Nằm lòng 8 ‘chiêu’ để thông tin cá nhân không bao giờ bị rò rỉ trên mạng
Việt Nam ‘lọt top’ 10 quốc gia có số lượng người dùng bị ảnh hưởng nhiều nhất từ vụ bê bối lộ thông tin trên Facebook – đây là cảnh báo đáng lo ngại đối với những người có thói quen dùng mạng xã hội thiếu an toàn. Dưới đây là những ‘chiêu hay’ bạn có thể áp dụng để bảo vệ hiệu quả thông tin cá nhân và quyền riêng tư khi dùng mạng xã hội.
1. Chia sẻ thông tin trên mạng theo nguyên tắc “càng ít càng tốt”
Hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân là cách bảo mật hiệu quả nhất
Bạn chia sẻ càng nhiều thông tin cá nhân, kẻ xấu sẽ càng đánh cắp dễ dàng hơn. Cách tốt nhất để bảo mật thông tin cá nhân trên mạng xã hội là chia sẻ với thế giới càng ít thông tin càng tốt, đặc biệt là tránh cung cấp các thông tin chi tiết như ngày sinh, số điện thoại, địa chỉ email, mối quan hệ gia đình, nơi làm việc, địa chỉ riêng, các loại giấy tờ… Nếu trong trường hợp buộc phải cung cấp thông tin cá nhân hoặc mật khẩu cho ai đó, hãy nhớ thay đổi ngay lập tức sau khi xong việc.
2. Sử dụng trình duyệt web riêng tư hoặc bảo mật
Bất kỳ cá nhân nào khi truy cập tài khoản mạng xã hội của mình hoặc thực hiện mua hàng trực tuyến, đều sẽ sử dụng trình duyệt để kết nối với web. Tất cả các trình duyệt web đó đã để lại dấu vết để theo dõi chi tiết hoạt động trực tuyến của người đó. Tin tặc hoàn toàn có thể thu thập thông tin này rất dễ dàng.
Hãy sử dụng trình duyệt web riêng tư để “cắt đuôi” sự truy vết của tin tặc
Cách đơn giản và tốt nhất là sử dụng tính năng trình duyệt web riêng tư. Cách này xóa cookie, tệp Internet tạm thời và lịch sử trình duyệt web bất cứ khi nào người sử dụng đóng cửa sổ. Người dùng cũng có thể sử dụng proxy web hoặc mạng riêng ảo (VPN) để ẩn địa chỉ IP của mình và duyệt Internet ẩn danh. Đó là mức độ bảo vệ cao nhất mà mỗi người sử dụng có thể nhận được
3. Sử dụng mật khẩu mạnh và độc đáo
Mọi thứ cần phải được bảo vệ bằng mật khẩu, từ điện thoại di động đến máy tính xách tay cá nhân. Điều này cũng được sử dụng với các tài khoản trực tuyến bao gồm email, mạng xã hội và ngân hàng trực tuyến. Để tăng tính bảo mật cho tài khoản mạng bạn nên sử dụng mật khẩu có độ bảo mật mạnh bằng cách kết hợp các ký tự ngẫu nhiên, số và ký hiệu đặc biệt. Tuyệt đối không lên đặt mật khẩu có liên quan đến thông tin cá nhân như ngày tháng năm sinh, số nhà..vv… Cũng không nên sử dụng cùng một mật khẩu cho 2 hoặc nhiều tài khoản.
4. Kích hoạt tính năng xác thực 2 bước
Tính năng xác thực 2 bước (2-Step Verification hay 2FA) hiện rất phổ biến và được sử dụng rộng rãi ở cả các dịch vụ của các hãng công nghệ lớn. Đây được xem là một phương pháp hiệu quả để bảo vệ tài khoản của người dùng. Đầu tiên, người dùng đăng nhập tên, mật khẩu và hệ thống sẽ gửi mã xác minh qua thiết bị di động, email, số điện thoại, ứng dụng mà bạn đăng kí để nhập vào một lần nữa.
Video đang HOT
Luôn kích hoạt tính năng xác thực hai bước để năng cao tính bảo mật dữ liệu
Việc sử dụng xác thực 2 yếu tố cho phép các cá nhân bảo vệ mật khẩu của mình lên cấp độ cao hơn. Vì ngay cả khi tin tặc biết mật khẩu của bạn thì chúng sẽ không thể truy cập tài khoản của mình vì không có điện thoại di động.
