Nam giới trẻ tuổi có bị mắc ung thư tinh hoàn không?
Khi còn trẻ, ít nam giới nghĩ đến bệnh ung thư nên nhiều người ’sốc’ và không tin mình bị ung thư tinh hoàn.
Mặc dù khá hiếm gặp nhưng đây lại là loại ung thư phổ biến nhất ở nam giới trong độ tuổi từ 20 đến 35, chiếm khoảng 1% tổng số ung thư ở nam.
1. Sưng đau tinh hoàn – đừng chủ quan!
Anh M.V.N. (30 tuổi, ở Vĩnh Phúc) vào Bệnh viện K cơ sở Tân Triều khám vì sưng đau tinh hoàn. Từ khoảng một tháng nay, anh đã bị sưng đau tinh hoàn trái, sưng đau từng đợt… Sau lần khám đầu tiên, kết quả cận lâm sàng cho thấy anh bị áp xe tinh hoàn trái, tinh hoàn trái sưng to kích thước 5,5 x 7cm cứng chắc, nắn đau.
Các bác sĩ đã khám bệnh, làm các xét nghiệm như lấy tế bào qua chọc hút tinh hoàn trái, tiến hành hội chẩn cùng các chuyên gia thống nhất chẩn đoán anh N. bị ung thư tinh hoàn trái và được bác sĩ chỉ định phẫu thuật cắt bỏ tinh hoàn trái. Sau phẫu thuật, anh N. ổn định, đã được ra viện và tiếp tục theo dõi thêm tại nhà. Kết quả sau phẫu thuật được chẩn đoán là ung thư tinh hoàn.
2. Nguyên nhân gây ung thư tinh hoàn
TS.BSCKII Nguyễn Văn Hùng – Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều.
Theo TS.BSCKII Nguyễn Văn Hùng – Trưởng khoa Khám bệnh theo yêu cầu, Bệnh viện K Trung ương cơ sở Tân Triều, ung thư tinh hoàn xảy ra khi các tế bào ác tính hình thành ở một hoặc cả hai tinh hoàn. Mô bệnh học 95% là u tế bào mầm, trong đó 40% là u tinh và 60% là u tế bào mầm không phải dòng tinh.
Không giống như nhiều bệnh ung thư, ung thư tinh hoàn không phải là kết quả của các yếu tố nguy cơ có thể kiểm soát được như chế độ ăn uống, hút thuốc hoặc tập thể dục.
Mặc dù tất cả nam giới đều dễ mắc bệnh nhưng có một số tình trạng nhất định có thể làm tăng các yếu tố nguy cơ như tinh hoàn ẩn, teo tinh hoàn không phát triển:
Tinh hoàn ẩn, khi tinh hoàn không thể “rơi” từ bụng xuống bìu trước khi sinh. Đây là yếu tố nguy cơ chính, với hầu hết các bệnh ung thư xảy ra ở tinh hoàn ẩn.Đàn ông từ 20 đến 35 tuổi có nguy cơ cao nhất, với số ca mắc bệnh sau đó giảm dần cho đến khi 65 tuổi.Tiền sử gia đình mắc bệnh ung thư tinh hoàn.Nhiễm virus gây suy giảm miễn dịch ở người (HIV) có liên quan đến nguy cơ ung thư tinh hoàn tăng nhẹ.
3. Dấu hiệu cảnh báo ung thư tinh hoàn
Video đang HOT
Hình ảnh ung thư tinh hoàn.
Các triệu chứng ung thư tinh hoàn rất khó phát hiện nên nam giới cần chú ý đến bất kỳ thay đổi nào ở tinh hoàn, đặc biệt nếu nhận thấy một khối u nhỏ, dày lên hoặc sưng tấy trên tinh hoàn, có thể đi kèm với đau, khó chịu, nhưng cũng có thể không đau.
Các triệu chứng khác có thể bao gồm:
Thay đổi kích thước thông thường của một hoặc cả hai tinh hoàn.Cảm giác nặng nề, căng tức ở bìu, sờ thấy u trong bìu. Tràn dịch màng tinh hoàn (chất lỏng xung quanh tinh hoàn) gây sưng.Đau nhức cơ thể ở lưng, háng, đau âm ỉ vùng bẹn hoặc ở bụng dưới.Khi bệnh phát triển: Có thể nổi hạch vùng bẹn; đau bụng (do di căn hạch ổ bụng chèn ép hoặc đau do ung thư tinh hoàn ẩn phát triển trong ổ bụng).
