Nấm Linh chi có phải là thần dược?
Nấm linh chi đem lại nhiều lợi ích sức khỏe, tuy nhiên nếu sử dụng không đúng cách rất có thể để lại những hậu quả khôn lường, đây tuyệt đối không phải là loại “thần dược” như trong lời đồn đại bấy lâu nay.
Nấm linh chi đỏ được xem là tốt nhất trong các loại nấm linh chi. Ảnh: linhchi.net
Nấm linh chi mang lại những lợi ích sức khỏe gì?
Nấm Linh Chi có nhiều hình dạng khác biệt, có cái hình nấm nhưng mũ nấm không tròn mà nhăn nheo, có thứ giống như trái thận, có thứ lại hình giống như sừng hươu. tuy nhiên chỉ có 6 loại nấm linh chi được nghiên cứu sâu về khả năng trị liệu đó là: nấm linh chi đỏ, đen, xanh da trời, trắng, vàng và tím.
Trong 6 loại kể trên thì nấm linh chi đen và đỏ được coi là có tác dụng trị liệu tốt nhất, và được dùng nhiều nhất trên thế giới hiện nay. Tuy nhiên, linh chi đỏ được chứng minh là tốt cho sức khỏe hơn cả vì nó thúc đẩy sự làm việc của hệ thống miễn dịch, làm tăng sự hoạt động của cơ thể và chống lão hóa và linh chi đỏ được gọi là linh chi chuẩn để phân biệt nấm linh chi với những loài khác.
Nấm linh chi đen thường được bán trong các tiệm thuốc đông dược. Loại nấm này có nhiều kích cỡ. Thường các tay nấm trưởng thành có đường kính khoảng 15cm, nhưng cũng có những tay nấm có đường kính đến hơn 25cm.
Phần lớn các sản phẩm được giới thiệu là “từ thiên nhiên” được làm bằng nấm linh chi đen. Mặc dù được coi như là một dược thảo bổ dưỡng, nấm linh chi đen không có giá trị bằng nấm linh chi đỏ vì nó không chứa nhiều polysaccharides bằng nấm linh chi đỏ.
Các nhà nghiên cứu xác nhận rằng các polysaccharicdes dễ tan trong nước có rất nhiều trong nấm linh chi nên có tác dụng chống rối loạn miễn dịch. Thành phần quan trọng khác là triterpenes, còn được gọi là ganoderic acids giúp giảm nhẹ các dị ứng bằng cách ức chế sự phóng thích histamine của cơ thể, đẩy mạnh sự hấp thụ oxy và làm tăng sự hoạt động của gan.
Nấm linh chi giúp chống nhiễm mỡ, xơ mạch và các biến chứng ( bệnh xơ vữa động mạch vành). Có tác dụng đặc biệt trong việc loại trừ chất cholesterol trong máu và các thành mạch, trợ tim, lọc sạch máu, làm giảm cholesterol, giảm xơ cứng thành động mạch, thúc đẩy quá trình lưu thông máu, tăng cường tuần hoàn máu.
Video đang HOT
Làm giảm huyết áp, điều hòa và ổn định huyết áp, có tác dụng rất tốt cho những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường kèm theo huyết áp cao. Giảm mệt mỏi, hỗ trợ thần kinh, chống đau đầu và tứ chi, điều hòa kinh nguyệt.
Ngoài ra linh chi giúp làm sạch ruột, chống táo bón mãn tính và tiêu chảy. Đối với các bệnh về hô hấp, nấm hiệu quả tốt tới 80% giúp bệnh thuyên giảm và khỏi hắn ở các chứng viêm phế quản dị ứng, hen phế quản, chống béo phì…
Những điều cần lưu ý khi sử dụng nấm linh chi
Một số nghiên cứu được đăng trên các tạp chí về sức khỏe ở nước ngoài cho thấy, nấm linh chi tuy có rất nhiều lợi ích, nhưng khi sử dụng loại nấm này cũng cần phải cẩn trọng. Những người huyết áp thấp, những người đang điều trị bệnh tăng huyết áp, hoặc những người phải phẫu thuật không nên dùng linh chi. Huyết áp thấp có thể tốt cho cơ thể, nhưng nếu nó xuống quá thấp sẽ gây nên tình trạng hoa mắt, chóng mặt, buồn nôn và ngăn chặn sự hình thành các màng máu, làm cho máu chảy không dừng. Bởi vậy, nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi sử dụng linh chi.
Hơn nữa, lượng testosterone tăng cao dẫn đến tăng cảm giác ham muốn tình dục và căng cơ, nhưng lại có thể gây ra hói đầu và tạo mụn. Linh chi tăng lượng nhỏ testosterone nên không mang đến những tác dụng phụ này. Tuy nhiên, nếu có điều gì bất thường xảy ra, bạn nên ngừng dùng linh chi một thời gian và theo dõi các biểu hiện trên cơ thể.