5. Tránh sử dụng Wifi công cộng và tại các điểm nóng
WiFi “chùa” không an toàn như bạn vẫn tưởng
Việc sử dụng kết nối Wifi “chùa” tại các sân bay, nhà ga, trạm xe buýt và quán cà phê có vẻ hấp dẫn và tiện lợi. Tuy nhiên, những kết nối này không an toàn. Nếu phải sử dụng Wifi công cộng, hãy đảm bảo sử dụng ứng dụng mã hóa dữ liệu hoặc sử dụng VPN. Bạn cũng nên tránh trao đổi những công việc riêng tư hay thực hiện các giao dịch tài chính khi đang sử dụng wifi “chùa”.
6. Kiểm tra https
Khi cá nhân nào đó tham gia trình duyệt, hãy đảm bảo rằng trang web bắt đầu bằng Https. Https có nghĩa là trang web đang cung cấp kết nối được mã hóa cho người dùng cuối. Vì vậy, dữ liệu ai đó chia sẻ với trang web này chỉ hiển thị với những người có quyền truy cập được phép đọc. Ngoài ra, cũng có thể tải tiện ích bổ sung cho trình duyệt giúp mã hóa trình duyệt web của cá nhân.
7. Thường xuyên cập nhật hệ thống
Cập nhật các phần mềm, hệ thống là việc làm cần thiết của người dùng internet. Lý do là các lỗ hổng bảo mật luôn phát sinh từng ngày, việc cập nhật cơ sở dữ liệu có thể giúp thiết bị tiếp cận với những công nghệ, tính năng, bản vá lỗi mới nhất.
8. Đăng xuất các tài khoản khi đã dùng xong
Nhiều người dùng sẽ thấy phiền hoặc quên làm điều này nhưng đây lại là một cách cực kỳ hiệu quả và phổ biến cho cả trường hợp sử dụng trên máy cá nhân lẫn máy tính công cộng. Việc đăng xuất tài khoản giúp hạn chế rất nhiều các rủi ro liên quan đến việc mất tài khoản. Đừng nghĩ rằng máy của mình thì an toàn, việc ghi nhớ, vẫn còn trạng thái đăng nhập luôn tồn tại các thông tin là chìa khóa cho các hacker, các chương trình virus hay trojan lợi dụng xâm nhập và lấy cắp tài khoản.
Theo Báo Mới
Người dùng bị thiệt hại 14.900 tỷ đồng vì nhiễm virus máy tính trong năm 2018
Năm 2018, thiệt hại do virus máy tính gây ra với người dùng Việt Nam đạt mức kỷ lục 14.900 tỷ đồng, tương đương 642 triệu USD, theo báo cáo mới nhất của Bkav.
Những năm gần đây, người dùng máy tính Việt Nam phải chịu những thiệt hại vô cùng lớn vì nhiễm virus máy tính.
Năm 2016, con số này là 10.400 tỷ đồng. Sang năm 2017 là 12.300 tỷ đồng. Tuy nhiên, năm 2018 đã ghi nhận con số kỷ lục, 14.900 tỷ đồng, tương đương 642 triệu USD.
Nhiễm virus máy tính gây những hệ quả khôn lường.
Con số 642 triệu USD tương đương 0,26% GDP của Việt Nam (khoảng 240,5 tỷ USD), theo nhận định của Bkav.
Cũng theo báo cáo của Bkav, những nguyên nhân chính dẫn tới con số thiệt hại kỷ lục trên là:
60% mạng cơ quan, doanh nghiệp bị nhiễm mã độc đào tiền ảo
Một con số đáng báo động là có tới hơn 60% cơ quan, doanh nghiệp tại Việt Nam bị nhiễm mã độc đào tiền ảo. Trung bình cứ 10 cơ quan, doanh nghiệp, có 6 nơi bị mã độc chiếm quyền điều khiển máy tính đào tiền ảo, gây mất an ninh thông tin, theo nghiên cứu của Bkav.
60% mạng cơ quan, doanh nghiệp bị nhiễm mã độc đào tiền ảo.
Trước đó, trong trao đổi tại tọa đàm trực tuyến chủ đề "Làm sao đưa Việt Nam khỏi Top 20 thế giới về lây nhiễm mã độc?", ông Vũ Ngọc Sơn - Phó Chủ tịch mảng Chống mã độc của Bkav đã chỉ rõ, mã độc đào tiền ảo là 1 trong 5 loại mã độc đang lây nhiễm nhiều nhất ở Việt Nam, cùng với mã độc USB, mã độc mã hóa dữ liệu, phần mềm gián điệp và mã độc tấn công APT.
