứng phó cuộc khủng hoảng tị nạn
Trong khuôn khổ hội nghị, Bộ trưởng Di cư Hà Lan Klaas Dijkhoff phát biểu: "Các Bộ trưởng Nội vụ hoan nghênh đề xuất của Thổ Nhĩ Kỳ. Đề xuất này có thể giúp hạn chế số lượng lớn người di cư, đồng thời ngăn chặn người di cư đặt tính mạng của mình vào tay những kẻ buôn lậu tàn nhẫn".
Ủy viên EU phụ trách các vấn đề di cư và đối nội Dimitris Avramopoulos cho biết, Ủy ban châu Âu đã đưa ra một kế hoạch dự phòng và ứng phó nhằm cung cấp lương thực cho 100 nghìn người có thể mắc kẹt tại Hy Lạp.
"Chúng tôi cũng tăng cường viện trợ khẩn cấp cho người tị nạn và người di cư với 275,5 triệu euro trong năm 2016; khoản tiền này sẽ giúp đỡ và hỗ trợ các nước thành viên đang phải đối mặt với sức ép lớn", ông Dimitris cho biết.
Theo ông Dimitris, các nước thành viên mới chỉ cung cấp nơi trú ẩn cho 3.412 người xin tị nạn và chỉ có 885 người đã được tái phân bổ; một số quốc gia vẫn chưa đề xuất kế hoạch tái phân bổ người xin tị nạn.
Cũng trong cuộc họp này, các bộ trưởng đã xem xét đề xuất thành lập một lực lượng bảo vệ biên giới và bờ biển của châu Âu. Cơ quan này sẽ phối hợp các nguồn lực từ Cơ quan Giám sát biên giới EU (Frontex) và các nước thành viên để theo dõi dòng người di cư, xác định các điểm yếu và ứng phó khi biên giới vòng ngoài của EU gặp nguy hiểm.
Theo thông tin đăng tải trên truyền thông, EU và Thổ Nhĩ kỳ ngày 7-3 đã thông qua một thỏa thuận tạm thời. Theo đó, Thổ Nhĩ Kỳ đề nghị sẽ tiếp nhận lại tất cả những người tị nạn và người di cư từng vào châu Âu từ nước này, đổi lại Thổ Nhĩ Kỳ sẽ được tăng hỗ trợ tài chính, đẩy nhanh tiến trình đàm phán gia nhập EU cũng như miễn thị thực cho công dân nước này.
H.H
Tân Hoa xã
Theo_Báo Nhân Dân
Liên minh quân sự "ra tay" Tổ chức Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO) một liên minh quân sự hùng mạnh đã mở rộng chiến dịch chống buôn người trên biển Aegean thuộc Địa Trung Hải nhằm góp phần giải quyết cuộc khủng hoảng nhập cư đang làm chao đảo cả châu Âu. Tàu chiến của các nước EU phát hiện và cứu những người di cư trên...