Theo Thầy thuốc nhân dân Nguyễn Xuân Hướng, Chủ tịch Hội Đông y Việt Nam, nấm linh chi đúng là tốt cho sức khỏe nhưng đây không phải là một loại “thần dược” như lời quảng cáo. “Trong các bài thuốc đông y, linh chi rất ít được sử dụng như một vị thuốc. Linh chi chỉ có tác dụng làm chè, uống để thanh nhiệt, làm mát cơ thể chứ không có tác dụng chữa bệnh”, BS Hướng cho biết.
Quan trọng hơn, một số người bị dị ứng với linh chi hoặc nếu dị ứng với các loại nấm, bạn nên cẩn thận khi dùng “thần dược” này.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Ăn quả nhãn giúp chị em sáng da, giảm nếp nhăn
Quả nhãn chứa hợp chất có khả năng ức chế quá trình oxy hóa, do đó, thường xuyên ăn nhãn có thể làm chậm quá trình lão hóa, đồng thời giúp làn da của bạn sáng mịn.
Nhãn là một loại quả có vị thanh ngọt, thơm mát, có nhiều lợi ích đối với sức khỏe. Sau đây là những công dụng bất ngờ của trái nhãn:
1. Giúp giảm nếp nhăn và sáng da
Chất chống oxy hóa và các loại vitamin trong nhãn giúp trẻ hóa làn da, giảm hình thành nếp nhăn, thậm chí còn giúp da bạn sáng lên rõ rệt. Ăn nhãn hàng ngày hoặc cho cùi nhãn và sữa tươi nấu thành dung dịch đặc sánh để massage hoặc đắp mặt nạ cho da sẽ giúp chị em có một làn da mịn màng và trắng sáng.
2. Hạt nhãn làm đẹp tóc
Trong hạt nhãn chứa chất saponin có tác dụng tốt trong việc phục hồi mái tóc khô, hư tổn. Bạn có thể dùng hạt nhãn để chế nước gội đầu.
3. Chống mất ngủ và suy nhược thần kinh
Ngoài những công dụng làm đẹp, ăn nhãn thường xuyên còn mang đến những lợi ích chữa bệnh. Nếu mất ngủ thường xuyên, cơ thể bị suy nhược, mệt mỏi, bạn nên dùng ruột nhãn tươi nấu với gạo nếp thành cháo, vừa dễ ăn lại bổ dưỡng. Hoặc đơn giản hơn, có thể nấu long nhãn với nước để uống hàng ngày.
4. Trị chứng đau dạ dày
Bệnh đau dạ dày của bạn sẽ giảm đáng kể khi thường xuyên ăn trực tiếp cùi nhãn hoặc ép cùi nhãn lấy nước để uống dần.
5. Tiêu chảy
Nếu nguyên nhân dẫn tới tiêu chảy là do tỳ hư, bạn nên dùng long nhãn khô nấu với gừng sống thành nước uống mỗi ngày cho đến khi bệnh khỏi hẳn.
6. Giảm mệt mỏi, căng thẳng
Theo Đông y, ruột nhãn phơi khô hoặc sấy khô có tác dụng làm giảm mệt mỏi, căng thẳng, lo lắng, đồng thời ngăn chặn chứng mất trí nhớ.
7. Tốt cho tim và lá lách
Ăn nhãn các loại thường xuyên rất tốt cho tim mạch và lá lách, vì nó kích thích tuần hoàn máu tốt, tạo cảm giác dễ chịu cho hệ thần kinh.
8. Tốt cho tuyến tụy
Các chất bổ dưỡng trong nhãn có tác dụng bảo vệ và tăng cường hoạt động của tuyến tụy. Đồng thời có lợi cho cơ quan sinh sản của nữ giới.
9. Tăng tuổi thọ
Các chất chống oxy hóa có trong nhãn giúp ức chế quá trình lão hóa của cơ thể, làm giảm nguy cơ mắc ung thư và nâng cao tuổi thọ.
Theo Đời Sống Pháp Luật
Làm gì khi bị ngộ độc thức ăn? Ngộ độc thức ăn là các trường hợp nhiễm độc hoặc nhiễm khuẩn do thức ăn gây ra. Thức ăn có thể bị nhiễm khuẩn trong quá trình bảo quản, chế biến hoặc bản thân thức ăn chứa độc chất như một số thịt, cá, con cóc, quả dứa, củ sắn... ThS. Bùi Quỳnh Nga cho biết, có 3 loại nguyên nhân gây...