Năm loại vi khuẩn kháng kháng sinh đặc biệt nguy hiểm
Các vi khuẩn Salmonella, lao và bệnh lậu vô hiệu kháng sinh thông thường, khiến gần một triệu người tử vong mỗi năm.
Kháng kháng sinh diễn ra khi các loại vi khuẩn tự biến đổi nhằm vô hiệu hóa tác dụng của thuốc. Cơ chế kháng này gồm nhiều dạng, có thể lan rộng từ vi khuẩn này sang vi khuẩn khác và đe dọa tính mạng con người qua những vết thương tưởng chừng rất nhỏ bé.
Dưới đây là năm loại vi khuẩn kháng kháng sinh đáng sợ trong 5 năm qua, theo ABC.
Vi khuẩn kháng cực mạnh Salmonella typhi
Salmonella typhi có khả năng lây lan rộng bệnh thương hàn cho 21 triệu người trên toàn thế giới, khoảng 223.000 ca tử vong mỗi năm. Tháng 11/2016, Pakistan ghi nhận một đợt bùng phát Salmonella typhi khiến 858 trường hợp nhiễm bệnh và bốn người tử vong ở cùng một tỉnh. Hiện nay, duy nhất kháng sinh đường uống azithromycin có tác dụng với Salmonella typhi.
Salmonella typhi chuyển từ đa kháng (kháng ít nhất 3 nhóm) tới kháng cực mạnh (kháng tất cả trừ hai nhóm kháng sinh) do chứa plasmid, một đoạn ADN mang gen kháng thuốc. Nếu tìm được plasmid khác, Salmonella typhi sẽ vô hiệu nốt hai nhóm kháng sinh cuối cùng.
Vi khuẩn kháng cực mạnh Mycobacterium tuberculosis
Vi khuẩn lao khiến 1,7 triệu người tử vong mỗi năm. Ảnh: WW.
Vi khuẩn lao ẩn sâu trong tế bào cơ thể người. Để chữa lao, bệnh nhân cần tới 6 tháng điều trị liên tục bằng 4 loại thuốc kháng sinh.
Ước tính khoảng 6% đến 13% ca nhiễm lao mới thuộc loại đa kháng, phổ biến nhất ở châu Âu và Nga. Vi khuẩn đa kháng kéo dài thời gian điều trị (từ 18 đến 24 tháng), gây tốn kém và tổn hại cho thận cũng như các cơ quan khác. Hơn nữa, tỷ lệ điều trị thành công chỉ đạt 30% nên việc vi khuẩn lao lan rộng tới hơn 123 nước là rất đáng báo động.
Vi khuẩn toàn kháng Klebsiella pneumoniae
Phế trực khuẩn Klebsiella pneumoniae có nhiều trong da, ruột, đất và kéo tới nhiều loại bệnh nhiễm trùng chết người khi hệ miễn dịch suy yếu. Vì chủng vi khuẩn này rất phổ biến ở các bệnh viện nên nó trở thành một trong những mối nguy hại hàng đầu cho sức khỏe cộng đồng.
Năm 2013, có 8.000 trường hợp ở Mỹ được báo cáo là xuất hiện đa kháng liên quan tới Klebsiella pneumoniae, 50% số ca phát triển thành nhiễm trùng máu tử vong. Đến năm 2016, loại vi khuẩn này kháng tất cả 26 loại kháng sinh thông dụng.
Video đang HOT
Vi khuẩn toàn kháng Pseudomonas aeruginosa
Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa trên kính hiển vi. Ảnh: ABC.
Đặc tính của Pseudomonas aeruginosa tương tự Klebsiella pneumoniae. Hàng năm tại Mỹ có khoảng 51.000 ca nhiễm vi khuẩn này, trong đó 400 ca tử vong.
Pseudomonas aeruginosa là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu ở những người mắc xơ nang. Năm 2013, hơn 42% bệnh nhân xơ nang nhiễm Pseudomonas aeruginosa mạn tính được điều trị bằng colistin, “hàng rào phòng thủ” kháng sinh cuối cùng do vi khuẩn này kháng tất cả các thuốc kháng sinh khác hiện có.
