Nấm mốc có thể đe dọa đến tính mạng
Chúng có thể gây kích ứng da, mũi và màng phế quản, gây ra các triệu chứng như nghẹt mũi, ngứa mắt, ho, thở khò khè…
Katie Fant, 17 tuổi, học sinh một trường trung học Anh từng bị khó thở, tụt huyết áp, nguy hiểm tới tính mạng vì bị dị ứng với nấm mốc khi học trong một ngôi trường cũ kỹ, ẩm thấp và mốc meo.
“Tháng 11 năm ngoái, tôi đang ngồi trong lớp, cổ họng tôi bắt đầu cứng lại, lưỡi sưng lên. Tôi chạy vào phòng cấp cứu. Trong vài phút, các nốt đỏ phát ban ngày càng lớn, xuất hiện trên tay và ngực”, Katie chia sẻ.
Katie từng trải qua những giây phút kinh hoàng khi bị dị ứng nặng với những vệt mốc meo trên cửa sổ, tường trường học. Ảnh: Newsrt.
Y tá trường đã tiêm một mũi adreanaline để ngăn ngừa các triệu chứng bùng phát mạnh và đưa nữ sinh vào bệnh viện cấp cứu ngay sau đó. Các bác sĩ cho biết Katie đã bị dị ứng nghiêm trọng, ảnh hưởng tới hệ thống miễn dịch của cơ thể, nó giải phóng một lượng lớn histamin, một chất hóa học khiến các mô bị sưng tấy. Điều này dẫn tới hiện tượng khó thở và tụt huyết áp, có thể gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời.
Các triệu chứng phát triển nhanh chóng hơn mỗi tuần khi Katie quay trở lại trường học, nhưng tuyệt nhiên ở nhà không xảy ra hiện tượng này. Cô được khuyên hạn chế trong chế độ ăn uống, chủ yếu chỉ ăn ngũ cốc yến mạch và bánh mì.
“Tôi đã trở nên vô cùng lo lắng và chán nản bởi về nhà là nơi duy nhất tôi cảm thấy an toàn. Tôi không nghĩ bạn bè lại tin khi tôi nói bị dị ứng với trường học”, Katie tâm sự.
Chuyên gia dị ứng tại Bệnh viện Guy, London (Anh) đã kiểm tra bệnh tình của Katie và kết luận, cô bị dị ứng với phấn hoa, đậu phộng và mè, nhưng mạnh nhất với loại nấm mốc thường thấy trên cánh cửa sổ, tủ lạnh hay những ngôi nhà kém thông thoáng. Trường học của Katie khá cũ, ẩm ướt, một lớp phải học trong phòng tạm thời với những mốc đen trên cửa sổ và tường. Đó là nguyên nhân chủ yếu gây ra hiện tượng của Katie.
Video đang HOT
Nấm mốc có thể nguy hiểm đến sức khỏe con người. Ảnh: Redfoxbb.
Tiến sĩ George Du Toit, chuyên gia dị ứng tại Bệnh viện St Thomas, London, cho biết vào cuối mùa thu là thời gian cao điểm để các loại nấm mốc phát triển do điều kiện ẩm ướt, lá rụng. Những vệt mốc đen dài có thể bám trên cửa sổ, nhà bếp, phòng tắm ướt át, chuồng trại không được dọn vệ sinh thường xuyên, nhà kho, nhà để xe…
Các chuyên gia khuyên mọi người nên mở cửa sổ mỗi ngày để tránh không khí ẩm, sử dụng máy hút ẩm và quạt thông gió phù hợp trong nhà bếp và phòng tắm.
Theo VNE
7 nguyên nhân chính khiến bạn bị chảy máu mũi
Vì mũi nằm ở vị trí đặc biệt (giữa khuôn mặt) và có nhiều mạch máu nên rất nhiều người thỉnh thoảng gặp phải tình trạng chảy máu mũi. Chảy máu mũi xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau.
Theo từ điển y tế Medilexicon thì chảy máu cam có nghĩa là "chảy máu mũi". Chảy máu mũi không hẳn là nguyên nhân đe dọa tính mạng của bạn. Tiến sĩ Ashim Desai, bác sĩ phẫu thuật tai mũi họng của Ấn Độ cho rằng, những lý do khác nhau có thể gây ra chảy máu mũi bao gồm: sau chấn thương, dị ứng, nhiễm trùng hoặc bất kỳ lý do nào khác.
Dưới đây là những nguyên nhân phổ biến dẫn đến tình trạng chảy máu mũi:
1. Viêm mũi dị ứng: Do phản ứng của cơ thể khi bị dị ứng mà các mô dọc theo mũi bị sưng lên. Lúc này, các mao mạch giãn ra và đôi khi bị vỡ gây chảy máu. Máu có thể chảy ra thành những vệt nhỏ bất cứ khi nào bạn xì mũi hoặc hắt hơi.