Sờ thấy hạch cổ, đau ngực, khó thở… (do ung thư di căn).
4. Tự kiểm tra tinh hoàn để phát hiện điều trị bệnh sớm
TS.BSCKII Nguyễn Văn Hùng cho biết, nam giới nên tiến hành tự kiểm tra đơn giản hàng tháng để không chỉ làm quen với trạng thái bình thường của tinh hoàn mà còn để phát hiện những thay đổi, dù nhỏ đến đâu.
Để nhận biết, nam giới cần tự kiểm tra tinh hoàn theo theo các bước sau đây:
- Nên thực hiện trong lúc tắm gội. Nước ấm có thể làm bìu dái mềm hơn, giúp dễ dàng thăm khám.
- Dùng một hoặc cả hai tay để kiểm tra từng tinh hoàn một.
- Tách hai tinh hoàn sang hai bên để quan sát xem có thay đổi gì bất thường hay không.
- Để ngón trỏ và ngón giữa bên dưới tinh hoàn, ngón cái để bên trên, nhẹ nhàng lăn qua lại tinh hoàn trên các ngón tay để cảm nhận xem có u cục gì bên trong tinh hoàn hay không. Thực hiện tương tự ở tinh hoàn bên kia.
- Đồng thời kiểm tra xem có bất thường gì ở thừng tinh và mào tinh hay không.
Khi tự thăm khám nếu phát hiện ra những u cục ở tinh hoàn thì phải đi gặp bác sĩ ngay.
5. Điều trị ung thư tinh hoàn
Thăm khám cho người bệnh tại Bệnh viện K Trung ương.
Nếu phát hiện ra khối u hoặc gặp bất kỳ triệu chứng nào khác, bác sĩ sẽ yêu cầu siêu âm tinh hoàn để biết rõ hơn về khối u. Các xét nghiệm chẩn đoán bổ sung như xét nghiệm máu, chụp CT hoặc xét nghiệm MRI để xác định thêm loại, giai đoạn của bệnh ung thư và liệu nó có di căn sang các bộ phận khác của cơ thể hay không. Đánh giá giai đoạn là cơ bản để có phác đồ điều trị phù hợp. Để đánh giá nhóm yếu tố nguy cơ cần làm thêm các xét nghiệm cơ bản như AFP, HCG, LDH.
Nếu phát hiện ung thư tinh hoàn, bước đầu tiên thường là cắt bỏ một hoặc cả hai tinh hoàn bị ảnh hưởng. Mặc dù việc chỉ cắt bỏ một tinh hoàn không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản hoặc ham muốn tình dục, nhưng nếu cả hai tinh hoàn đều cần phải cắt bỏ thì người bệnh nên cân nhắc việc lưu trữ tinh trùng nếu muốn có con trong tương lai. Vấn đề suy giảm ham muốn tình dục có thể được kiểm soát bằng thuốc.
Sau khi loại bỏ và xác định bệnh lý của ung thư, bệnh nhân sẽ được điều trị theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa ung thư với các liệu pháp xạ trị hoặc hóa trị. Giống như bất kỳ phương pháp điều trị ung thư nào, cần phải theo dõi và xét nghiệm định kỳ để đảm bảo ung thư không trở lại ở tinh hoàn còn lại hoặc ở bộ phận khác trong cơ thể.
TS.BSCKII Nguyễn Văn Hùng khuyên, bệnh ung thư tinh hoàn có khả năng chữa khỏi cao, mang lại cho bệnh nhân tiên lượng tốt khi được phát hiện sớm, bệnh có thể chữa khỏi 90% cho số bệnh nhân tính chung cho các giai đoạn. Thường ít hoặc không có triệu chứng nhưng kiểm tra định kỳ thường xuyên sẽ được phát hiện sớm. Đó là lý do tại sao nam giới dù trẻ tuổi cũng nên tự kiểm tra hàng tháng để nhận biết những bất thường xảy ra để kịp thời đi khám chuyên khoa.
Ngoài ra, nam giới cần có cuộc sống tình dục lành mạnh phòng lây nhiễm HIV đồng thời nên thực hiện chế độ dinh dưỡng và tập luyện hợp lý để nâng cao sức khỏe.
"Chuyện ấy" sau khi mắc COVID-19: Nam giới cần chú ý điều gì?
Sau khi mắc COVID-19, nam giới nên chú ý lắng nghe cơ thể của mình, đặc biệt trong chuyện chăn gối.