Vi khuẩn kháng cực mạnh Neisseria gonorrhoeae
Thế giới có khoảng 78 triệu người mắc bệnh lậu do nhiễm khuẩn Neisseria gonorrhoeae, trong đó khoảng một phần ba kháng ít nhất một loại kháng sinh. Gần đây, y văn còn ghi nhận một chủng khuẩn mới kháng tất cả trừ một loại kháng sinh. Đây là điều rất đáng lo ngại bởi bệnh lậu lây lan nhanh, nhất là ở người có nhiều bạn tình.
Dù không nguy hiểm tới tính mạng, bệnh lậu dẫn tới nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng và kéo dài như vô sinh. Trong một số trường hợp hiếm gặp, bệnh lậu có thể lan vào máu, khiến bệnh nhân sốc nhiễm trùng và tử vong.
Các vi khuẩn có thể tự biến đổi hoặc truyền gen kháng kháng sinh cho lẫn nhau. Vì vậy, theo thời gian, mọi chủng vi khuẩn sẽ kháng tất cả các loại thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, con người vẫn có cơ hội giảm khả năng này nếu sử dụng kháng sinh hợp lý, đầu tư nghiên cứu và phát triển các loại kháng sinh, vắcxin cũng như công cụ chẩn đoán mới.
Phúc Lương
Theo Vnexpress
Những dấu hiệu nhận biết cơ bản của bệnh lậu - bệnh lây qua đường tình dục nguy hiểm không kém gì giang mai và chlamydia
Lậu là một trong những bệnh lây truyền qua đường tình dục khó phát hiện nhất. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hầu hết phụ nữ mắc bệnh lậu đều không nhận thấy bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào.
Các triệu chứng thường không nghiêm trọng, chỉ hơi ngứa và nổi một vài nốt nhỏ. Do đó, bệnh dễ bị nhầm lẫn với các vấn đề sức khỏe khác như nhiễm nấm hoặc nhiễm trùng đường tiểu.
Bệnh lậu cực kỳ phổ biến hiện nay. Mỗi năm có khoảng 820.000 trường hợp mắc bệnh, một nửa trong số đó có độ tuổi từ 15-24. Tỷ lệ mắc bệnh lậu đạt mức thấp nhất vào năm 2009 nhưng các trường hợp mắc lại tăng gần 50% tính đến năm 2016.
Hơn nữa, các bệnh lây truyền qua đường tình dục đang trở thành mối hiểm họa đe dọa sức khỏe cộng đồng vì chúng bắt đầu có khả năng kháng thuốc và kháng sinh. Do đó, hiện nay một số loại vi khuẩn lậu không thể bị tiêu diệt khi sử dụng thuốc.
Các triệu chứng thường không nghiêm trọng, chỉ hơi ngứa và nổi một vài nốt nhỏ.
Huma Farid, chuyên viên y khoa kiêm bác sĩ phụ khoa tại Trung tâm y tế Beth Israel Deaconess ở Boston cho biết, nếu không điều trị kịp thời, bệnh lậu có thể dẫn tới tình trạng viêm vùng chậu. Khi đó, các vi khuẩn sẽ di chuyển tới cổ tử cung, ống dẫn trứng và có thể gây nhiễm trùng nghiêm trọng dẫn đến vô sinh.
Ngoài việc tiến hành quan hệ tình dục an toàn, mọi người cũng cần trang bị cho mình kiến thức để cách nhận biết bệnh lậu. Phát hiện càng sớm thì bệnh càng dễ chữa và hạn chế tổn thương ảnh hưởng tới sức khỏe. Bạn đừng ngần ngại đi khám bác sĩ nếu nhận thấy bất kỳ triệu chứng nào dưới đây:
Dịch tiết âm đạo bất thường
Những phụ nữ mắc bệnh lậu thường nhận thấy dịch tiết âm đạo có màu vàng bất thường. Jessica Shepherd, chuyên gia y khoa kiêm bác sĩ phẫu thuật phụ khoa tại Trung tâm Y tế trực thuộc Đại học Baylor ở Dallas giải thích, khi vi khuẩn tấn công tử cung, chúng sẽ gây viêm nhiễm và tạo ra chất này. Triệu chứng này cũng có thể đi kèm với cảm giác ngứa ngáy khó chịu tại khu vực vùng kín.
Mọi người nên lưu ý nếu âm đạo bị ngứa và có mùi bất thường. Đó là một trong những dấu hiệu nhiễm trùng âm đạo. Nếu còn nghi ngờ, bạn hãy tìm đến sự trợ giúp của các bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn.