Bạn nên đi kiểm tra nguy cơ dị ứng của mình để biết mình có thể bị dị ứng với những điều gì để có biện pháp phòng ngừa thích hợp, ví dụ như uống thuốc chống dị ứng hoặc chống sung huyết.
2. Khí hậu khô khắc nghiệt: Điều này thường gặp ở những bệnh nhân có độ lệch vách ngăn vì luồng không khí khi "đi" qua một diện tích hẹp trong mũi sẽ nhanh hơn và làm cho mũi khô hơn. Điều này gây ra sự kích thích, tiếp theo là hắt hơi và làm chảy máu mũi.
3. Thường xuyên hắt hơi: Hắt hơi nhiều cũng là nguyên nhân gây loét các lớp lót của vách ngăn (phân vùng trung tâm giữa hai lỗ mũi) và điều này dễ gây chảy máu.
Ảnh minh họa
Trẻ em bị chảy máu mũi thường là do các mạch máu trên mặt trước của vách ngăn mũi bị vỡ, loét mà nguyên nhân chủ yếu là do cảm lạnh hoặc hắt hơi. Điều này có thể được kiểm soát được bằng cách giúp trẻ hạn chế hắt hơi nhờ giữ cho mũi không bị khô (có thể bôi trơn cho mũi bằng các loại dầu như dầu dừa hoặc dầu ôliu).
4. Ngoáy mũi: Ngoáy mũi là một việc làm tưởng không có hại gì nhưng thực tế lại có thể làm rụng lông mũi, tổn thương niêm mạc, vỡ mạch máu và gây chảy máu. Ngoài ra, ngoáy mũi nhiều cũng dễ làm nhiễm khuẩn mũi. Thói quen ngoáy mũi nên từ bỏ vì có thể sẽ làm suy yếu chức năng bảo vệ khoang mũi, gây chảy máu mũi nhiều hơn.
5. Nhiễm trùng xoang hoặc có khối u: Ở người lớn, trường hợp chảy máu mũi mà máu có màu đậm hoặc mùi hôi thì rất có thể đó là biểu hiện một nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi. Nếu có dấu hiệu này, người bệnh cần đi kiểm tra bằng cách nội soi và chụp CT.
Nhiễm trùng xoang hoặc khối u trong mũi nếu không được điều trị có thể dẫn đến ung thư mũi xoang. Ung thư mũi xoang có thể xuất hiện các dấu hiệu như: nghẹt mũi liên tục, đặc biệt là ở một bên; đau ở trán, mũi, má hoặc xung quanh mắt hoặc tai; chảy dịch qua cửa mũi sau xuống họng; chảy máu cam thường xuyên và liên tục; mất cảm giác về mùi hoặc hương vị; đau hoặc tê ở mặt hoặc răng; sưng nề vùng mặt, vòm miệng, mũi hoặc cổ; chảy nước mắt; khó mở miệng; tái phát nhiễm khuẩn tai; khó khăn trong việc nghe...
6. Tăng huyết áp: Tăng huyết áp là nguyên nhân thường xuyên chảy máu cam ở người lớn tuổi. Khi huyết áp tăng dẫn đến áp lực thành mạch tăng, có thể nứt vỡ thành mạch, dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như chảy máu mũi, xuất huyết não, suy tim, bóc tách thành động mạch chủ, xuất huyết đáy mắt gây mù vĩnh viễn...
7. Thay đổi sinh lý: Trường hợp thay đổi sinh lý dẫn đến chảy máu mũi thường gặp ở phụ nữ mang thai, nhất là những người bị cao huyết áp khi mang thai. Trong trường hợp này, thai phụ cần tham khảo ý kiến của bác sĩ sản khoa để biết cách đối phó và trị bệnh.
Nếu mũi thường xuyên bị chảy máu do những nguyên nhân thông thường như kích thích, dị ứng... thì tốt nhất nên khắc phục và hạn chế tình trạng này bằng cách:
- Tránh các chất độc hại hoặc các chất kích thích tác động vào mũi.
- Sử dụng khẩu trang sạch khi ra ngoài trời.
- Tránh ngoáy mũi
- Rửa mặt bằng nước lạnh và massage làm sạch mũi để cải thiện lưu thông mũi.
- Không cắt hết lông mũi để đảm bảo chức năng bảo vệ khoang mũi.
- Xì mũi đúng cách.
Theo VNE
Liệu pháp chống viêm xoang Bạn đang có vấn đề về xoang và đã tìm mọi cách chữa trị nhưng không hết. Sau đây là một số cách có thể giúp bạn khắc phục được vấn đề này. - Cơ thể cần nhiều nước để tăng độ ẩm, do đó hãy chắc rằng bạn uống nhiều nước, chất lỏng, theo Times News Networkdẫn nguồn từ các chuyên gia...