BS Nguyễn Anh Tú, chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội, COVID-19 để lại những hậu quả nặng nề cho cả 2 giới tuy nhiên ở phía nam giới sẽ nghiêm trọng hơn, đặc biệt là những nam giới với những bệnh nền như tăng huyết áp, đái tháo đường, béo phì, rối loạn chuyển hóa...
(Ảnh minh họa).
Với những trường hợp nhẹ, các rối loạn này ảnh hưởng nhiều nhất đến các mạch máu nhỏ của cơ thể như mạch phổi, mạch vành, mạch não và cả mạch máu của d.ương v.ật và t.inh h.oàn.
Do đó việc cung cấp máu đến d.ương v.ật gặp khó khăn gây nên tình trạng rối loạn c.ương d.ương, t.inh h.oàn cũng bị ảnh hưởng nên khả năng sản sinh nội tiết tố nam testosterone cũng kém đi, ảnh hưởng đến chức năng sinh lý và ham muốn.
Tuy chưa có nghiên cứu dài hạn nào để đánh giá được khả năng hồi phục của các tình trạng này nhưng nếu gặp phải các vẫn đề như trên, người bệnh cần có sự đánh giá tổng quát để có thể điều trị kịp thời, tránh để các di chứng kéo dài gây ảnh hưởng đến đời sống tình dục của nam giới....
Thời gian dài tâm lý bị ức chế, áp lực công việc phải hoàn thành, gây nên áp lực (stress) rất lớn đặc biệt cho nam giới gây nên giảm ham muốn, ức chế ham muốn hoặc mất hoàn toàn ham muốn t.ình d.ục.
Do đó, những người vợ, người bạn đời, đối tác cần thấu hiểu vấn đề để đồng cảm, sẻ chia và động viên cùng cánh nam giới vượt qua áp lực này.
Ths.Bs Phạm Minh Ngọc (Chuyên khoa Nam học, Bệnh viện Nam học và Hiếm muộn Hà Nội) cũng cho rằng, sau khi mắc COVID-19, nam giới nên chú ý lắng nghe cơ thể của mình, đặc biệt trong chuyện chăn gối.
Nếu như có những biểu hiện như mệt mỏi, mất tập trung, thờ ơ, giảm ham muốn, lãnh cảm t.ình d.ục, cương dương kém... chúng ta hãy thay đổi lối sống theo hướng lành mạnh. Đó là không hút t.huốc l.á, không uống rượu, bia, không sử dụng chất kích thích, chất gây nghiện.
Bạn nên tập thể dục ít nhất 15-20 phút/ngày, tập các bài tập cải thiện thông khí phổi; ăn tăng hoa quả, chất xơ; hạn chế đồ ăn nhiều chất béo, thức ăn nhanh, đồ chiên rán, mỡ, nội tạng động vật.
Theo bác sĩ, bệnh nhân nhiễm COVID-19 sau khỏi bệnh từ vài tuần đến vài tháng vẫn có nguy cơ đối mặt với hàng loạt triệu chứng kéo dài như sốt nhẹ, khó thở, mệt mỏi, ho kéo dài, đau khớp, rụng tóc, tim đập nhanh, đánh trống ngực... Một số trường hợp bệnh nhân gặp tình trạng rối loạn tiêu hóa, ăn uống không ngon miệng, chán ăn, tiêu chảy, rối loạn vị giác, khứu giác...
Ngoài ra, bệnh nhân giai đoạn hậu COVID-19 cũng có thể gặp các di chứng về tâm thần kinh như rối loạn tâm lý, lo âu, trầm cảm, giảm sự tập trung, rối loạn giấc ngủ, mau quên, nhạy cảm...
Sau nhiễm COVID-19, bạn nên thăm khám các triệu chứng ở các chuyên khoa để được tư vấn, giải thích rõ hơn về các triệu chứng hậu COVID-19 và có biện pháp hồi phục triệu chứng, giảm bớt tâm lý lo âu.
Nếu sau một thời gian, các triệu chứng trên không cải thiện, bạn nên đến ngay cơ sở chuyên khoa Nam học để thăm khám.
Đàn ông đạt đỉnh cao tình dục ở độ tuổi nào? Có không ít nam giới băn khoăn về điều này. Nhiều người cho rằng đàn ông đạt đỉnh cao tình dục khi ở độ tuổi 20 nhưng điều này không phải lúc nào cũng đúng. Cũng có không ít người tin rằng cơ thể già đi đồng nghĩa với việc ham muốn tình dục sẽ dần biến mất. Nhưng trên thực tế, nhiều...