Những phụ nữ mắc bệnh lậu thường nhận thấy dịch tiết âm đạo có màu vàng bất thường.
Đau khi quan hệ hoặc sử dụng tampon
Đây là dấu hiệu rõ rệt cho thấy cổ tử cung đang bị vi khuẩn tấn công gây viêm nhiễm. Các bác sĩ có thể tiến hành một vài kiểm tra đơn giản để xác định nguyên nhân gây nên hiện tượng này. Thông thường, sử dụng ngón tay chạm nhẹ vào cổ tử cung sẽ không gây hại cho vùng kín. Tuy nhiên, theo Gokhan Anil, bác sĩ phụ khoa tại Bệnh viện Mayo, đối với những phụ nữ mắc bệnh lậu, việc làm này sẽ tạo nên những cơn đau cực kỳ khủng khiếp.
Đau rát khi tiểu tiện
Vi khuẩn bệnh lậu cũng có thể tấn công các bộ phận khác trên cơ thể, trong đó bao gồm niệu đạo và ống dẫn nước tiểu từ bàng quang. Nếu mắc bệnh này, bạn có thể nhận thấy các triệu chứng như đau rát khi tiểu hoặc khó tiểu. Đây cũng là những dấu hiệu cơ bản của tình trạng nhiễm trùng đường tiết niệu.
Vi khuẩn bệnh lậu cũng có thể tấn công các bộ phận khác trên cơ thể, trong đó bao gồm niệu đạo và ống dẫn nước tiểu từ bàng quang.
Ra máu giữa chu kỳ
Khi bị viêm, cổ tử cung rất dễ chảy máu. Do đó, một số phụ nữ mắc bệnh lậu thường ra máu bất thường giữa các chu kỳ. Tuy nhiên, Mary Jane Minkin, bác sĩ phụ khoa kiêm người sáng lập trang web MadameOvary.com cho biết, hiện tượng này cũng có thể bắt nguồn từ một số vấn đề sức khỏe khác như u xơ tử cung, hội chứng buồng trứng đa nang hoặc stress. Nếu còn nghi ngờ, bạn hãy đến gặp các bác sĩ phụ khoa để được chẩn đoán và điều trị.
Hậu môn khó chịu
Bệnh lậu có khả năng lây truyền qua đường tình dục và hậu môn. Do đó, bạn có thể gặp phải các triệu chứng về đường ruột nếu đang đối mặt với tình trạng này. Các dấu hiệu thường bao gồm chảy máu, ngứa rát và đau nhức khi đại tiện.
Bệnh lậu có khả năng lây truyền qua đường tình dục và hậu môn.
Biện pháp điều trị
Nhằm chẩn đoán bệnh lậu, các bác sĩ thường sử dụng một miếng gạc để kiểm tra âm đạo hoặc tiến hành xét nghiệm nước tiểu. Thông thường bạn phải mất khoảng 48 giờ để biết kết quả.
Bệnh này thường được điều trị bằng thuốc kháng sinh Ceftriaxone và Azithromycin. Các loại thuốc này sẽ ngăn chặn tình trạng nhiễm trùng trở nên nghiêm trọng hơn. Vì một số bệnh lậu đang có xu hướng kháng thuốc, bạn nên lưu ý nếu các triệu chứng vẫn tiếp diễn sau một thời gian dài điều trị.
Hơn nữa, Eve Espey, giáo sư kiêm trưởng khoa phụ khoa tại Trường Y thuộc Đại học New Mexico khuyến cáo, mọi người không nên quan hệ tình dục trong giai đoạn dùng thuốc để giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh cho đối tác. Sau khi khỏi bệnh, hãy tiến hành thực hiện tình dục an toàn và thường xuyên lưu ý các triệu chứng bất thường ở vùng kín.
Theo Trí Thức Trẻ
Ai cũng làm "thầy thuốc tại gia" nên kháng kháng sinh mới khó "cứu" Tự ý mua kháng sinh về dùng mỗi khi có bệnh, rồi lại tự ngưng uống khi bệnh có chút thuyên giảm... chính là những thói quen tưởng vô hại nhưng vô cùng nguy hiểm, góp phần đẩy tình trạng kháng kháng sinh (KKS) tại Việt Nam bùng phát mạnh mẽ như hiện tại. Nếu cứ bệnh thì uống thuốc... Nếu như vài...