Nguyên nhân chính là do các cơ quan, doanh nghiệp chưa trang bị giải pháp diệt virus tổng thể, đồng bộ cho tất cả các máy tính trong mạng nội bộ. Do đó, chỉ cần một máy tính trong mạng bị nhiễm mã độc, toàn bộ các máy tính khác trong cùng mạng sẽ bị mã độc tấn công, lây nhiễm.
1,6 triệu máy tính tại Việt Nam bị virus xóa dữ liệu
Theo thống kê từ hệ thống giám sát virus của Bkav, hơn 1,6 triệu lượt máy tính tại Việt Nam bị mất dữ liệu trong năm 2018. Bên cạnh đó, hơn 46% người sử dụng tham gia chương trình đánh giá an ninh mạng của Bkav cũng cho biết, họ đã từng gặp rắc rối liên quan tới mất dữ liệu trong năm qua.
Thói quen mở trực tiếp file đính kèm mà không thực hiện mở trong môi trường cách ly an toàn gây mất dữ liệu.
Hai dòng mã độc phổ biến tại Việt Nam khiến người dùng bị mất dữ liệu là dòng mã độc mã hóa tống tiền ransomware và dòng virus xóa dữ liệu trên USB.
74% người dùng tại Việt Nam vẫn giữ thói quen mở trực tiếp file đính kèm từ email mà không thực hiện mở trong môi trường cách ly an toàn Safe Run. 77% USB tại Việt Nam bị nhiễm mã độc ít nhất 1 lần trong năm, theo chuyên gia Bkav.
"C omment dạo" để lấy trộm tài khoản Facebook
Năm 2018 nổi lên hiện tượng lấy cắp tài khoản Facebook thông qua các comment dạo (bình luận). Theo nghiên cứu của Bkav, hơn 83% người sử dụng mạng xã hội Facebook đã gặp các comment kiểu này.
Kẻ xấu thường dùng các tài khoản Facebook với hình đại diện là các hotgirl để comment vào các bài viết hoặc group đông người quan tâm. Các nội dung comment thường rất hấp dẫn, mời gọi như: "chat với em không", "kết bạn với em nhé"... Nếu tò mò bấm vào xem trang cá nhân của tài khoản "bẫy" này, nạn nhân có thể bị lừa mất tài khoản Facebook.
Tăng đột biến số lượng lỗ hổng an ninh mạng
Nhiều nhà sản xuất không cập nhật bản vá kịp thời.
Nghiên cứu của Bkav chỉ ra rằng, trong hai năm 2017 và 2018, số lượng lỗ hổng an ninh trong các phần mềm, ứng dụng được công bố tăng đột biến với hơn 15.700 lỗ hổng, gấp khoảng 2,5 lần những năm trước đó. Đặc biệt, nhiều lỗ hổng nghiêm trọng xuất hiện trên các phần mềm phổ biến như Adobe Flash Player, Microsoft Windows... và cả trong nhiều dòng CPU của Intel, Apple, AMD...
Mặc dù bản vá an ninh đều nhanh chóng được các nhà sản xuất công bố sau khi lỗ hổng xuất hiện, nhưng việc cập nhật bản vá lại chưa kịp thời, thậm chí nhiều năm sau đó vẫn chưa được cập nhật. Một ví dụ điển hình, chỉ tính riêng tại Việt Nam, có tới 52% máy tính chưa được vá lỗ hổng SMB. Đây là lỗ hổng từng bị khai thác bởi mã độc mã hóa tống tiền WannaCry, lây nhiễm hơn 300.000 máy tính trên thế giới trong vài giờ
Theo Báo Mới
Danh sách 10 mật khẩu tệ nhất năm 2018 Mới đây, SplashData đã đăng tải bản báo cáo danh sách 10 mật khẩu tệ nhất năm 2018. Một lần nữa, mật khẩu 123456 lại chiếm vị trí đầu bảng, đây đã là năm thứ năm liên tiếp mật khẩu này chưa bị đánh bại. Vị trí thứ hai thuộc về mật khẩu password, đẩy 123456789 xuống vị trí thứ ba, tiếp theo...